[giaban][/giaban]
[giagoc],000 đồng[/giagoc]
[tomtat]
Không chỉ có những quán ăn nổi tiếng và những bãi biển đẹp, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
[/tomtat]

[kythuat]

Có lẽ dù theo đạo giáo nào, ai cũng muốn cầu mong những điều tốt lành đến với mọi người mọi nhà. Xin gợi ý những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để bạn vừa có thể du ngoạn khám phá đầu năm vừa cầu an trong khoảnh khắc giao mùa.

Ăn sáng ở Chùa “Bún Riêu”

Tô bún riêu ngon và đẹp mắt của chùa “Bún Riêu”

Trên Quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, nếu muốn tìm một điểm ăn sáng, bạn đừng mua một ổ bánh mì ăn vội hoặc tạt vào một quán ăn ven đường. Cứ đi trên Quốc lộ 51, bạn sẽ thấy cổng vào khu công nghiệp Gò Dầu bên tay phải, rẽ vào, đi khoảng 500m là thấy Tu viện Phước Hải. Nơi đây được nhiều người gọi là “chùa Bún Riêu” vì thường đãi miễn phí món bún riêu chay.

Trên những chiếc bàn dài của khu nhà ăn luôn có sẵn cơm và các món chay. Nếu muốn ăn món bún riêu danh tiếng thì bạn đến quầy xếp hàng chờ tô bún đến tay rồi tự bưng về bàn. Ở đây, bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích mà không hề nhận được bất kỳ ánh mắt khó chịu nào. Ăn xong, bạn còn được giải khát bằng những bình nước mát hoặc trà đá để sẵn.

Tuy miễn phí nhưng món nào cũng ngon và sạch sẽ, phục vụ lại rất lịch sự, “chuẩn” hơn rất nhiều so với một số trạm dừng chân hoặc quán ăn lề đường. Chính vì vậy, dù là khách hành hương hay khách du lịch, đều vui vẻ góp một ít tiền cúng dường để nhà chùa có thể làm thêm nhiều bữa ngon khác cho người nghèo.

Những chồng tô cao ngất cho biết lượng thực khách mà Tu viện Phước Hải đón tiếp hàng ngày

Người ta thường cho rằng ngôi chùa nào càng tích nhiều công đức thì sẽ càng linh thiêng. Vậy nên không ít người có đức tin, không chỉ đến với Tu viện Phước Hải vì bữa cơm chay đạm bạc mà còn để khẩn cầu điều lành cho chính mình và cho gia đình, đặc biệt là vào thời điểm đầu năm hay những ngày rằm.

Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm – ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam


Đại Tòng Lâm có kiến trúc đẹp, kết hợp hài hòa giữa không gian thiền, không gian học Phật và những mảng xanh


Rời khỏi Tu viện Phước Hải, bạn đi thêm khoảng 8-9km trên Quốc lộ 51 là tới Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự (tên gọi tắt là chùa Đại Tòng Lâm). Đây là một quần thể chùa, thiền viện, trường Phật học, được xây dựng từ năm 1958, đến nay đã có rất nhiều Phật tử và du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, học tập. Chùa rộng đến 100 hecta, có kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp. Như muốn gói gọn chân-thiện-mỹ trong không gian Đại Tòng Lâm, tất cả các khu vực của chùa, từ hồ nước, cây xanh đến chậu hoa, điện Phật… đều được nhà chùa chăm chút kỹ lưỡng. 

48 tượng Phật A Di Đà thẳng tắp và trang nghiêm

Đặc biệt chùa đã được công nhận là “ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam” (năm 2007), chỉ riêng chính điện đã có 9 pho tượng Phật lớn bằng đá hoa cương và 10.000 tượng Phật nhỏ. Năm 2009, chùa lại nhận được kỷ lục “chùa có Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam” với 48 tượng đức Phật A Di Đà. Giữa chốn linh thiêng, được chiêm ngưỡng và bái lạy hàng ngàn pho tượng Phật, tâm bạn dường như được tĩnh lặng và bình an hơn.

Ngôi chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ngoài ra, chùa cũng được xác lập rất nhiều kỷ lục Việt Nam khác như: Chùa có ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam (năm 2006), chùa có tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam (2007), chùa có tượng Tam Thánh Cực Lạc (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí bồ tát) bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam (2010). Chùa cũng là một trong những ngôi trường Phật học lớn nhất nước với sức chứa khoảng 1.000 người.

Tượng Tam Thánh Cực Lạc bằng đá hoa cương lớn nhất VN

Được biết, chùa đang xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đại Tòng Lâm – bệnh viện đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, với quy mô 10 tầng lầu, 500 giường bệnh.

Thích Ca Phật đài – nơi tái hiện cuộc đời của đức Phật Thích Ca

Đi thẳng đến đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu, bạn sẽ gặp Thích Ca Phật Đài. Ngôi chùa nằm trên sườn núi của Núi Lớn, đã được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xếp hạng di tích văn hóa lịch sử.

Bằng việc kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên, Thích Ca Phật Đài đã phần nào tái hiện cuộc đời của đức Phật Thích Ca với tượng Phật đản sanh, tượng thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, tượng Phật Thích Ca thành đạo, tượng đức Phật ngồi trên tòa sen thuyết pháp, tượng đức Phật nhập niết bàn.

Tượng đức Phật thành đạo cao 11,6m

Ngoài ra, chùa còn có một bảo tháp Xá Lợi cao 17m, bên trong có một hộp vàng đựng 13 viên Xá Lợi Phật. Dưới chân Bảo tháp có bốn đỉnh lớn, bên trong đặt đất thiêng được thỉnh về từ nơi đức Phật đản sanh, nơi đức Phật thành đạo, nơi đức Phật chuyển pháp luân và nơi đức Phật nhập niết bàn.

Bảo tháp Xá Lợi và những đỉnh chứa đất thiêng

Đến bên kim thân đức Phật, thành tâm cầu những điều mong ước, để thấy lòng như vơi đi lo âu phiền muộn, dù chẳng ai biết những điều ước có linh ứng hay không.

Và cuối cùng, hãy lắng nghe và quan sát cuộc đời của đức Phật từ Thích Ca Phật Đài, để có dịp chiêm nghiệm về đời, về đạo.



[/kythuat]

Nhận xét



[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[giamgia][/giamgia]
[tomtat]
Tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Hương Cảng.
[/tomtat]

[mota]

[/mota]

[kythuat]




Tinh thần tín ngưỡng ăn rất sâu vào văn hóa của người dân nơi đây, thể hiện rõ nét trong trong cuộc sống thường nhật. Bạn có thể nhìn thấy đằng sau khung cảnh phồn hoa, sầm uất của trung tâm mua sắm là những ngôi chùa, nhà thờ trang nghiêm, thanh tịnh. Những bà chủ bày đồ thờ cúng ở phía trước các sạp hàng. Một số gia đình còn đốt hương, vàng mã ở bên đường vào những ngày lễ tết. 


Nét đặc biệt là Hong Kong tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Dù bạn theo Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo hay Thiên chúa giáo..., bạn vẫn có thể tìm thấy khoảng không gian tâm linh cho riêng mình.


Bên các cảng biển đều có miếu thờ bà Thiên Hậu. Đây là nét riêng có của Hong Kong. Vài thập kỷ trở lại đây, rất nhiều ngư dân tin vào bà Thiên Hậu, coi bà là vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.

Tương truyền, bà Thiên Hậu thường hiển linh, mặc áo đỏ, cưỡi chiếu, bay trên mặt biển để cứu trợ những người gặp nạn. Vì vậy, hàng năm họ đều thờ cúng bà để cầu mưa thuận gió hòa, đi biển bình an, may mắn. Ảnh: Baike.


Miếu thờ Thiên Hậu lớn và cổ nhất Hong Kong là đền Sai Kung ở vịnh Joss House, xây dựng vào năm 1266, đã được công nhận là di tích lịch sử cấp 1. Ảnh: Baike.


Ngôi miếu có nguồn gốc từ thời nhà Tống, khi hai anh em từ Phúc Kiến kiếm sống ở khu Cửu Long bằng nghề buôn muối tới đại lục. Trong một lần ra khơi, thuyền của họ bị gió mạnh đánh và bị cuốn xuống biển. Họ đã cầu xin Thiên Hậu cứu giúp và mắc cạn ở vịnh Joss House. Vì thế, họ đã cho xây miếu thờ bà tại vịnh. 


Bên cạnh đó là miếu Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin) cũng là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, thờ cả Khổng Tử, Quan Âm và Lão giáo.


Theo truyền thuyết, tại Trung Quốc vào thế kỷ 4, có một vị sư tên là Hoàng Sơ Bình có khả năng chữa lành bệnh tật. Sau khi bước vào tuổi 50, ông đã tu đến cảnh giới bất tử và có tên là Hoàng Đại Tiên. 16 thế kỷ sau, những hậu nhân Đạo giáo mang theo ảnh thờ đến Hong Kong và lập đền thờ cho những tín đồ của ông. 


Ngôi miếu nằm trên diện tích 18.000 m2, giữa đảo Cửu Long náo nhiệt. Sau lối vào với mái vòm uy nghi là đàn thờ bề thế, bậc tam cấp rộng. Đền thờ đỏ uy nghi nổi bật trên nền trời xanh trong vắt để lại ấn tượng khó quên. Những yếu tố phong thủy của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong từng chi tiết thiết kế cũng là một nét đặc sắc của ngôi miếu này. 


Tới miếu Hoàng Đại Tiên, du khách cũng có thể đến vườn ước nguyện để ngắm cầu bộ hành nên thơ với mái ngói xanh và hồ cảnh thanh tịnh, đầy cá chép và rùa. 

Một địa điểm tâm linh khác mang tên tu viện Po Lin, là "Thế giới Phật giáo ở miền Nam” - nơi cư ngụ của nhiều tu sĩ sùng đạo. Trước kia đây chỉ là một tu viện xa xôi ẩn nơi núi rừng rậm rạp, nhưng tới năm 1993 cái tên Po Lin đã trở nên nổi tiếng khi có bức tượng Thiên Đàn Đại Phật (Tian Tan Budda). 


Bức tượng Phật ngồi cao 26,4 mét trên đỉnh một tòa sen cao 34 mét bao gồm cả bệ, hướng mặt về phía bắc. Tượng Đại Phật có đầu hơi nghiêng và bàn tay phải giơ ra như để ban phước lành cho thế gian. Thời gian hoàn thành bức tượng là 12 năm với chi phí xây dựng 60 triệu đô la Hong Kong. Ảnh: Baike.


Hong Kong là thành phố có lịch sử hình thành khá phức tạp và văn hóa đa dạng sắc màu, vì thế mảnh đất này tồn tại nhiều địa danh tâm linh cũng là điều dễ hiểu. Dù không gian nhộn nhịp sầm uất thế nào, chỉ cần bước chân vào nhà thờ hay một ngôi chùa, các tín đồ hay du khách tại Hong Kong đều tìm thấy những giây phút tĩnh lặng cho tâm hồn. Ảnh:Huanqiu.

[/kythuat]


[hinhanh]   

[/hinhanh]

Nhận xét



[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[giamgia][/giamgia]
[tomtat]

[/tomtat]

[mota]

[/mota]

[kythuat]

Chùa Shwedagon là kiệt tác kiến trúc của thành phố Yangon với thân và ngọn tháp dát vàng ròng, còn đỉnh gắn hàng nghìn viên kim cương và hồng ngọc.



Hầu hết người dân Myanmar đều mơ ước được một lần hành hương tới Shwedagon - ngôi chùa nghìn năm tuổi trên đỉnh đồi Singuttara, Yangon, Myanmar.


Các tài xế taxi sẽ đưa khách quốc tế đến cổng phía Nam mua vé, còn người dân Myanmar vào chùa không mất phí từ ba cổng còn lại (Đông, Tây và Bắc). Giá vé vào tham quan chùa Shwedagon là 8 USD.


Trước khi bước vào bên trong chùa chiền ở Myanmar, các tín đồ Phật giáo và khách du lịch phải tháo giày, dép, vớ và chỉ được đi chân đất. Bạn nên chuẩn bị sẵn túi nilon để cho giày vào và xách theo vì chùa Shwedagon rất rộng, vào cổng này nhưng ra bằng cổng khác, tham quan xong sẽ đỡ mất thời gian vòng lại lấy cũng như tiết kiệm chi phí gửi giày.


Là biểu tượng vàng của đất nước Myanmar, Shwedagon có tuổi đời hơn 2.500 năm, tương truyền nó ra đời trước khi Đức Phật Thích Ca qua đời. Những ngọn tháp, mái chùa cong vút nổi bật trên nền trời xanh, mang lại cảm giác uy nghiêm cho vùng đất thiêng Myanmar.


Đỉnh tháp chính trong chùa Shwedagon cao tới 99 m, bao quanh là 1.000 tháp nhỏ lưu giữ nhiều báu vật linh thiêng của Phật giáo. Ở các góc xung quanh chùa đặt những chiếc ống nhòm giúp khách vãn cảnh có thể quan sát kỹ hơn. Tuy trải qua chiến tranh và thiên tai, nhưng đến nay Shwedagon vẫn là ngôi chùa bề thế bậc nhất thế giới.


Tháp vàng Shwedagon là nơi tôn nghiêm và tâm linh nhất của người dân Myanmar. Thân và ngọn tháp dát vàng ròng. Trong khi đỉnh tháp cũng được gắn hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và lục lạc vàng. Đáng chú ý nhất, trên đỉnh tháp cao chót vót rực sáng bởi viên kim cương 76 carat. Theo ước tính, ngôi chùa được dát tổng khối lượng vàng tới 90 tấn.



Người dân Myanmar đi hành hương rất đông vào tầm giờ chiều. Họ mặc trang phục truyền thống, đầu đội những mâm đồ cúng lễ và đi thành từng đoàn già trẻ lớn bé.


Gần đó là hai tốp thanh niên xếp thành hàng ngang, tay cầm chổi, vừa đi vừa quét sân chùa theo khẩu lệnh của một người dẫn đầu.


Trong chùa có nhiều gian thờ các pho tượng Phật dát vàng lớn. Đây là nơi cầu nguyện, chiêm bái của nhà sư và người dân Myanmar. Từ sân bay Yangon, bạn đi taxi đến chùa Shwedagon, mất nửa tiếng với giá dao động 5.000 – 7.000 MMK (170.000 đồng). Một chuyến chở được 6 người. Để tiết kiệm chi phí, bạn đi bộ một đoạn từ ga đến sang ga đi và gọi taxi tại đó.

Tour liên quan: Yangon - Bago - Kyaiktiyo 4 ngày

[/kythuat]


[hinhanh]   

[/hinhanh]

Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[giamgia][/giamgia]
[tomtat]
Ngôi đền Phật Giáo lớn nhất thế giới nằm trong danh sách các kỳ quan di sản quan trọng của nhân loại được xây dựng ở một đất nước có tới hơn 200 triệu dân theo đạo Hồi.
[/tomtat]

[mota]

[/mota]

[kythuat]

Borobudur (hay còn gọi là Candi Borobudur theo tiếng địa phương), đền thờ Phật Giáo độc đáo nhất thế giới, nằm trong danh sách các kỳ quan di sản quan trọng của nhân loại, luôn là điểm đến không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào đặt chân lên hòn đảo Java phì nhiêu của Indonesia. Tọa lạc tại tỉnh Magelang, miền trung đảo Java, ngôi đền này nằm trong số ít các di tích Phật Giáo còn sót lại sau khi đạo Hồi ồ ạt du nhập vào Indonesia cuối thế kỷ thứ 13.


Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, dưới vương triều Sailendra sùng bái đạo Phật. Cái tên Borobudur được lấy từ chữ Phạn “Vihara Buddha Ur”, nghĩa là “Đền thờ Phật trên núi cao”. Ngôi đền đặc biệt ở lối kiến trúc Phật Giáo Java, ấn tượng với sự pha trộn giữa khái niệm truyền thống bản địa là thờ cúng tổ tiên và ý tưởng đạt tới cõi Niết Bàn của đạo Phật. Mặc dù đền Borobudur còn phảng phất dấu ấn nghệ thuật thời vương triều Gupta (320-550 sau Công Nguyên) của Ấn Độ, đây vẫn được coi là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo mang dáng dấp văn hóa Indonesia, nhờ vào các họa tiết và tranh vẽ chạm khắc đậm nét Java, cũng như nguyên liệu đá núi lửa được sử dụng trong quá trình xây dựng đền.


Sừng sững trên một đỉnh đồi cao, Borobudur khiến người ta trầm trồ vì vẻ ngoài uy nghi, đồ sộ nhưng rất cổ kính và tôn nghiêm. Được xây dựng theo mô hình một Mạn đà la (Madala), tức là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa hay Kim Cương Thừa (tương tự Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng), Borobudur có 4 lối lên xuống Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó cổng chính nằm ở hướng Đông.


Cao 42m, với kết cấu 3 lớp rõ rệt, tượng trưng cho Tam giới trong cõi Ta bà, bao gồm Kamadhatu (Dục Giới), Rupadhatu (Sắc Giới) và Arupadhatu (Vô Sắc Giới), đền Borobudur giống như một đài sen khổng lồ, ẩn chứa vô vàn triết lý sâu xa của đạo Phật.


Lớp chân đế (gồm 2 tầng dưới cùng) có bình đồ hình vuông, bốn cạnh hướng về bốn hướng, mỗi cạnh có lối đi lên tầng trên nằm chính giữa với hai con sư tử lớn chầu hai bên. Đây là lớp phản ánh Dục Giới, bao gồm 160 mảng phù điêu mô tả hoạt cảnh của cuộc sống trần tục, những hoạt động trong đời sống hàng ngày, cũng như dục vọng tầm thường của chúng sinh.


Lớp thứ hai (gồm 4 tầng ở giữa) cũng có bình đồ hình vuông, với các hành lang thông nhau tứ phía. Dọc các hành lang ấy là 1,300 mảng điêu khắc nối tiếp nhau mô tả các tích truyện về cuộc sống của con người và tu sĩ, sự tích Phật Tổ, cũng như các nghi thức tôn giáo. Lớp Sắc Giới phản ánh cõi tu hành, cảnh giới cao hơn của Dục Giới, khi con người đã biết hướng tới cái thiện, dù chưa đạt được giới cao nhất của Phật Pháp. Ngoài ra, bốn tầng giữa của Borobudur còn có 1.212 mảng điêu khắc trang trí vô cùng tinh tế với các hoa văn mang dấu ấn bản địa, khiến du khách không khỏi mê mẩn và choáng ngợp khi dạo bước quanh những hành lang đá xám của ngôi đền đồ sộ này.


Trên đỉnh các cổng vòm ở mỗi tầng được trang trí bằng gương mặt Kala, vị thần hủy diệt trong truyền thuyết Java, cũng là biểu tượng được dùng phổ biến trong điêu khắc và kiến trúc truyền thống trên hòn đảo này.


Lớp cuối gồm 3 tầng trên cùng, cũng là lớp Vô Sắc Giới được thể hiện bằng 3 vòng tròn đồng tâm, mang ý nghĩa nơi đây không có điểm khởi đầu và cũng không có điểm kết thúc. Theo Phật Giáo, đây là cõi Niết Bàn, cảnh giới cao nhất của sự tu luyện. Trên mỗi tầng có kết cấu vòng tròn là 72 tháp Phật, được thiết kế như những chiếc sọt có lỗ trang trí xung quanh và đỉnh phía trên có hình trụ nhọn.


Trong mỗi chiếc sọt ấy là một tượng Phật đang ngồi ở tư thế thiền định. Hiện tại có 2 sọt đã mất nắp để lộ ra tượng Phật bên trong. Tầng cao nhất còn có một bảo tháp khổng lồ ở tâm vòng tròn, trông như một quả chuông úp ngược. Ở chân đế của bảo tháp này có một đường tượng trưng cho sợi dây trói buộc kiếp người, sau đấy là hình các cánh sen đại diện cho cõi Phật. Người ta nói rằng, khi tới bảo tháp trên đỉnh ngôi đền khổng lồ này, hãy đi đủ 3 vòng theo chiều kim đồng hồ quanh nó để có sức khỏe, may mắn và bình an.


Nhìn vào kết cấu 3 lớp tượng trưng cho 3 giới theo quan niệm Phật Giáo ở Borodudur, người ta có thể dễ dàng nhận ra con đường tu luyện thành Phật thật gian nan, phải trải qua tất cả các tầng tu luyện từ thấp đến cao, nếm trải sinh, lão, bệnh, tử, vượt qua các dục vọng tầm thường để giác ngộ được cõi thiện và vô thường, sau đấy là sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi sinh tử.


2.760 bức phù điêu ở Borobudur mô tả nhiều cảnh của cuộc sống hàng ngày ở Java vào thế kỷ thứ 8, từ thường dân cho tới hoàng tộc, tu sĩ. Ngoài ra, chúng cũng mô tả các huyền thoại trong Phật Giáo như Atula, các vị thần, Bồ Tát… Vì lẽ đó, những bức phù điêu quý giá này được sử dụng như một cẩm nang tham khảo phong phú cho các nhà sử học chuyên nghiên cứu về kiến trúc, vũ khí, trang phục, tín ngưỡng, hay các phương tiện vận tải của thế kỷ 8 ở Java.


Để thăm hết 9 tầng của Borobudur và cảm nhận được sự chuyển biến của tam giới qua hàng ngàn bức phù điêu, du khách phải đi bộ tổng cộng 5km trên những hành lang đá xám.


Mặc dù là niềm tự hào của Phật Giáo Java, nhưng Borobudur đã từng bị chôn vùi dưới lớp tro bụi núi lửa và rừng rậm trong nhiều thế kỷ. Giữa thế kỷ 13, khi đạo Hồi từ Ả Rập du nhập tới Java thông qua con đường giao thương, sau đó được sự chấp thuận và ủng hộ của các vương quốc Hindu lớn, toàn bộ dân cư trên hòn đảo này trở thành tín đồ Hồi Giáo chỉ sau hơn 200 năm. Đạo Phật một thời hưng thịnh và đạo Hindu dần rơi vào quên lãng.


Mãi tới năm 1814, Phó Thống đốc Tổng người Anh Thomas Stamford Rafles, người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử Java (Java thuộc quyền quản lý của Anh Quốc từ 1811 đến 1816), trong một chuyến thăm Semarang, đã được người dân địa phương thông báo về một tượng đài lớn nằm sâu trong một khu rừng gần làng Bumisegoro. Ông đã cử Cornelius, một kỹ sư người Hà Lan vào rừng để tìm hiểu thêm về tượng đài đó. Trong hai tháng, Cornelius và 200 người chặt cây, đốt cháy thảm thực vật và đào đất, cuối cùng tượng đài đó cũng lộ ra. Tuy nhiên, do lo sợ tượng đài bị sụp đổ, ông không thể khai quật tất cả, mà báo cáo kết quả cho Raffles, kèm theo những bản vẽ khác nhau. Mặc dù công cuộc khai quật ngôi đền ban đầu không được hoàn thiện, Raffles vẫn được biết đến như người đã đưa bí ẩn về Borobudur ra toàn thế giới, sau 6 thế kỷ bị lãng quên. Đến năm 1835, Borobudur mới được khai quật toàn diện, nhờ công của Hartman, người tiếp tục công việc của Cornelius.


Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc năm 1945, chính phủ Indonesia mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu về Borobudur, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của UNESCO trong công cuộc trùng tu đền. Năm 1948, Liên Hợp Quốc có một dự án trùng tu nhỏ đối với Borobudur, nhưng phải tới năm 1973, một chương trình trùng tu với quy mô lớn mới được thực hiện dưới sự đảm nhiệm của UNESCO và 27 quốc gia trên thế giới. Chương trình kéo dài 9 năm và tiêu tốn 17 triệu đô la Mỹ.


Hiện nay, Borobudur là địa điểm được viếng thăm nhiều nhất Indonesia. Ngôi đền không chỉ là một kỳ quan tuyệt vời của riêng quốc gia núi lửa này, mà còn là một di sản vô giá của Phật Giáo và của cả nhân loại.


Đền Borobudur cách thành phố du lịch nổi tiếng Yogyakarta 40km về phía Tây Bắc nên việc đi lại rất dễ dàng. Nếu muốn ngắm bình minh tuyệt đẹp ở ngôi đền nổi tiếng này, bạn nên khởi hành từ trung tâm Yogya tầm 4h sáng. Thuê xe máy ở đây khá đơn giản, nhưng thành phố rất đông đúc vào các giờ cao điểm, và người dân dù đi ô tô hay xe máy đều phóng với tốc độ cao. Vì vậy, nếu bạn tự tin vào tay lái của mình, xe máy vẫn là một lựa chọn hoàn hảo, rẻ và tự do.


Vé vào Borobudur là 20USD/ người lớn, tuy nhiên bạn nên cân nhắc đi thêm đền Hindu Prambanan (cách Yogya khoảng 25km), với giá cho cả hai là 30USD (đi riêng Prambanan là 20USD). Hãy dành trọn một ngày ở Borobudur nếu bạn là người thích quan sát kỹ và khám phá tỉ mỉ. Sau khi rời đền, hãy leo lên ngọn đồi đối diện, ngồi nghỉ trong một cái chòi nhỏ, bạn có thể ngắm đền từ trên cao.

UNESCO đánh giá Borobudur là một trong những bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của Phật giáo thế giới và là một trong 70 kỳ quan của thế giới. Năm 1970, Chính phủ Indonesia đã kêu gọi UNESCO giúp đỡ và 600 nhà phục chế đã làm việc suốt 12 năm, tiêu tốn 50 triệu USD. Phật tích này mới được đánh thức, được bảo vệ và công nhận là di sản văn hóa của nhân loại từ năm 1992.

[/kythuat]


[hinhanh]   

[/hinhanh]







Nhận xét