[tomtat]
Lượn lờ khu phố người Hoa để nếm thử những món ăn thơm ngon hay đắm chìm trong mê cung mua sắm ở Patpong, Siam Paragon là những địa chỉ giúp du khách có trọn vẹn 24h không ngủ tại thủ đô của Thái Lan

[/tomtat]

[kythuat]

Được mệnh danh là một trong những thiên đường du lịch trên thế giới, du khách luôn có rất nhiều lựa chọn thú vị để khám phá khi đến Thái Lan, đặc biệt là thủ đô Bangkok. Khi màn đêm buông xuống, bạn vẫn có thể tranh thủ khám phá tiếp một số địa chỉ dưới đây.

1. Sông Chao Phraya

Ban đêm, thủ đô Bangkok trở nên đặc biệt hơn khi bạn nhìn ngắm từ trên sông.

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất ở Bangkok khi đêm về là thư thái ngồi trên tàu chạy dọc sông Chao Praya và nhâm nhi ly cocktail hoặc những món ăn nhẹ. Ánh đèn từ những tòa nhà dọc bên sông in xuống mặt nước sẽ để lại nhiều cảm giác đặc biệt về thành phố này trong bạn. Từ đây, bạn sẽ nhìn thấy các ngôi đền Wat Arun, Wat Phra Kaew và Cung điện lớn (The Grand Palace) rực rỡ hoặc lấp lánh ánh sáng.

2. Ngắm thành phố từ trên cao

Thành phố Bangkok lấp lánh ánh sáng dưới góc nhìn từ một quán bar trên nóc cao ốc.

Một trong những cách tuyệt nhất để khám phá một thành phố về đêm là ngắm nhìn toàn cảnh từ vị trí cao nhất. Tại Bangkok, bạn có rất nhiều lựa chọn với hàng chục quán bar trên nóc nhiều tòa cao ốc như Sky Bar, Cloud 47 hay Zeppeline Bar. Giá cả đồ uống tại các quán bar cũng phải chăng, chủ yếu dao động trong khoảng 80.000 - 150.000 đồng nhưng cũng có thể cao hơn (tùy vào độ sang trọng, cao cấp của mỗi nơi).

3. Các khu chợ đêm

Siam Paragon được mệnh danh là nơi tiêu tốn tiền bạc của du khách nhất. 

Điểm thú vị bậc nhất ở Bangkok với hầu hết du khách là mua sắm. Thậm chí nhiều người còn rỉ tai nhau hãy đến thủ đô Thái Lan với chiếc vali rỗng để trở về với những túi hành lý căng đầy. Bạn có thể tới thăm những khu chợ lúc nào cũng nhộn nhịp ngay cả khi kim đồng hồ nhích dần về phía 22h.

Địa chỉ nổi bật nhất phải kể đến khu Patpong nằm trên đường Silom, nơi tập trung rất nhiều cửa hàng, hiệu lớn nhỏ và là chi nhánh của nhiều nhà bán lẻ nổi tiếng. Một lựa chọn nữa về đêm cho những tín đồ mua sắm tại Bangkok là đến khu trung tâm thương mại Siam Paragon. Đây là khu mua sắm có diện tích lớn nhất Thái Lan (80.000 m2) và tập trung rất nhiều thương hiệu danh tiếng. Nhờ sự đa dạng về hàng hóa, với mức thu nhập trung bình, bạn vẫn có thể tung tăng sắm đồ thoải mái.

4. Thư giãn tại các quán bar đêm

Vốn được mệnh danh là thành phố không ngủ, khi màn đêm buông xuống, nhiều quán bar ở Bangkok cũng lấp lánh ánh đèn. Những quán bar này đều có những biển hiệu nhiều màu sắc với đủ thứ ngôn ngữ và bố trí nhân viên đón khách ngay từ cổng. Đa phần quán bar phục vụ giới trẻ với những sàn nhảy đông đúc, vui nhộn, âm nhạc vô cùng sôi động và mang tính thời thượng. 

5. Quán bar nhạc Jazz

Quán bar chơi Jazz ở Bangkok là nơi tụ họp của những nghệ sỹ cũng như người hâm mộ âm nhạc. 

Đối lập với sự ồn ào của những hộp đêm, du khách thích sự yên bình tại Bangkok có thể đến những quán bar chơi nhạc Jazz và đắm chìm trong một thế giới riêng. Thủ đô của Thái Lan hội tụ những nghệ sỹ chơi nhạc Jazz bản địa được xếp vào hàng hay bậc nhất quốc gia, trong số này phải kể đến những quán như Saxophone Pub hay Jazz Happens. Giá đồ uống tại những quán bar này dao động trên dưới 300.000 đồng (khoảng 350 bath Thái).

6. Khu phố người Hoa

Bạn có thể tìm thấy nhiều món ăn ngon tại khu phố người Hoa và thưởng thức chúng thâu đêm. 

Địa điểm này gồm phố chính Yaowarat và nhiều ngõ, hẻm chằng chịt với đủ các tiệm buôn bán đa dạng. Con phố cũng nổi tiếng với nhiều nhà hàng ngon, ban đêm lại họp chợ với nhiều quán ăn, thu hút đông đảo du khách. Một số món ăn đặc trưng ở đây phải kể đến dim sum, súp vi cá mập, xá xíu, há cảo, tàu hũ, bạch quả và đồ nướng Trung Quốc.

[/kythuat]


Nhận xét



Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.


Một số thông tin thú vị về đất nước Bhutan:


Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm. Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm giữa Tây Tạng và Ấn Độ, đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ Tây Tạng. Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan.

Bhutan không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch. Mỗi năm, chỉ có một số lượng rất hạn chế du khách được nhập cảnh. Đây là nơi mà hạnh phúc được coi là giàu có, nơi túi nilon và thuốc lá bị cấm, và ai cũng mặc trang phục truyền thống. Bhutan nổi tiếng vì chính sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình.

Tại Bhutan, dịch vụ du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người hướng dẫn. Bù lại, các tour du lịch được tailor – made (thiết kế) theo ý bạn một cách linh động nhất. Chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan (DrukAir), là hãng hàng không duy nhất được phép bay vào Bhutan. Các chuyến bay chỉ có từ 2 địa điểm là Bangkok (Thái Lan) và Kolkata (Ấn Độ), cũng là điểm dừng bắt buộc của chuyến bay từ Bangkok.

Mùa du lịch cao điểm là tháng 3 – 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ, khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng (chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9).

Từ Việt Nam, để đến được với đất nước Phật giáo Bhutan, nếu không phải đi theo đường công vụ, thì cách tốt nhất là bạn phải liên hệ với các công ty dịch vụ du lịch lữ hành tại Bhutan, để nhờ dịch vụ của họ về xin visa và tổ chức tour, vì Bhutan chưa có cơ quan ngoại giao chính thức tại Việt Nam. Các công ty này có thể được tìm thấy dễ dàng trên internet.

Người Bhutan trông vẻ ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên.

Là một đất nước Phật giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ đâu tại Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 – 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này sau này có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo và sống cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình.

Đất nước nằm dưới chân dãy núi Himalaya xa xôi còn giấu trong mình biết bao bí mật chờ thế giới khám phá.

Bhutan nằm đệm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều thế kỷ cắt đứt mối liên lạc với thế giới. Ngày nay, trong khi các quốc gia láng giềng phát triển và thay đổi rất nhanh, Bhutan vẫn kiên trì đi theo đường lối cũ: bảo vệ triệt để các di sản văn hóa và đời sống hoang dã cổ xưa.
Nhà nước không thống kê GDP mà thống kê chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
Cả nước không có rượu và thuốc lá.
Giao thông không cần đèn chỉ dẫn vì tự biết nhường nhau.
Nếu xe cộ lỡ chẹt chết con vật nào trên đường thì sẽ dừng lại và cầu nguyện cho con vật đó.
Mọi người đều mặc quần áo truyền thống nên không có khái niệm “sành điệu”.
Người dân chủ yếu ăn chay và uống sữa dê, bò.
Khi đoàn Việt Nam đi mua sắm, có người xách hộ đồ cho bạn về khách sạn và cất vào tủ trước. Người bạn đó về đến khách sạn, không thấy đồ, tưởng là bỏ quên nên gọi điện tới cửa hàng. Chủ cửa hàng vội cho ngay người mang một túi đồ khác tới khách sạn.



Tu viện Phật giáo Paro Taktsang Palphug, hay còn có tên gọi khác là Tiger’s Nest (Hang Cọp), nằm ở quận Paro của Bhutan, ảnh chụp ngày 16/10/2011. Ngôi đền đầu tiên của tu viện này được xây dựng bên lưng đồi vào năm 1962.



Một chiếc máy bay chở khách Airbus A319-114 của hãng hàng không Drukair Royal Bhutan Airlines chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở quận Paro, Bhutan, 29/06/2009. Bên góc phải là pháo đài Paro (Paro Dzong).



Các em học sinh thể hiện trước ống kính máy ảnh qua ô cửa sổ lớp học tại một ngôi trường ở Thimphu, Bhutan, 22/09/2010.



Đỉnh núi Jomolhari hay Chomolhari thuộc hãy Himalayan, nhìn từ cửa đèo Chilela nằm giữa thung lũng Paro và Haa, ảnh chụp ngày 06/10/2010. Là đường biên giới giữa hạt Yadong của Tây Tạng và quận Paro của Bhutan, đỉnh Jomohalri có độ cao 7.350m và lần đầu tiên được chinh phục bởi một nhóm 5 nhà leo núi người Anh, dẫn đầu bởi Freddy Spencer Chapman, vào tháng 05/1937. Đến năm 2010, việc chinh phục Jomolhari gặp nhiều khó khăn vì lệnh cấm xâm phạm ngọn núi linh thiêng này của chính phủ Bhutan.



Một nhà sư phật giáo Bhutan đeo mặt nạ trong buổi luyện tập một điệu nhảy để trình diễn ở lễ cưới của nhà vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuck và hoàng hậu tương lai Jetsun Pema, ở thủ đô Thimphu, Bhutan, 11/10/2011.



Các chủ cửa hiệu đang chuẩn bị một tấm ảnh lớn của nhà vua và hoàng hậu để treo trước cửa hiệu của họ tại Thimphu, 12/10/2011.


Một cụ già ngồi trên ban công nhìn ra bên ngoài ở thủ đô Thimphu, 12/10/2011.


Các cô gái Bhutan trong trang phục truyền thống chuẩn bị tham dự màn tập dượt trước đám cưới của nhà vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck ở Thimphu, 11/10/2011.


Hai vũ công đứng chờ vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck xuất hiện ở lễ cưới hoàng gia ở Punakha, Bhutan


Khách và người dân địa phương cùng tham gia vào điệu nhảy cuối cùng, hay Tashi Labay, trong lễ cưới của nhà vua Bhutan, diễn ở Thimphu, 15/10/2011.


Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đứng ở giữa, và phía sau là hoàng hậu Jetsun Pema, tham gia điệu nhảy cuối cùng truyền thống cùng với khách ở sân vân động chính ở Thimphu


Nghi lễ cưới giữa nhà vua và hoàng hậu được thực hiện ở sân vận động Chang Lime Thang, Thimphu, 15/10/2011. Vào ngày cuối cùng của đám cưới, có khoảng 50.000 người đã đến dự cùng với các màn biểu diễn của 500 nghệ sĩ.


Các nhà sư Phật giáo đang trình diễn một điệu múa linh thiêng trong lễ cưới của nhà vua ở SVĐ chính tại Thimphu, 15/10/2011.



Em bé ngủ trên vai mẹ trong lúc đang xem lễ cưới của nhà vua ở Punakha, Bhutan, 13/10/2011.


Nhà vua Bhutan trao cho tân hoàng hậu một nụ hôn trước hàng chục ngàn người dân đến dự ngày lễ cưới thứ 3 của ông ở SVĐ Chang Lime Thang, Thimphu


Người dân Bhutan đứng dọc trên phố để chiêm ngưỡng vị vua của họ cùng với tân hoàng hậu ở Thimphu


Hai cô học sinh cầm trên tay quốc kỳ Bhutan chạy xuống dốc hoà mình vào đám đông để ngắm nhìn nhà vua và hoàng hậu trên đường phố Thimphu


Đám đông đứng chờ nhà vua và hoàng hậu trên một con phố chính ở Thimphu, Bhutan

Nhà vua ẵm một đứa trẻ trên tay khi đi chào thần dân của ông cùng với hoàng hậu Jetsun Pema sau lễ cưới của họ ở Punakha Dzong, Bhutan


Một người đàn ông bước đi giữa những là cờ viết lời cầu nguyện ở tu viện Taktsang, ngoại ô Paro, Bhutan


Một tượng Phật ngồi dưới trời tuyết rơi, ở Kuensel Phodrang, Thimphu, Bhutan


Các nhà sư mới đi tu đứng trên con đồi ở tu viện Dechen Phrodrang nhìn xuống thủ đô Thimphu



Người dân địa phương nhảy múa xung quanh đống lửa lớn đốt bằng cỏ khô trong nghi thức “Mewang”, một nghi thức ban phép lành ở lễ hội Jambay Lhakhang Drub, ở Jakar, thuộc thung lũng Bumthang, 10/11/2011. Người dân địa phương tin rằng việc nhảy múa xung quanh đống lửa sẽ giúp họ xoá sạch mọi tội lỗi trong năm.



Một người đàn ông Bhutan đi trên cây cầu gỗ truyền thống ở Punakha, 09/12/2009. Năm thập kỷ trước, Bhutan vẫn như là một đất nước thời Trung Cổ, không có đường xá, các trường học đúng nghĩa hay bệnh viện, và rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Hiện nay, giáo dục và y tế đã được miễn phí, tuổi thọ người dân tăng từ 40 lên 60.



Trung tâm hành chính cũ của Punakha Dzong, một trong những công trình lớn nhất của đất nước Bhutan, ở Punakha, ảnh chụp ngày 13/03/2011.



Sangey, 6 tuổi, đang tập đọc trong một lớp học ở tu viện Dechen Phodrang, Thimphu, Bhutan, 18/10/2011. Có khoảng 375 nhà sư ở tại tu viện được duy trì bởi chính phủ này. Các nhà sư phải thức dậy vào lúc 5h sáng và dành 10 tiếng đồng hồ để học. Họ học cách đọc ngôn ngữ trong các văn bản cổ xưa, cùng với tiếng Dzongkha và tiếng Anh. Đạo Phật Mahayana là quốc đạo của Bhutan, mặc dù ở phía Nam vẫn còn nhiều người theo đạo Hindu. Các nhà sư đến ở tu viện từ lúc 6 đến 9 tuổi, và theo truyền thống thì rất nhiều gia đình gửi một người con trai của họ đi tu.



Một người đàn ông mặc quốc phục Bhutan đứng ở mỏm đá nơi thường diễn ra nghi lễ không táng nhìn xuống thung lũng Paro, gần đèo Chilea, nằm giữa thung lũng Paro và Haa, 05/10/2010. Không táng mà một nghi lễ mai táng truyền thống của người Tây Tạng, xác người chết sẽ được phơi giữa thiên nhiên, có cả những con chim ăn thịt.




Các nhà sư đứng bên trong tu viện Taschicho Dzong, hay còn được biết đến với cái tên “Pháo đài của tôn giáo vinh quang” (The Fortress of the Glorious Religion) ở thủ đô Thimphu, Bhutan, 27/04/2011. Tu viện Taschicho Dzong được xây dựng bởi thầy tu Shabdrung Ngawang Namgyal vào năm 1641.



Một cậu bé diễn trước ống kính máy ảnh khi đang vui chơi tại sân trường ở làng Kamjil gần biên giới Ấn Độ – Bhutan



Các hoa văn truyền thống trên một cây cầu nhìn qua ngôi chợ cuối tuần ở thủ đô Thimphu, Bhutan, 20/08/2011.

Tu viện Paro Taktsang Palphug nằm ở lưng chừng núi tại quận Paro, Bhutan



Các học sinh ở trường cấp hai Yangchenphug mặc trang phục truyền thống chờ đến phần trình diễn của mình trong buổi tập chuẩn bị cho đợt văn nghệ thường niên ở Thimphu



Các chú tiểu Sangey 6 tuổi, Tenzin 7 tuổi, Tandin 4 tuổi và Pembar 10 tuổi, nằm nghỉ sau giờ kinh cầu nguyện tại tu viện Dechen Phodrang, 18/10/2011.



Một tu viện nằm trên đỉnh đồi ở thung lũng Haa, Bhutan, ảnh chụp ngày 02/10/2010. Thung lũng Haa nằm dọc theo biên giới phía Tây của Bhutan kéo dài đến phía Bắc của vùng Tây Tạng. Thung lũng này đã đóng cửa với khách du mãi đến năm 2002.

Nhận xét


Phượt Myanmar không khó và chẳng hề đắt đỏ nếu bạn biết cách. Xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm du lịch bụi Myanmar cùng những bí quyết dành cho hành trình phượt quốc gia Đông Nam Á hấp dẫn này qua 5 thành phố, thị trấn. Thông tin đầy đủ từng đường đi, nước bước cho chuyến du lịch kéo dài 10 ngày trên đất Myanmar.

A. Chuẩn bị trước khi hạ cánh xuống sân bay Yangon. 

1. Tỷ giá tiền tệ

1 USD = 820 ~ 940 Kyat (tiền của Myanmar). Tỉ giá thay đổi khá nhanh, tiền Myanmar rất cũ nhưng họ chỉ nhận đổi những tời 100 USD mới.

Không nên đổi tiền ở sân bay vì giá không tốt. Bạn có thể đổi ở nhà nghỉ, khách sạn hoặc một số quầy đổi tiền ở chợ Boyoke Aung San. Cực kỳ cẩn thận khi đổi tiền từ các tay đổi tiền di động trên đường, không bao giờ đưa tiền của bạn trước, phải đếm thật kỹ tiền Kyat, khi nào đủ mới giao USD của mình.

Taxi từ sân bay Yangoon vào thành phố 10 USD/2-3 người/xe và chấp nhận USD. 

2. Chuẩn bị tiền mặt, tiền lẻ

Bạn có thể chuẩn bị sẵn tiền lẻ loại mệnh giá 10, 20 USD trong những trường hợp không có sẵn Kyat. Ở Myanmar không có nhiều ATM nên mang tiền mặt vẫn là cách phổ biến nhất của dân phượt.

B. Sắp xếp hành trình đến những điểm không thể bỏ qua 

1. Yangoon: 2-3 ngày

- Tại Yangoon có rất nhiều ngôi chùa, trong đó Shwedagon – chùa Vàng là nơi đáng để đến thăm nhất. Chùa nằm trên ngọn đồi nhỏ, được dát vàng khắp bảo tháp. Trong chùa có hàng trăm tượng Phật và gian thờ để chiêm bái. Một trong những góc thú vị là nơi “quạt mát cho Phật”, khi lòng người có điều gì phiền não, nóng giận chỉ cần kéo dây làm cho chiếc quạt trên đầu tượng Phật phe phẩy, xua hết mọi sân si trong đời.

- Bảo tàng trưng bày ngay trong khuôn viên chùa là nơi bạn có thể nhìn cận cảnh lá cờ đuôi nheo đính rất nhiều kim cương, hồng ngọc, nhẫn vàng… chứng tỏ cho lòng thành của Phật tử Myanmar.

- Thời điểm thích hợp nhất đến Shwedagon là buổi chiều, khi hoàng hôn xuống dần và bảo tháp vẫn không đổi màu, ánh lên sắc vàng rực rỡ. Những ngày có Phật tử cúng dường dầu, bạn có thể cùng thắp lên một trong hàng ngàn ngọn đèn khi đêm về, ngồi thảnh thơi tại một góc nào đó để quên hết những mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày và không khí vội vàng ngoài kia.

- Thi thoảng có một số người Myanmar hoặc nhà sư sẽ đến chủ động bắt chuyện với bạn, một trong số ấy sẽ là những người muốn xin tiền Tip bởi những thông tin họ chia sẻ nên bạn cần nghiêm khắc và không để họ vòi vĩnh.

- Các món ăn lề đường ở Yangoon ngon khó cưỡng, đặc biệt là thịt và lòng xiên que, tựa tựa món phá lấu ở Việt Nam. Bạn có thể ăn thoải mái tùy thích như thịt, gan, trứng cút nướng, lòng, dạ dày heo, bò và một cây có giá chỉ 5-10 kyat. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ngồi uống trà bên đường, món trà sữa cũng rất ngon.

- Để ăn trưa, chiều ở Yangoon bạn có thể ghé bất cứ quán cơm bình dân nào, với nhiều món rất thú vị như thịt, cá, tôm kho nhưng hơi có mùi gia vị như quế hồi.

- Giá phòng rẻ nhất ở Yangoon từ 5-8 USD cho phòng ở chung dạng ký túc xá, 10-20 USD cho phòng đôi. Một số nhà trọ quen thuộc và tương đối có uy tín như Golden Smile Inn, Okinawa Guest House, Tokyo Guest House, YMCA Yangon.

- Di chuyển xung quanh thành phố khá thú vị với các loại bus (giá vé 200kyat) hay thùng xe tải (giá vé 200 kyat) và bạn có thể đi bất cứ nơi đâu trên bản đồ. Bạn có thể hỏi kỹ những lơ và lái xe trước khi lên và họ đều có thể nói tiếng Anh khá cơ bản.
Khách sạn ở Yangoon, Myanmar

2. Bagan – 3 ngày

- Từ Yangoon bạn có thể đi bus đến Bagan (khởi hành 15 giờ) – giá 20 – 25 USD (công ty Ye Ther Aung).

- Không cần tốn nhiều tiền để thuê tuk tuk hay xe ngựa, bạn có thể thuê xe đạp (1.500 – 2.000 kyat/ngày) để đi khắp các địa điểm từ khu Old Bagan, New Bagan đến Nyang U. Ngoài ra, khi đi xe đạp bạn có thể ghé bất cứ ngôi chùa nào mình thích.

- Thế giới của hơn 4.000 ngôi chùa dễ làm bạn lạc bước. Các ngôi chùa nổi tiếng không thể bỏ qua bao gồm Shwezigon (TK 11) ở Nyang U, Ananda (TK11) và Thatbyinnyu (TK 12), Shwegugyi (TK 11) và Shwesandaw (TK11 – nơi ngắm hoàng hôn rất đẹp) ở Old Baga.

- Buổi trưa, bạn cũng có thể nghỉ chân thậm chí ngủ trong lòng chùa rất mát mẻ. Các quán ăn quanh chùa cũng rất rẻ chỉ từ 2-5 USD. 

Những hoạt động thú vị ở Bagan:

- Ghé thăm các xưởng làm sơn mài nằm dọc đường từ Old Bagan đến New Bargan.

- Đi chợ địa phương để xem đời sống của người dân Bagan hiền hòa. Bạn có thể mua những cây thanaka (thanakha) – một loại thảo dược mài với ít nước để tạo nên loại bột kem dưỡng da tự nhiên rất phổ biến với các phụ nữ và đàn ông Myanmar.

- Ăn tối ở nhà hàng Nanda (7-10 USD) để xem múa rối dây với các vở kịch miêu tả văn hóa Myanmar trong đó có sự ra đời của các vị Nat – vị thần trong văn hóa tín ngưỡng Myanmar.

- Khi đã xem múa rối bạn nên đến đỉnh Popa – nơi ra đời của những vị Nat phù hộ cho người dân Myanmar, đây là một ngọn núi lửa cổ cách trung tâm Bagan 40km. Trên đỉnh núi có ngôi chùa thờ các vị Nat, Phật với góc nhìn về đồng bằng rất đẹp. Thuê 1 chuyến xe bán tải mini có thùng sau khoảng 35-40 USD và bạn nên rủ 4-6 người hoặc hơn cùng đi để giảm chi phí.

3. Mandalay – 3 ngày

- Để đến Mandalay từ Bagan có một phương tiện thú vị là đi tàu dọc theo dòng sông Ayeyarwadi (Irrawaddy) nhưng bạn phải đặt trước hoặc liên lạc với nhà trọ hoặc khách sạn ở Bagan/Yangoon để có thông tin chi tiết. Bạn có thể sắp xếp hành trình đi ngược lại là đến Mandalay trước rồi đi tàu về lại Bagan.

Mandalay trái ngược với Bagan, bận rộn và ồn ào hơn, giá cả sinh hoạt cũng cao hơn.

Các điểm đến thú vị ở Mandalay:

- Tu viện Shwenandaw với những điêu khắc cực kỳ tinh xảo

- Kuthodaw Paya ngôi chùa có bộ kinh Phật lớn nhất thế giới với 729 “trang sách” được tạc trên đá cẩm thạch cực kỳ ấn tượng.

- Đồi Mandalay với hành trình bách bộ lên đỉnh núi ngắm hoàng hôn bên dòng Ayeyarwady

- Cung điện hoàng gia

- Chùa Mahamuni với tượng Phật mặc áo bào và đội nón ấn tượng với lớp lá vàng trên thân tượng dày 6 inch do các Phật tử qua bao đời dán lên. Đặc biệt nhất là “lễ rửa mặt Phật” diễn ra lúc 4 giờ sáng mà bạn rất nên tham dự trong không khí thiêng liêng.

- Cầu U-bein và tu viện phật giáo ở Amarapura. Trong tu viện giờ cơm trưa cực kỳ ấn tượng với hàng trăm nhà sư xếp hàng nhận cơm. Bạn có thể gặp một nhà sư đang học và tu tập tại đây.

- Bảo tháp Mingun – chỉ với một chuyến đi tàu từ Mandalay ngược dòng Ayeyarwady nửa giờ bạn sẽ đến một không gian hoàn toàn thanh bình. Bảo tháp được xây nửa chừng với vết đứt gãy vì động đất trông vẫn ấn tượng. Một khoảng thời gian thích hợp để thư giãn và trò chuyện với các trẻ em Myanmar bán bưu thiếp rất dễ thương.

- Buổi tối có 2 hoạt động bạn có thể tham gia là đi xem múa hát ở nhà hát Mintha với các điệu múa truyền thống hoặc xem hài kịch châm biếm Moustache Brothers do những thành viên của một gia đình biểu diễn. 

4. Hồ Inle – 2 ngày

- Từ Yangon, Bagan, Mandalay bạn đều có thể đến được hồ Inle (Nyaungshwe).

• Chặng Yangon – Inle: khoảng 15.000kyat, 16-20 tiếng
• Bagan – Inle: khoảng 11.000kyat, 12 tiếng
• Mandalay – Inle: khoảng 10.000kyat, 10 tiếng

- Đến Nyangshwe bạn có thể thuê một chiếc thuyền thân dài rất phổ biến và làm một vòng hồ Inle từ sáng đến chiều với giá 10.000 – 20.000kyat. Thường ra bến thuyền trả giá trực tiếp sẽ rẻ hơn bạn hỏi ở các khách sạn hay nhà trọ.

- Inle là nơi lý tưởng để bạn hít thở không khí của “biển hồ” bao quanh bởi đồi núi trùng điệp. Dành một ngày chỉ để đi thuyền trên hồ, ngắm nhìn những người đàn ông Myanmar chèo thuyền bằng chân, viếng ngôi chùa Phaung daw Oo hay Phaung Daw Oo, ghé cửa hàng lưu niệm và gặp gỡ những phụ nữ cổ dài, mua một tấm lụa đẹp từ làng dệt lụa từ tơ súng, len lỏi trong những ruộng cà chua nổi trên mặt nước, ăn trưa tại nhà hàng nổi giữa hồ…

- Nếu bạn chọn ở ngay trên hồ giá sẽ đắt, đặc biệt là các resort, khách sạn nổi. Các khách đi bụi thường trở lại thị trấn Nyaungshwe gần hồ với giá phòng chỉ từ 5-8 USD như Joy Hotel Guesthouse.

5. Bago – Kyaikhtiyo: 2 ngày

- Kyaikhtiyo hay Golden Rock- chùa Núi Vàng là nơi du khách thường đến nhất nếu chỉ có dưới 4 ngày ở Myanmar và không phải vì vấn đề thời gian mà chính sự độc đáo của ngôi chùa đã kéo những bước chân hành hương và khám phá đến đây.

- Bạn cần ít nhất 2 ngày để ghé thăm một trong những báu vật của đất nước Miến Điện, ngôi chùa Kyaikhtiyo đặc biệt nằm cheo leo trên một tảng đá lớn gắn vào vách núi. Cách dễ nhất là mua một tour trọn gói thăm Bago và Kyaikhtiyo nếu không đủ thời gian với giá khoảng 70-100 USD. Nếu thảnh thơi, từ Yangon bạn có thể đi Bus đến Kim Pun (điểm gần nhất để lên chùa Kyaikhtiyo) 7000kyat. Từ Kim Pun phải đi xe tải khá chật chội chất đầy du khách để lên đến gần đỉnh núi cheo leo với giá 1500kyat.

- Từ điểm dừng cuối cùng của xe tải còn thêm một chặng đi bộ 4km nữa mới đến được ngôi chùa Núi Vàng nhưng đó là một chuyến đi xứng đáng để nhìn thấy một trong những kiệt tác của Phật Giáo Myanmar do cả con người và thiên nhiên cùng tạo nên.

- Không nên ngủ tại ngay chân núi vì thường giá cao, bạn có thể quay trở lại Kim Pun, nghỉ trong các nhà trọ với giá 5 – 8 USD và đón chuyến bus sớm về lại Bago hôm sau.

- Hành trình từ Kyaikhtiyo bạn có thể dừng chân ở Bago, lang thang qua những ngôi chùa của cố đô hay chợ địa phương để mua quà lưu niệm. Bago là một kinh đô cũ với nhịp sống rất chậm rãi. Hãy để mọi thứ cuốn bạn trôi từ từ những ngày cuối cùng ở Myanmar.

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]

[kythuat]Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính thức của Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng. Các địa danh du lịch chủ yếu nằm ở Yangon (còn gọi là Rangoon), thành phố Bagan và Mandalay. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lòng hiếu khách của con người Myanmar luôn để lại cho du khách ấn tượng khó quên.


Tôn giáo: Myanmar là một quốc gia Phật giáo, vì vậy một chuyến viếng thăm những ngôi chùa sẽ là một phần không thể thiếu trong chuyến du lịch của bạn. Tuy nhiên, bạn nên hết sức lưu ý về trang phục cũng như cử chỉ của mình. Bạn nên mặc những trang phục kín đáo, lịch sự. Không đi giầy, thậm trí là tất khi bước vào cửa những ngôi chùa. Khi ngồi, bạn cũng nên tránh chĩa những ngón chân vào hướng chùa hay vào tượng Phật. Không sờ cũng như không được trỏ ngón tay vào tượng Phật. Trong chùa cũng không nên nói to.

Giao thông: Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi. Để tránh không bị hớ giá xe taxi, bạn cần liên hệ với công ty du lịch. Ngoài ra trong thành phố, bạn có thể đi xe 3 người, một dạng giống như xe lai ở ĐBSCL với 1 đô la cho 3 người. Ăn uống: Người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g chiều, bữa trưa ăn nhẹ. Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn. 

Tiền tệ: Đơn vị tiền tệ của Myanmar là đồng kyat. Tại Myanmar, thẻ tín dụng và séc du lịch không được sử dụng rộng rãi nên bạn có đi đâu trên đất nước Myanmar cũng nên mang theo tiền mặt. Bạn có thể đổi tiền mặt ở các cửa hàng nằm xung quanh khu vực chợ Sule Paya and Bogyoke Aung San tại Yangon. Nếu đổi tiền ở ngay khách sạn hay nhờ các đại lý du lịch thì tiện hơn rất nhiều nhưng tỷ giá thì không cao như ở ngoài.
Lưu ý, bạn có thể mang bất cứ ngoại tệ nào vào đất nước Myanmar nhưng cần phải khai báo với hải quan nếu vượt quá 2.000 đô la Mỹ. Bạn cũng không được phép chuyển đồng kyat ra khỏi đất nước Myanmar. 
Luật pháp: Khi làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan Myanmar kiểm tra rất kỹ hành lý. Bạn chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu (1 lít) và một lọ nước hoa (0,5 lít) vào Myanmar. 

Nếu mang nữ trang, đồ điện tử hay máy quay phim, bạn cũng phải khai báo nếu không muốn bị tịch thu. Kể cả lượng tiền mặt mang theo cũng phải kê khai đầy đủ. Nếu bạn mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ khi bạn rời khỏi Myanmar không được vượt quá lượng ngoại tệ đã mang vào.

Quay phim và chụp hình lại là một vấn đề nhạy cảm ở Myanmar. Đây chính là vẫn đề rắc rối nhất mà nhiều khách du lịch gặp phải. Bạn nên tránh chụp hình hay quay phim ở những điểm nhạy cảm liên quan tới chính trị, bệnh viện, an ninh... Nếu khi chụp hình, bạn bị cảnh sát bắt gặp và bắt phải xóa những tấm hình thì tốt hơn hết là hãy xóa nó đi rồi xin lỗi. Đừng bỏ chạy, hay cố gắng thuyết phục vì điều đó chỉ gây thêm rắc rối cho bạn. 

- Tại Yangoon có rất nhiều ngôi chùa, trong đó Shwedagon – chùa Vàng là nơi đáng để đến thăm nhất. Chùa nằm trên ngọn đồi nhỏ, được dát vàng khắp bảo tháp. Trong chùa có hàng trăm tượng Phật và gian thờ để chiêm bái. Một trong những góc thú vị là nơi “quạt mát cho Phật”, khi lòng người có điều gì phiền não, nóng giận chỉ cần kéo dây làm cho chiếc quạt trên đầu tượng Phật phe phẩy, xua hết mọi sân si trong đời.

- Bảo tàng trưng bày ngay trong khuôn viên chùa là nơi bạn có thể nhìn cận cảnh lá cờ đuôi nheo đính rất nhiều kim cương, hồng ngọc, nhẫn vàng… chứng tỏ cho lòng thành của Phật tử Myanmar.

- Thời điểm thích hợp nhất đến Shwedagon là buổi chiều, khi hoàng hôn xuống dần và bảo tháp vẫn không đổi màu, ánh lên sắc vàng rực rỡ. Những ngày có Phật tử cúng dường dầu, bạn có thể cùng thắp lên một trong hàng ngàn ngọn đèn khi đêm về, ngồi thảnh thơi tại một góc nào đó để quên hết những mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày và không khí vội vàng ngoài kia.

- Thi thoảng có một số người Myanmar hoặc nhà sư sẽ đến chủ động bắt chuyện với bạn, một trong số ấy sẽ là những người muốn xin tiền Tip bởi những thông tin họ chia sẻ nên bạn cần nghiêm khắc và không để họ vòi vĩnh.

- Các món ăn lề đường ở Yangoon ngon khó cưỡng, đặc biệt là thịt và lòng xiên que, tựa tựa món phá lấu ở Việt Nam. Bạn có thể ăn thoải mái tùy thích như thịt, gan, trứng cút nướng, lòng, dạ dày heo, bò và một cây có giá chỉ 5-10 kyat. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ngồi uống trà bên đường, món trà sữa cũng rất ngon.

- Để ăn trưa, chiều ở Yangoon bạn có thể ghé bất cứ quán cơm bình dân nào, với nhiều món rất thú vị như thịt, cá, tôm kho nhưng hơi có mùi gia vị như quế hồi.

- Giá phòng rẻ nhất ở Yangoon từ 5-8 USD cho phòng ở chung dạng ký túc xá, 10-20 USD cho phòng đôi. Một số nhà trọ quen thuộc và tương đối có uy tín như Golden Smile Inn, Okinawa Guest House, Tokyo Guest House, YMCA Yangon.

- Di chuyển xung quanh thành phố khá thú vị với các loại bus (giá vé 200kyat) hay thùng xe tải (giá vé 200 kyat) và bạn có thể đi bất cứ nơi đâu trên bản đồ. Bạn có thể hỏi kỹ những lơ và lái xe trước khi lên và họ đều có thể nói tiếng Anh khá cơ bản.

- Từ Yangoon bạn có thể đi bus đến Bagan (khởi hành 15 giờ) – giá 20 – 25 USD (công ty Ye Ther Aung).
- Không cần tốn nhiều tiền để thuê tuk tuk hay xe ngựa, bạn có thể thuê xe đạp (1.500 – 2.000 kyat/ngày) để đi khắp các địa điểm từ khu Old Bagan, New Bagan đến Nyang U. Ngoài ra, khi đi xe đạp bạn có thể ghé bất cứ ngôi chùa nào mình thích.

- Thế giới của hơn 4.000 ngôi chùa dễ làm bạn lạc bước. Các ngôi chùa nổi tiếng không thể bỏ qua bao gồm Shwezigon (TK 11) ở Nyang U, Ananda (TK11) và Thatbyinnyu (TK 12), Shwegugyi (TK 11) và Shwesandaw (TK11 – nơi ngắm hoàng hôn rất đẹp) ở Old Baga.
- Buổi trưa, bạn cũng có thể nghỉ chân thậm chí ngủ trong lòng chùa rất mát mẻ. Các quán ăn quanh chùa cũng rất rẻ chỉ từ 2-5 USD.

Những hoạt động thú vị ở Bagan:
- Ghé thăm các xưởng làm sơn mài nằm dọc đường từ Old Bagan đến New Bargan.
- Đi chợ địa phương để xem đời sống của người dân Bagan hiền hòa. Bạn có thể mua những cây thanaka (thanakha) – một loại thảo dược mài với ít nước để tạo nên loại bột kem dưỡng da tự nhiên rất phổ biến với các phụ nữ và đàn ông Myanmar.
- Ăn tối ở nhà hàng Nanda (7-10 USD) để xem múa rối dây với các vở kịch miêu tả văn hóa Myanmar trong đó có sự ra đời của các vị Nat – vị thần trong văn hóa tín ngưỡng Myanmar.
- Khi đã xem múa rối bạn nên đến đỉnh Popa – nơi ra đời của những vị Nat phù hộ cho người dân Myanmar, đây là một ngọn núi lửa cổ cách trung tâm Bagan 40km. Trên đỉnh núi có ngôi chùa thờ các vị Nat, Phật với góc nhìn về đồng bằng rất đẹp. Thuê 1 chuyến xe bán tải mini có thùng sau khoảng 35-40 USD và bạn nên rủ 4-6 người hoặc hơn cùng đi để giảm chi phí.
- Để đến Mandalay từ Bagan có một phương tiện thú vị là đi tàu dọc theo dòng sông Ayeyarwadi (Irrawaddy) nhưng bạn phải đặt trước hoặc liên lạc với nhà trọ hoặc khách sạn ở Bagan/Yangoon để có thông tin chi tiết. Bạn có thể sắp xếp hành trình đi ngược lại là đến Mandalay trước rồi đi tàu về lại Bagan.
Mandalay trái ngược với Bagan, bận rộn và ồn ào hơn, giá cả sinh hoạt cũng cao hơn.

Các điểm đến thú vị ở Mandalay:
- Tu viện Shwenandaw với những điêu khắc cực kỳ tinh xảo
- Kuthodaw Paya ngôi chùa có bộ kinh Phật lớn nhất thế giới với 729 “trang sách” được tạc trên đá cẩm thạch cực kỳ ấn tượng.
- Đồi Mandalay với hành trình bách bộ lên đỉnh núi ngắm hoàng hôn bên dòng Ayeyarwady
- Cung điện hoàng gia
- Chùa Mahamuni với tượng Phật mặc áo bào và đội nón ấn tượng với lớp lá vàng trên thân tượng dày 6 inch do các Phật tử qua bao đời dán lên. Đặc biệt nhất là “lễ rửa mặt Phật” diễn ra lúc 4 giờ sáng mà bạn rất nên tham dự trong không khí thiêng liêng.
- Cầu U-bein và tu viện phật giáo ở Amarapura. Trong tu viện giờ cơm trưa cực kỳ ấn tượng với hàng trăm nhà sư xếp hàng nhận cơm. Bạn có thể gặp một nhà sư đang học và tu tập tại đây.

- Bảo tháp Mingun – chỉ với một chuyến đi tàu từ Mandalay ngược dòng Ayeyarwady nửa giờ bạn sẽ đến một không gian hoàn toàn thanh bình. Bảo tháp được xây nửa chừng với vết đứt gãy vì động đất trông vẫn ấn tượng. Một khoảng thời gian thích hợp để thư giãn và trò chuyện với các trẻ em Myanmar bán bưu thiếp rất dễ thương.
- Buổi tối có 2 hoạt động bạn có thể tham gia là đi xem múa hát ở nhà hát Mintha với các điệu múa truyền thống hoặc xem hài kịch châm biếm Moustache Brothers do những thành viên của một gia đình biểu diễn.
Từ Yangon, Bagan, Mandalay bạn đều có thể đến được hồ Inle (Nyaungshwe). 

Chặng Yangon – Inle: khoảng 15.000kyat, 16-20 tiếng
Bagan – Inle: khoảng 11.000kyat, 12 tiếng
Mandalay – Inle: khoảng 10.000kyat, 10 tiếng

- Đến Nyangshwe bạn có thể thuê một chiếc thuyền thân dài rất phổ biến và làm một vòng hồ Inle từ sáng đến chiều với giá 10.000 – 20.000kyat. Thường ra bến thuyền trả giá trực tiếp sẽ rẻ hơn bạn hỏi ở các khách sạn hay nhà trọ.
- Inle là nơi lý tưởng để bạn hít thở không khí của “biển hồ” bao quanh bởi đồi núi trùng điệp. Dành một ngày chỉ để đi thuyền trên hồ, ngắm nhìn những người đàn ông Myanmar chèo thuyền bằng chân, viếng ngôi chùa Phaung daw Oo hay Phaung Daw Oo, ghé cửa hàng lưu niệm và gặp gỡ những phụ nữ cổ dài, mua một tấm lụa đẹp từ làng dệt lụa từ tơ súng, len lỏi trong những ruộng cà chua nổi trên mặt nước, ăn trưa tại nhà hàng nổi giữa hồ…
- Nếu bạn chọn ở ngay trên hồ giá sẽ đắt, đặc biệt là các resort, khách sạn nổi. Các khách đi bụi thường trở lại thị trấn Nyaungshwe gần hồ với giá phòng chỉ từ 5-8 USD như Joy Hotel Guesthouse.

- Kyaikhtiyo hay Golden Rock - chùa Núi Vàng là nơi du khách thường đến nhất nếu chỉ có dưới 4 ngày ở Myanmar và không phải vì vấn đề thời gian mà chính sự độc đáo của ngôi chùa đã kéo những bước chân hành hương và khám phá đến đây.

- Bạn cần ít nhất 2 ngày để ghé thăm một trong những báu vật của đất nước Miến Điện, ngôi chùa Kyaikhtiyo đặc biệt nằm cheo leo trên một tảng đá lớn gắn vào vách núi. Cách dễ nhất là mua một tour trọn gói thăm Bago và Kyaikhtiyo nếu không đủ thời gian với giá khoảng 70-100 USD. Nếu thảnh thơi, từ Yangon bạn có thể đi Bus đến Kim Pun (điểm gần nhất để lên chùa Kyaikhtiyo) 7000kyat. Từ Kim Pun phải đi xe tải khá chật chội chất đầy du khách để lên đến gần đỉnh núi cheo leo với giá 1500kyat.

- Từ điểm dừng cuối cùng của xe tải còn thêm một chặng đi bộ 4km nữa mới đến được ngôi chùa Núi Vàng nhưng đó là một chuyến đi xứng đáng để nhìn thấy một trong những kiệt tác của Phật Giáo Myanmar do cả con người và thiên nhiên cùng tạo nên.

- Không nên ngủ tại ngay chân núi vì thường giá cao, bạn có thể quay trở lại Kim Pun, nghỉ trong các nhà trọ với giá 5 – 8 USD và đón chuyến bus sớm về lại Bago hôm sau.

- Hành trình từ Kyaikhtiyo bạn có thể dừng chân ở Bago, lang thang qua những ngôi chùa của cố đô hay chợ địa phương để mua quà lưu niệm. Bago là một kinh đô cũ với nhịp sống rất chậm rãi. Hãy để mọi thứ cuốn bạn trôi từ từ những ngày cuối cùng ở Myanmar. [/kythuat]
[mota] [/mota]




Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Không nhiều quốc gia đa sắc tộc như Myanmar . Giờ có khoảng 150 nhóm khác nhau, đó là vấn đề Myanmar phải đối đầu, nhất là mỗi khi có xung đột xảy ra. Nhưng nhìn chung người Myanmar hiền. [/tomtat]
[kythuat]Người Myanmar đầu tiên chúng tôi gặp trong trang phục truyền thống là một tài xế taxi đón khách ở sân bay. Anh chàng không to con với một chiếc xà rông quấn rất lạ. Không như của người Lào, người Thái, người Chăm (Việt Nam), xà rông Myanmar được quấn phẳng phiu phía sau, trước bụng là một cục to đùng, bằng chai bia lùn 333. Mỗi bước đi của anh chàng, cục to đùng ấy rung rinh, lúc lắc, nhìn rất ngộ. Chúng tôi thảy đều quan tâm tới nó, có lẽ trong mỗi người có mỗi ý nghĩ khác nhau. 


Đàn ông Myanmar hay ăn trầu, chúng tôi nhìn thấy trên đường phố những anh lính mang súng đi tuần miệng đều đều nhai trầu, môi đỏ tươi. Rõ nhất là đi taxi, các bác tài bọc theo một gói trầu têm sẵn, miếng này ngót ngót lại bỏ tiếp miếng kia vào nhai. Mùi trầu thấm đẫm không gian chật hẹp của chiếc xe. Tuy vậy, tuyệt nhiên không có ống nhổ, họ ăn trầu và nuốt cả nước.

Phụ nữ Myanmar ít trang điểm và tuy trời nắng nóng cũng không thể tìm thấy một người dùng khẩu trang che mặt như ở Việt Nam. Họ đi bộ trên chiếc dép xỏ ngón mà ta hay gọi đại là dép Lào. Trên mặt, phụ nữ dùng một loại phấn thảo dược có mùi thơm để bôi. Nhưng họ chỉ bôi đúng phần má khiến nó trắng nổi bật chứ môi, mắt…đều để tự nhiên. Có lẽ đó là quan niệm về nét đẹp của phụ nữ Myanmar . Đại sứ Chu Công Phùng đã mua sẵn tặng mỗi người một lọ kem này, chúng tôi náo nức dùng ngay. Hóa ra nó không chỉ thơm mà còn có chất bay hơi mạnh khiến da mặt rất mát. Nhưng nó không hẳn mịn như kem phấn bình thường của Thorakao, Lan Hảo…mà để lại trên mặt những vệt nho nhỏ bằng chất xơ.

Phụ nữ Myanmar ăn mặc cũng khá đơn giản, do thành phố Yangon cấm xe máy nên họ thường dùng những chiếc dù đội đầu khi đi ra đường. Chiếc dù và cặp lồng bằng nhôm có 4 ngăn là thứ chúng tôi thường thấy đi kèm với người Myanmar, nhất là các nhà sư. Lý giải về chiếc cặp lồng là trên đường phố rất ít quán ăn.

Đàn ông Myanmar mặc xà rông nhưng người Shan lại mặc quần. Những chiếc quần của họ rất rộng, làm bằng vải thô, mềm tiện lợi cho hoạt động tay chân. Người Shan sống trên hồ Inlay có tài chèo thuyền bằng chân. Họ đứng vững ở mũi thuyền rồi dùng chân vừa giữ vừa di chuyển mái chèo. Tôi thấy cái chân ở đây được dùng giống như người Việt làm cọc chèo. Cách chèo này khá vất vả vì cả thân người phải chuyển động nhiều. Nhưng có lẽ họ đã rất quen thuộc nên thảng hoặc mới thấy có người chèo bằng tay.

Ở cao nguyên Shan có một tộc người bạn hay thấy trên tivi với chiếc cổ dài. Tôi đã từng tưởng các vòng ấy được bổ sung từng chiếc theo chiều dài của cổ. Nhưng tôi nhầm, nó là một ống dài được uốn theo hình tròn. Người đeo vòng cổ phải đeo 24/24 giờ và cả đời. Nó khá nặng và cứng vì vậy không thể nói dễ chịu với người đeo. Cả nhóm thích thú chụp hình với người phụ nữ mà hẳn có nhiều lần bạn nhìn thấy trên tivi. Một cô bé khoảng 10 tuổi rất xinh đẹp cũng đi theo con đường này với chiếc vòng cổ ánh lên màu vàng đồng.

Người Myanmar có cách đặt tên rất lạ, không theo họ cha, họ mẹ, tên anh em không có mối liên kết nào. Thường họ lấy ngày được sinh ra trong tuần kèm theo 1,2 chi tiết nhỏ nữa để đặt tên. Một tuần chỉ có 7 ngày, vì thế người Myanmar trùng tên rất nhiều.

Đất nước Myanmar trải qua nhiều biến động, thăng trầm. từ một nước giàu có nay đang là nước nghèo. Tuy vậy tài nguyên của Myanmar rất lớn, ngoài đá qúy và ngũ cốc họ còn có nhiều điều kiện nữa để phát triển trong vài năm tới. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Việt Nam đã tìm đến đây. Trên đường đi, chúng tôi đã thấy bảng hiệu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- BIDV-. Nghe nói Viettel cũng đã có mặt. Đi qua một xóm nghèo, bất chợt tôi nhìn thấy một vườn Thanh Long xanh tốt. Sự có mặt của thứ trái cây đặc trưng Bình Thuận khiến tôi thấy ngạc nhiên và tò mò. Thanh Long ở đây cũng được trồng theo phương pháp dựa vào trụ đỡ chứ không cho cộng sinh trên cây khác như ở Việt Nam những năm Thanh Long mới du nhập vào. Tuy nhiên, đây chỉ là thử nghiệm, bởi nghe nói vị của trái chua, không ngọt thanh như Thanh Long Bình Thuận của Việt Nam, và chắc kém Thanh Long Thái Lan.

Ở Myanmar đến 5 ngày và đi rất nhiều nhưng tôi chưa từng thấy người ta cãi nhau, đánh nhau. Tại chợ là nơi dễ xảy ra xích mích cũng vậy, chúng tôi lựa đồ, trả giá, mua, không mua…đều thoải mái trước nụ cười hiền lành và dè dặt của người bán. Đặc biệt người Myanmar rất cảm tình với người Việt Nam.

Hẳn Myanmar chưa giàu và chưa mở cửa thoáng như Việt Nam nhưng với cung cách dễ mến, chân thật của người dân, có lẽ họ sẽ chiếm được sự tin tưởng và tình cảm của người nơi xa đến làm ăn và tham quan.  [/kythuat]
[mota] [/mota]



Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Hồi bao cấp toàn ăn độn là chính, nào mì sợi, nào khoai khô, nào sắn lát, nào bobo…bỗng dưng một ngày được ăn thứ gạo hạt tròn vo, trong veo, nấu lên thơm cả xóm, ngon tuyệt. Hương vị ấy còn đọng đến bây giờ, người ta cho biết đấy là gạo Miến Điện. [/tomtat]
[kythuat]Rồi năm tháng qua đi, mình chưa từng nhìn thấy hạt gạo Miến Điện ấy một lần nào nữa. Cái tên một quốc gia châu Á ấy cũng xa xôi, diệu vợi. Mà thực ra lại ở rất gần, chỉ 3 giờ bay là đến. Diện tích Miến Điện gấp đôi Việt Nam nhưng dân số chỉ bằng 70% của ta, vì vậy đất trống nhiều, bay mấy chục phút nhìn xuống đất vẫn không có bóng dáng con người sinh sống.


Miến Điện, giờ gọi Myanmar nằm giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Băngladesh, Lào và Thái Lan là một đất nước của đạo Phật. Tuy là một quốc gia nghèo, lương giảng viên đại học có bằng tiến sĩ chỉ khoảng 1 triệu 4 tiền Việt, lương công nhân 800 ngàn và chi phí gần như bằng Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chùa được xây rất nhiều, khỏang 20% thu nhập của người dân được tự nguyện bỏ ra xây chùa. Trong chùa không có sư, sư ở nhà và lên chùa như khách hành hương. Mọi việc của chùa do người công quả làm nhưng chùa luôn sạch bóng như không có một hạt bụi. Mọi người vào bất cứ chùa nào cũng phải bỏ dép, đi chân trần. Chùa đáng kể nhất có tên là Chùa Vàng được xây cách đây đúng 2.600 năm. Như tên gọi, chùa có một màu vàng đồng nhất do được dát bằng 60 tấn vàng. Ngày cũng như đêm, ánh mặt trời và ánh điện phản chiếu lên hàng chục ngọn tháp của chùa khiến nó lung linh, sáng chói và chiếu sáng một vùng dân cư rộng lớn xung quanh. Muốn xem hết chùa phải mất cả ngày với giá vé 5 USD/người. Nếu bạn vào cửa mà chưa mua vé thì cứ đi xem thoải mái, bạn sẽ gặp hai thanh niên lịch sự hỏi khi gần hết cuộc tham quan, khi ấy mua cũng được. Tuy du khách nhiều nhưng mọi người sẽ vui lòng mua vé vì nghĩ đây là tiền tôn tạo chùa. Điểm thú vị nhất là mé bên phải của chùa, nơi ấy có đánh dấu 1 điểm để du khách ngắm đỉnh tháp. Mỗi điểm cách nhau chỉ trên 1 mét nhưng chỉ cần bạn xê dịch từ điểm này qua điểm kia thì viên ngọc trên đỉnh tháp sẽ chuyển màu từ trắng sang xanh, đỏ, vàng cam.

Chùa Vàng 

Có một ngôi chùa gắn liền với truyền thống giữ nước của Myanmar, đó là chùa trên sông ở Yangon. Người ta nói rằng, khi ấy thực dân Anh tìm được một bức tượng rất đẹp dưới sông và cho chở về Anh. Nhưng tàu cứ nổ máy lên là giật lùi. Bao nhiêu lần như thế, bức tượng đã được để lại đất Myanmar. Lại có người cho rằng bức tượng đã được đem về Anh và mỗi lần Nữ hoàng nhìn thấy lại lên cơn đau đầu và đành trả lại Myanmar. Thêm nữa, người ta nói, tàu của Anh khi đi qua khúc sông này bao giờ cũng hỏng máy…Tất cả phủ lên ngôi chùa này một bức màn huyền ảo, cộng với vẻ đẹp hiếm có của nó khiến du khách nườm nượp tìm tới. Chỉ trong vòng 10 phút chúng tôi đã gặp 2 đoàn, với khoảng trên 20 khách từ Việt Nam qua đến viếng chùa này.



Chùa nổi trên sông, bao nhiêu lần nước dâng nhưng chùa chưa bao giờ bị ngập. Quanh chùa có nhiều cá sinh sống, người dân gọi là cá Thần là không bao giờ sát hại nó. Ngài đại sứ Việt Nam tại Mianma Chu Công Phùng hiểu rất rõ về văn hóa Mianma và ngôi chùa này nên đã mua theo một xâu bỏng ngô. Sau khi viếng chùa và dặn chúng tôi mỗi người chỉ được ước một điều duy nhất, ngài dẫn cả đoàn ra cho cá ăn. Những con cá da trơn nặng 5,7 kg gần như nổi lên mặt nước đón bỏng ngô từ tay người khiến cho bạn sẽ vừa thích vừa sợ hàm răng nhọn đặc trưng của chúng.


Sau hai chặng bay trên 1000 km từ Yangon, chúng tôi tới một vùng đất kỳ lạ của hồ Inle. Những ngôi chùa ở đây nằm trên hồ nước rộng mênh mông, phải đi thêm một chặng ô tô và một chặng thuyền máy nữa mới có thể thắp nhang được. Chùa được xây rất đẹp với những đỉnh tháp nhọn và hoa văn tinh tế.

Trong chùa có những hồ lô bằng vàng. Xưa kia đó là những tượng Phật nhỏ, dân mộ đạo đã mua vàng lá dát lên tượng khiến nó có hình thù và kích thước như ngày nay. Tuy nhiên, nếu bạn là nữ thì bạn không được làm điều này, một nhóm nam giới Myanmar sẽ dát vàng lên tượng thay bạn trong khi bạn đứng nhìn. Với lượng dukhách như hiện nay, có thể vài năm sau những hồ lô này sẽ có kích cỡ gấp đôi.

Ra về, mọi người hỏi ban nãy vào chùa chỉ cho ước một điều, ai ước gì khai ra. Phần lớn ước sức khỏe, có người ước gia đình bình an, có người mong con đậu đại học. Mình, khiêm tốn như xưa nay vẫn, chỉ ước một điều “ước gì được nấy”. [/kythuat]
[mota] [/mota]






Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Đất nước của thiền viện


Năm 2010 tôi xuất gia gieo duyên cùng 2 anh bạn thân thiết, 2 doanh nhân: Liên – giám đốc 1 doanh nghiệp về tư vấn và Khinh Phong – Giám đốc Marketing của Vinamilk. Tôi có duyên lành xuất gia rất tình cờ, bởi trước đó, năm 2009, tôi và Liên cùng tham gia 1 khóa thiền minh sát tuệ Vipassana 10 ngày. Thầy làm lễ xuất gia cho chúng tôi và cũng đã hướng dẫn thiền tứ niệm xứ trong vòng 7 ngày đó là thiền sư nổi tiếng Ashin Tejaniya, Viện chủ thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha của đất mước Myanma. Vào giờ phút tôi đang viết những dòng chữ này, thì cả 2 bạn tôi đã nghỉ việc tại 2 cơ quan trên, trong đó Liên đã xuất gia hẳn thành nhà sư và đang tu tập tại 1 thiền viện trên đất Myanmar đặc biệt này. Chính vì vậy nếu không viết về những thiền viện nơi đây thì quả là 1 thiếu sót.


Cũng muốn nói rằng, hiện nay rất nhiều Phật tử (và kể cả không Phật tử) trên khắp thế giới kéo nhau về Myanmar, Thái Lan và 1 số quốc gia mà thiền phát triển mạnh và có những thiền sư nổi tiếng để học và thực hành. Nhiều doanh nhân và các nhà lãnh đạo lớn cũng tham gia các khóa thiền. Nhiều bạn trẻ chỉ tham gia các chương trình thiền ngắn ngày mà sau này trở thành những doanh nhân, những nhà quản lý xuất sắc thậm chí rất nổi tiếng. Tôi nhắm mắt lại và nhớ về Steve Job: nếu không biết đến thiền, chắc hẳn thế giới này không có 1 Apple như ngày hôm nay.


Khá nhiều người nước ngoài xin visa vào Myanmar để học và hành thiền. Vì visa chỉ cấp có thời hạn 1 -3 tháng (tùy thuộc bạn là công dân nước nào), nên những ai muốn tiếp tục hành thiền dưới sự hướng dẫn của thầy mình phải xin 1 loại visa riêng, hoặc xin gia hạn visa. Nếu không bạn phải ra khỏi lãnh thổ Myanma và xin visa mới để quay lại. 

Ngay tại Yangon, theo chỗ tôi được biết đã có ít nhất 5 trung tâm thiền cho phép người nước ngoài đến hành thiền. Ngoài thầy tôi, thiền sư Ashin Tejaniya, ở Myanma có những vị thầy khác khá nổi tiếng mà nghe tên ai cũng biết. Ví dụ thiền sư Mahasi Sayadaw chẳng hạn. Tuy nhiên để tham gia những chương trình thiền này quý vị cần chuẩn bị kỹ về mọi mặt: tâm lý, thời gian, quyết tâm. Phải biết gác công việc, gia đình, các mối quan hệ, … qua 1 bên để chỉ tâp trung cho thiền. Nếu không sẽ rất lãng phí. 

Một điểm khác cũng muốn nói rằng ở Myanmar nơi thờ Phật và nơi sống của các nhà sư là khác nhau. Các nhà sư không sống tại chùa, nơi thờ Phật. Các nhà sư ở, sinh hoạt và tu tập trong thiền viện. Cũng lưu ý quý vị 1 lần nữa rằng Myanma là đất nước Phật giáo và chùa cũng như thiền viện có ở khắp nơi, tại tất cả các địa phương trên cả nước. 

Chúng ta cũng cần biết rằng ở Myanma có 2 nơi mà có thể hành thiền: trung tâm thiền và thiền viện.Trung tâm thiền là nơi tổ chức các khóa thiền ngắn hạn cho cả cư sỹ lẫn tu sỹ, tức cho cả giới xuất gia và tại gia. Thiền tứ niệm xứ rất phát triển ở Myanma. Đến đây, các thiền sinh ngày đêm thực tập 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm. Thời lượng thiền mỗi ngày thường là ít nhất 10 tiếng, có nơi lên đến 20 tiếng. Mục đích của thiền là để tỉnh thức. Mục đích của thiền là để có tuệ (hay huệ), để giác ngộ và giải thoát. (Chứ không chỉ có mục đích có sức khỏe tốt như nhiều người vẫn nghĩ.)

Mỗi trung tâm thiền có phương pháp và thời khóa biểu khác nhau. Ví dụ tại trung tâm thiền Mahasi, quý thiền sinh ngồi thiền tọa từ 40 phút đến 90 phút cho 1 thời khóa và sau đó đi thiền hành. Điều đó có nghĩa là chúng ta thực tập xen kẽ giữa thiền tọa và thiền hành. Tuy nhiên tại các trung tâm thiền theo trường phái của ngài U Ba Khin (mà sau này ngài Goenka có duyên lành và rất lớn để học được rồi mang ngược về Ấn Độ và mang ra khắp thế giới) nơi mà tôi đã tham gia vài khóa thì sẽ tọa thiền liên tục từ 4h sáng đến 9h tối, trừ lúc nghỉ ăn trưa và uống nước chiều. Mỗi thời thiền không ít hơn 1 tiếng và nghỉ giữa 2 thời chỉ từ 5 đến 15 phút. 

Quý vị sẽ hỏi, tại sao lại có thiền hành. Bản chất là để chống hôn trầm (tức buồn ngủ). Có những thiền sinh mới tập, đến các trung tâm thiền nhưng phần lớn thời gian là ngủ gật hoặc là ngồi ngủ. Kể ra như vậy là khá lãng phí thời gian. Chúng ta đến các trung tâm thiền để quán thân, thọ, tâm, pháp. Chúng ta cần cảnh giác cả với những cảm thọ như dễ chịu, khó chịu, buồn, nhức, mỏi, đau, tức,… Chúng ta quán tất cả để thấy được sự vô thường, khổ, vô ngã. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, nếu thiền tọa mà bị hôn trầm, chúng ta nên thiền hành. Mà rất nên áp dụng pháp như lý tác ý khi thiền hành. 


Tại nhiều thiền viện, các thiền sinh được yêu cầu sống độc cư tức 1 mình. Chúng ta không được phép tiếp xúc với bất cứ ai, không được giao tiếp dù chỉ 1 ánh mắt hay cử chỉ. Thiền sinh chỉ được trình pháp với thầy. Mỗi thiền sinh thường được hướng dẫn rất cụ thể, được nhắc nhở phải tu tập nghiêm túc, viên mật, phải đặc biệt quý trọng Pháp, phải thật sự có quyết tâm ba la mật. Đặc biệt là phải giữ giới. Ngay cả với cư sỹ cũng giữ ít nhất là 8 giới hay 10 giới.

Cá nhân tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu về thiền viện Panditarama nơi thiền sư U Pandita Sayadaw làm viện chủ, trung tâm thiền Pa Auk nơi thiền sư Tawya Sayadaw hướng dẫn và trung tâm thiền Sunlun do 2 thiền sư U Tiloka và U Thondera hướng dẫn. Sẽ có nhiều thông tin bổ ích và lý thú cho quý vị ngay bây giờ và trong tương lai. Để chuẩn bị cho 1 khóa thiền (nếu đủ duyên). 

Cũng phải nói thêm rằng, có nhiều trung tâm thiền được hướng dẫn bởi các cư sỹ. Ngài U Ba Khin là 1 ví dụ. Ngài đã hiểu khá rõ những lời dạy của Đức Phật thông qua chính việc thực hành thiền. Ngài biết rất rõ rằng thiền giúp ích cho tất cả chúng ta, nhất là những ai đang quá bận rộn, những người có nhiều lo toan và bất an. Là 1 cư sỹ, ngài thấy rõ rằng không mấy người có thể dành trọn đời cho việc thiền nên ngài thiết kế ra khóa thiền 10 ngày. Rất nhiều quý sư thầy, sư cô cũng theo học các khóa thiền của ngài hoặc các học trò của ngài, ví dụ như thiền sư Goenka chẳng hạn. (ngài Goenka cũng là 1 cư sỹ Ấn Độ). 

Thiền là 1 môn khoa học. Thiền đã được các nước phương tây nghiên cứu khá kỹ và họ đã ứng dụng thiền vào cuộc sống rất thực tế, rất có ích cho cuộc sống và công việc mỗi ngày. Rất tiếc rằng ở Việt Nam ta hình như thiền bị hiểu sai đi, thậm chí có nơi, có người cho rằng thiền là tôn giáo, là đạo??? Chính vì vậy, có người hiểu sai rằng thiền tức là chỉ ở trong chùa. Tiếc rằng họ chưa hề đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, không đọc sách. Tôi mong rằng mỗi chúng ta nên đọc sách khoa học về thiền, dù chỉ 1 cuốn thôi, hoặc hãy cất công đến 1 trung tâm thiền ở bất cứ nước nào mà do một cư sỹ hướng dẫn.

Tôi cũng xin gửi kèm theo đây danh sách 1 số trung tâm thiền do 1 người bạn - thiền sinh cung cấp để quý vị có cơ sở tìm hiểu và biết đâu lại có cơ duyên hành thiền, nhất là ở chính Myanma, đất nước của xá lợi Phật. 

Trung tâm thiền minh sát tuệ Dhamma Joti 
Wingaba Yele Kyaung
Đường Nga HtatGyi Pagoda, 
Bahan Township, Yangon, Myanmar
Tel: (1) 549 290
Liên lạc: Mr. Banwariji Goenka, Bandoola International Ltd 
Địa chỉ. Số 134, Shwebontha Street, Yangon, Myanmar
Tel: (1) 72467, 248 174, 248 175, Fax: 289 965
299, Bosundat Street, Yangoon, Myanmar
Tel: [95] (01) 524 983; 281 277
Email: BANDOOLAMYANMAR@mtp400.stems.com
Theo truyền thống của ngài U Ba Khin

Trung tâm thiền Chanmyay Yeiktha
55A Kaba Aye Pagoda Road
Kaba Aye P.O. Yangon (Rangoon) 11061
Tel: (01) 661479, Fax: 01- 667050
Email: chanmyay@mptmail.net.mm 
Web site: www.chanmyay.org 
Thiền sư hướng dẫn. Sayadaw U Janaka
Theo truyền thống Vipassana với phương pháp Mahasi Sayadaw

Trung tâm thiền HMAWBI - Chanmyay Yeiktha
No. 588, No. 3 Block, Hmawbi Township, Yangon, Myanmar
Tel: (01) 620-321
Email: chanmyay@mptmail.net.mm 
Web site: www.chanmyay.org 
Thiền sư hướng dẫn: Sayadaw U Janaka
Theo truyền thống: Vipassana với phương pháp Mahasi Sayadaw

Đại học Phật giáo Nguyên thủy International Theravada Buddhist University
Dhammapala Hill, Mayangone P.O. Yangon, Myanmar
Tel: 095-1-665673 / 095-1-660171
Fax: 095-1-665728 / 095-1-660789

Trung tâm thiền Mahasi Sasana Yeiktha
Buddha Sasana Nuggaha Organisation
16, Sasana Yeiktha Road, Yangon, 11201Myanmar
Tel: 01 541971, 552501
Fax: 289960, 289961
Email: Webmaster@mahasi.com 
Web site: www.mahasi.com
Theo truyền thống: Satipatthana Vipassana

Trung tâm thiền Mahavijayaransi Vijjalaya & Mahaatularansi Dhamma Yeiktha 
Kya-Swa Chanung (Valley) 
Sagasaing Hills, Sagaing Township, Myanmar 
Tel: 0011 95 72 21541 
Fax: 0011 95 72 22034
Email: ulkyaswa@myanmar.com.mm
Thiền sư hướng dẫn: Ngài Sayadaw U Lakkhana 
Theo truyền thống: Vipassana using the Mahasi Sayadaw method

Trung tâm thiền Mann Ai Khur Tai
Dhamma Yeiktha Street, Lashio, Bang Shan, Myanmar, Liên lạc: Zao Sra Pannavamsa, Zao Gandhama
Tel: 82-23618
Theo truyền thống: Nguyên thủy Theravada
Thiền sư hướng dẫn: Sao Gandhama

Trung tâm thiền Panditarama
80 A, Thanlwin Road
Shwe Gon Dine P.O., Bahan
Yangon, Myanmar (Burma)
Tel: (951) 535448, 705525
Web site: web.ukonline.co.uk/buddhism/pandita.htm
Thiền sư hướng dẫn: Ven. Sayadaw U Pandita
Theo truyền thống: Vipassana using the Mahasi Sayadaw method

Trung tâm thiền Panditarama (Shwe Taun Gon)
Tel. 0095-1-535448 and 0095-1-705525
Trung tâm thiền này cách Yangon 1 giờ đi xe 

Trung tâm thiền Pak Auk
Đường U Khan Sain, 653 Lower Main Road, Mawlamyine, Mon State, Myanmar
Tel: 032 22132
Web site: www.paauk.org 
Thiền sư hướng dẫn: Ven. Pa Auk Sayadaw
Liên lạc với:U Thet Tin, 30 Myananda Lane, Kyank Grove Quarter, Yankin Township, Yangon
Theo truyền thống: Pak Auk method of meditation

Trung tâm thiền Saddhamma Ransi
7 Zeyar Khemar Road, Mayangone 7SHP. Yangon, Myanmar
Thiền sư hướng dẫn: Ngài Sayadaw U Kundala
Theo truyền thống: Vipassana / Mahasi Sayadaw

Trung tâm thiền quốc tế Shwe Oo Min 
Aung Myay Thar Yar Road, Gone Tala Poung village, Mingaladon township, Yangon, Myanmar
Tel. +95-1- 636402. 
Email: headway@mptmail.net.mm
Theo truyền thống: Cittanupassana Vipassana
Thiền sư hướng dẫn: Ven. Sayadaw U Tejaniya

Trung tâm thiền Myanma Shwe Oo Min Dhamma Thukha Yeikta
North Okkalapa, Yangon 
Tel: 664807
Theo truyền thống: Cittanupassana Vipassana [/kythuat]
[mota] [/mota]

Nhận xét