Myanmar có dân số khoảng 40 tới 55 triệu người. Con số dân cư hiện tại chỉ là ước tính bởi vì cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc cuối cùng, do Bộ Nội và các Vấn đề Tôn giáo tiến hành, đã xảy ra từ năm 1983. Có hơn 600.000 công nhân nhập cư Myanmar có đăng ký tại Thái Lan, và hàng triệu người lao động bất hợp pháp khác. Những công nhân nhập cư Myanmar chiếm 80% số lao động nhập cư tại Thái Lan. Mật độ dân số bình quân của Myanmar là 75 người trên km², một trong những mức thấp nhất vùng Đông Nam Á. Các trại tị nạn tồn tại dọc theo biên giới Ấn Độ-Myanmar, Bangladesh-Myanmar và Myanmar-Thái Lan và hàng ngàn người khác sống tại Malaysia. Những ước tính thận trọng cho rằng hơn 295.800 người tị nạn từ Myanmar, đa số là người Rohingya, Kayin và Karenni.

Myanmar rất đa dạng về chủng tộc dân cư. Dù chính phủ công nhận 135 dân tộc khác nhau, con số thực thấp hơn nhiều. Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số, 10% là người Shan. Người Kayin chiếm 7% dân số, người Rakhine chiếm 4%. Người Hoa chiếm gần 3% dân số[. Người Mon, chiếm 2% dân số, là nhóm người có quan hệ dân tộc và ngôn ngữ với người Khmer. Người Ấn chiếm 2%. Số còn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.

Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar (135 sắc tộc khác nhau) đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này . Người Miên (Burma) chiếm tới 68%, dân tộc Shan (9%), Karren (8%), Rakhine (4%), các dân tộc còn lại không quá 4%. Có tới 89% người Myanmar theo Phật giáo (Thiên chúa giáo-5,6%; Hồi giáo- 3,8%; Hinđu giáo- 0,5%...).

Myanmar có bốn ngữ hệ chính: Hán-Tạng, Nam Á, Tai-Kadai và Ấn-Âu. Các ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng được sử dụng nhiều nhất. Chúng gồm tiếng Myanmar, tiếng Karen, Kachin, tiếng Chin và tiếng Hoa. Ngôn ngữ Tai-Kadai chính là tiếng Shan. Tiếng Mon là ngôn ngữ Nam Á chính được sử dụng ở Myanmar. Hai ngôn ngữ Ấn-Âu chính là tiếng Pali, ngôn ngữ dùng trong nghi thức của Phật giáo Tiểu thừa và tiếng Anh.

Theo Viện Thống kê UNESCO, tỷ lệ biết đọc biết viết chính thức của Myanmar năm 2000 là 89,9%. Về mặt lịch sử, Myanmar có tỷ lệ biết chữ cao. Nhằm đạt mức đánh giá tình trạng quốc gia kém phát triển của Liên hiệp quốc để được cho vay vốn, Myanmar đã hạ thấp mức biết chữ của nước mình từ 78,6% xuống còn 18,7% năm 1987. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính số người biết chữ thực là 30%.

Phật giáo tại Myanmar chủ yếu là phái Tiểu thừa hòa trộn với những đức tin bản địa. 89% dân số nước này theo Phật giáo Tiểu thừa, gồm người Bamar, Rakhine, Shan, Mon và Hoa. 4% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo, chủ yếu là những cư dân vùng cao như Kachin, Chin và Kayin, và Âu Á bởi vì các nhà truyền giáo thường tới các vùng này. Đa số tín đồ Cơ Đốc giáo là Tin Lành, đặc biệt là phái Baptist của Giáo đoàn Baptist Myanmarr. 4% dân số theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni[58]. Hồi giáo thường phát triển trong các cộng đồng dân cư Ấn Độ, Ấn Miến, Ba Tư, Ả Rập, Panthay và Rohingya. Những người dân theo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo không có vị trí quan trọng trong xã hội và thường sống cô lập. Một số nhỏ dân cư theo Hindu giáo.

Nhận xét