[tintuc]



Cách dễ dàng nhất để bạn đến đảo Bintan là đi thuyền từ Singpapore. Chỉ mất khoảng 45 phút đi thuyền (khoảng 50$ cho mỗi lần đi về) là bạn có thể đến với “giấc mơ” của người du lịch.

Đảo Bintan hay Negeri Segantang Lada là một đảo trong quần đảo Riau của Indonesia. Đảo thuộc tỉnh Riau Islands, thủ phủ của tỉnh là Tanjung Pinang, nằm ở phía Nam và là cộng đồng dân cư chính của đảo này. Trên đảo có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng, trong đó nổi tiếng nhất là Bintan Resorts với diện tích 300ha.



Pulau Bintan về cơ bản là một hòn đảo bị tách ra làm 2 phần. Phần đầu tiên, với những sắc màu rực rỡ, đó chính là cổng khu nghỉ dưỡng Bintan, được thiết kế cầu kỳ, mô tả hình ảnh resort ven biển thu nhỏ, nằm phía Bắc của đảo. Và phần còn lại, chính là khu vực mà người dân địa phương sinh sống. Phần còn lại bên kia của hòn đảo là được tách ra hẳn khỏi khu nghĩ dưỡng Bintan bằng những hàng rào to lớn và an ninh canh gác.


Là hòn đảo lớn nhất trong số 3.200 hòn đảo thuộc quần đảo Riau và là tỉnh đảo lớn nhất trong 27 tỉnh của Indonesia, đảo Bintan bao phủ một diện tích khoảng 1.140 km2, có đường bờ biển dài 105 km, dân số chưa đến 250.000 người.



Bintan có lịch sử từ đầu thế kỷ 3. Đảo này phát triển thịnh vượng thành một tiền đồn thương mại trên tuyến đường giữa Trung Hoa và Ấn Độ, và trong nhiều thế kỷ đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Hoa, Vương quốc Anh và Hà Lan khi nó được tuyên bố là một phần của Tây Ấn Hà Lan thông qua hiệp ước Anh – Hà Lan 1824. Trong thế kỷ 12, đảo Bintan nằm ở eo biển Malacca được biết đến với tên “đảo hải tặc” do các hải tặc Mã Lai đã từng cướp các tàu thuyền chạy qua vùng nước đảo này. Đến với Bintan bạn sẽ được chìm đắm trong “hỗn hợp” các nền văn hóa và các dân tộc khác nhau, bao gồm Malay, Bugis, Trung Quốc và một dân tộc đặc biệt gọi là Orang Laut (dân du mục vùng biển).



Để đến đảo Bintan, bạn có thể khởi hành từ HarbourtFront Center (Singapore). Các bạn đến HarbourFront MRT rồi sau đó sẽ thấy bảng chỉ dẫn đến cảng. Mua vé ở Sindo Ferry (Penguin). Ngoài ra còn có nhiều hãng khác cho bạn lựa chọn. Vé khứ hồi tất cả gần 50S$. Đối với vé khứ hồi thì các bạn có thể linh động chọn giờ quay lại Singapore, nhưng phải thực hiện thủ tục trước 1 tiếng.

Hành trình đến 2 thành thị trấn của Bintan – Tanjung Pinang và Tanjung Uban – là phương thức tuyệt vời nhất để tìm hiểu về con người và văn hóa của hòn đảo này. Đến 2 thị trấn này bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon của địa phương, thỏa sức mua sắm hay viếng thăm các ngôi làng truyền thống,… Ngoài ra, bạn còn có thể khám phá ngọn núi cao nhất trong số những ngọn núi thuộc quần đảo Riau – ngọn Bintan Besar với độ cao gần 400 m.

Xóm làng trên đảo mấp mé bên bờ nước. Ảnh: thanhnien

Các chuyến bay đến hòn đảo này rất hạn chế, hầu như không có vì nó không có sân bay quốc tế, nên thường du khách phải dừng tại sân bay của một đảo khác rồi mới đến đây. Nhưng cách dễ dàng nhất để bạn đến Đảo Bintan là đi thuyền từ Singpapore. Chỉ mất khoảng 45 phút đi thuyền (khoảng 50$ cho mỗi lần đi về) là bạn có thể đến với “giấc mơ” của người du lịch. Trên đảo cũng có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng, trong đó nổi tiếng nhất là Bintan Resorts với diện tích 300 ha. Hiện nay, Indonesia đang quảng bá Bintan thành điểm đến cho du khách tiếp theo sau Bali.

Trưa đứng bóng, tiếng cầu kinh từ ngôi đền Hồi giáo vang vọng thinh không, len đến mọi ngõ ngách trên đảo. Ảnh: thanhnien

Có rất nhiều bãi biển đẹp trên đảo, bạn không thể bỏ qua khi đến đây, nằm trên bãi cát trắng mịn, nghe tiếng gió vi vu cùng với ánh nắng của miền nhiệt đới sẽ tạo cảm giác thư thái cho bạn.

Xứ Riau được thiên nhiên ban tặng đảo Bintan với những bờ biển đẹp. Ảnh: thanhnien

Tanjung Pinang, là thành phố cảng chính trên đảo Bintan, thành phố nằm phía Tây của Vịnh Bintan, đây cũng là thành phố lớn nhất trên quần đảo Riau từ đây có thể dễ đàng đi đến Singapore.

Chùa Ular Sungai (sông Snake) là điểm thu hút ở phía đối diện bến cảng Tanjung Pinang. Du khách có thể đến một số hòn đảo nhỏ để thăm thú các làng chài chỉ vài phút đi tàu từ thị trấn và tất nhiên không thể không kể đến đảo Penyangat, nơi có tọa lạc nhiều nhà thờ Hồi giáo, đặc biệt là Masjid Raya, nhà thờ Hồi giáo của hoàng gia cũ.

Nhiều triệu phú, tỉ phú trên thế giới chọn đảo làm nơi tổ chức đám cưới. Ảnh: thanhnien

Tanjung Pinang rất nổi tiếng với các món hải sản ngon và rẻ, có nhiều sự lựa chọn các món hải sản bao gồm vẹm, tôm, cá, mực ống. Các món ăn truyền thống Riau cũng được phục vụ tại đây, một trong những số đó là món đặc sản “Otak Otak” – thịt cá nấu với sữa dừa và gia vị Indonesia, được gói trong lá dừa. Và tất nhiên các bạn cũng có tìm thấy các món cơm truyền thống Padang.

Có thể đến Tanjung Pinang bằng đường hàng không với các chuyến bay khởi hành từ Jakarta. Vì là đảo nên phương tiện đường thủy kết nối với các nơi khác cũng tương đối nhiều, nhiều chuyến phà đến từ Singapore, Malaysia và các đảo lân cận. Nhiều công ty trong nước và quốc tế hoạt động dịch vụ phà vận chuyển hành khách.


[/tintuc]

Nhận xét



[tintuc]

Ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và ẩn dưới thung lũng Paro, phía tây Bhutan, tu viện Paro Taktsang được mệnh danh là Hang Hổ, một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.

Là đất nước nhỏ bé, Bhutan vẫn có nhiều tu viện và công trình Phật giáo linh thiêng. Một trong số đó là Paro Taktsang (hay Taktsang Palphug theo tiếng bản địa), người dân địa phương còn gọi bằng tên Hang Hổ.

Dù dáng vẻ bề ngoài tương tự những tu viện khác ở Bhutan, Paro Taktsang vẫn có hai điểm đặc biệt là con đường đi bộ dẫn lên đền và các động của Hang Hổ. Ngoài ra, giá trị tôn giáo và vẻ đẹp tự nhiên xung quanh cũng là nét đáng chú ý khi du khách tới nơi này.

Ngôi đền Phật giáo trên dãy Himalaya này trở thành biểu tượng văn hóa đồng thời là nơi linh thiêng nhất của đất nước Bhutan. Xây dựng từ năm 1692, Hang Hổ nằm cheo leo trên vách đá cao của thung lũng Paro. Quần thể tu viện có một hang động, nơi Guru Padmasambhava đã ngồi thiền từ thế kỷ thứ 8.

Theo truyền thuyết, Guru Padmasambhava là một nhân vật có tầm quan trọng như Phật, được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai". Tương truyền ông tới thung lũng bằng cách cưỡi hổ, hiện thân là một Dorje Drolo đang rực cháy. Guru Padmasambhava đã ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ liên tục. Ông thiền ở tổng cộng 13 hang động, trong đó Paro Taktsang là hang nổi tiếng nhất.
Hoàn thành quá trình thiền đồng thời đưa Phật giáo đến Bhutan, Guru Padmasambhava trở thành vị thần của đất nước này. 9 thế kỷ sau, tại chính nơi ông thiền, tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng.

Người đặt nền móng cho công trình này là ngài Gyalse Tenzin Rabgye. Theo truyền thuyết khi ngôi đền xây lần đầu, nó được neo trên vách đá bằng tóc của những khandroma - vốn là các nữ yêu quái nhưng được phong làm thần.

Đến Bhutan, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm hành hương tới Hang Hổ - Paro Taktsang. Ngôi đền nằm ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và hơn 914 m so với thung lũng Paro, phía tây đất nước. Bạn có thể tới đó bằng hai cách, leo bộ thẳng lên núi hay cưỡi ngựa tới một điểm rồi dừng để đi bộ tiếp.

Nếu đi thong thả, chuyến bộ hành không mấy khó khăn. Khi bước lên những bậc thang đá giữa tiết trời trong lành mát mẻ của vùng núi, bạn được ngắm nhìn nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp đến khó tin. Tuy nhiên, trước đó du khách sẽ phải vượt chặng đường dài đi qua nhiều nông trang và làng mạc mới tới được lối bậc thang lên đền. Trên đường tới tu viện Paro Taktsang, bạn có cơ hội gặp nhiều nhà sư. Họ sẽ ban phát cho bạn nước thánh, thức ăn và nước uống.

Tu viện bao gồm 4 đền chính và một số nhà ở cho dân, ngoài ra có 8 hang động bao quanh. 4 hang trong số đó, du khách có thể dễ dàng vào thăm. Rất nhiều gian thờ với đèn dầu, các câu Kinh, những bức tranh, tượng Phật màu sắc đẹp bày trong tu viện. Các tòa nhà được kết nối với nhau bằng đường bậc thang đá và một số cây cầu gỗ.

Cấu trúc Paro Taktsang ngày nay đã thay đổi sau vài lần xây sửa lại. Sau khi bị hỏa hoạn tàn phá nặng nề năm 1998, phần còn lại của tu viện được tôn tạo và xây cất lại vào năm 2005. Tuy nhiên, người Bhutan vẫn tâm niệm đây là một nơi không thể bị phá hủy.

Thông tin thêm:

Du khách nên đặt vé máy bay từ Việt Nam sang Bangkok, Thái Lan, sau đó bay tiếp tới Bhutan, hạ cánh ở sân bay Paro. Chính phủ nước này không khuyến khích khách đi tự túc mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa.

Từ trung tâm quận Paro, xe chạy chừng 30 phút đến điểm tập kết để leo lên Hang Hổ. Thời gian đi từ điểm tập kết tới tu viện là khoảng 2,5 giờ.

Du khách phải mặc quần dài, áo dài tay, không được mang ba lô, túi xách hay máy ảnh, điện thoại… vào trong tu viện, trước khi vào các gian thờ phải cởi bỏ giày dép.
[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]

Không chỉ là những biểu tượng nổi bật ở Hàn Quốc, minh chứng cho sự thịnh suy của Phật giáo qua từng thời kỳ lịch sử, ba ngôi chùa này còn là điểm du lịch hấp dẫn những người quan tâm đến kiến trúc, mỹ thuật và tâm linh.

Hàn Quốc không chỉ hấp dẫn bởi thắng cảnh đẹp, các tòa nhà chọc trời, dòng sông thơ mộng mà còn cả văn hóa, tín ngưỡng, di tích lịch sử và đặc biệt là những ngôi chùa mang dấu ấn thịnh suy của Phật giáo.

Chùa Bulguksa - Gyeongju

Năm 1995, Bulguksa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vé vào cửa 3.000 won, tương đương 57.000 đồng. Ảnh: KTO.

Chùa Bulguksa (Phật Quốc Tự) tọa lạc trên sườn núi Tohamsa, cách thành phố Gyeongju (Thành phố di sản) 16 km về phía đông nam. Đây được coi là ngôi chùa cổ nhất Hàn Quốc, được xây dựng bởi Hoàng hậu Beopheung của Vương triều Silla vào năm 528. Thời kỳ này, Phật giáo là Quốc giáo, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống văn hóa, chính trị và tâm linh người Silla. Tầng lớp tăng lữ được xếp vào bậc cao nhất của xã hội cùng với vua và hoàng tộc.

Năm 751, ngôi chùa được Tể tướng Kim Daeseong xây dựng lại to đẹp hơn và hoàn thành năm 774 khi nhà Silla thống nhất bán đảo Triều Tiên. Chùa bao gồm nhiều dãy nhà ngang dọc, trang hoàng như một cung điện. Các vị vua Silla đã vô cùng tự hào khi xây dựng một thế giới Phật tại trần thế. Vì vậy, chùa được đặt tên là Bulguksa, nghĩa là Phật Quốc.

Ngôi chùa xây dựng với kiến trúc hết sức độc đáo. Toàn bộ nền móng được xếp bởi hàng triệu phiến đá to nhỏ đủ kích cỡ, bên trên là các dãy nhà bằng gỗ lộng lẫy, tô điểm bằng các họa tiết hoa sen, trời mây, chim thú với màu ngũ sắc đặc trưng cho tầng lớp cao quý.

Mặt phía trước chùa là hai bậc thang đá còn nguyên vẹn, dẫn đến hai điện thờ chính. Một điện thờ Đức Thích Ca Mâu Ni, điện kia thờ Đức A Di Đà. Theo quan niệm người Silla, Đức Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có công giác ngộ con người, đưa đến đường của Phật. Còn Đức A Di Đà trông coi cõi cực lạc. Con người tu đắc đạo sẽ được về với cõi này.

Trong cuộc xâm lăng của Nhật Bản (1592-1598), ngôi chùa bị thiêu rụi phần gỗ bên trên, chỉ còn lại nền móng bằng đá và đến năm 1604 mới được xây dựng lại. Dưới các triều đại Cao Ly, Triều Tiên và gần đây nhất là nhiệm kỳ của tổng thống Park Chung Hee, chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần.

Chùa Haedong Younggungsa - Busan

Với người dân địa phương chùa Đông Hải Long Cung là một ngôi chùa linh thiêng, nếu ai thành tâm lễ Phật thì cầu sẽ tất được.

Tọa lạc trên những mỏm núi nhấp nhô, hiểm trở bên bờ biển phía đông bắc Busan, chùa Haedong Younggungsa (Đông Hải Long Cung) được xây dựng vào năm 1376, dưới triều đại Cao Ly. Thời kỳ này, Phật giáo vẫn là Quốc giáo và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tâm linh người dân.

Tương truyền ngôi chùa được xây dựng theo giấc mộng của đại sư Naong. Khi đó, đất nước bị hạn hán, mất mùa triền miên. Một đêm, đại sư Naong nằm mơ thấy Long Vương xuất hiện bên bờ biển phía Đông. Biết đây là điềm lành nên Naong đã tâu lên vua Uwang cho xây dựng ngôi chùa, đặt tên là Đông Hải Long Cung. Ngôi chùa được xem như kiệt tác bên bờ biển, kết hợp hài hòa giữa hình ảnh trời và đất, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian địa phương.

Đường dẫn đến cổng chùa là mười hai vị Thần Giáp (12 con giáp) đại diện cho số mệnh con người. Trước cổng là tháp mười tầng và một bánh xe, tương truyền nếu ai cầu nguyện tại đây thì việc đi lại quanh năm sẽ thuận buồm xuôi gió.

Cổng chùa là hình ảnh hai con rồng đang uốn lượn, ngụ ý đây là nơi ngự trị của Rồng và Thần Rồng đang bảo vệ Cõi Phật. Từ cổng chùa vào bên trong có 108 bậc đá và cây cầu bán nguyệt, tượng trưng cho các cung bậc phiền não của con người rằng đến với cõi Phật phải trải qua những cảm xúc này mới thành chính quả.

Chùa Đông Hải Long Cung có một chính điện thờ Phật Thích Ca, một Ban thờ Đức Thần tài mạ vàng ngoài trời và bên phía trái là Điện thờ Đông Hải Long Vương. Trên đỉnh núi cao là tượng Bồ tát Quan Âm bằng đá trắng nhìn ra biển như đang lắng nghe sự cầu nguyện của muôn người và sẵn sàng cứu độ.

Chùa Yatcheonsa - Jeju

Du khách ghé thăm Yatcheonsa sẽ được miễn phí vé vào cửa. Ảnh: KTO.

Tọa lạc trên đỉnh một quả đồi nhìn ra biển tại Taepo Dong thuộc thành phố Seowipo trên đảo Jeju, chùa Yatcheonsa xây dựng từ năm 1988 đến 1996 thì hoàn thành.

Sau thời gian dài trị vì của vương triều Triều Tiên (1392-1910), Phật giáo không được coi trọng, nhiều trung tâm cũng như chùa cổ kính bị phá hủy. Sự trở lại của chùa Yatcheonsa đánh dấu thời kỳ vàng son mới của Phật giáo trên đảo Jeju.

Hiện tại, nơi đây là trụ sở của Thiền phái Tào Khê do Thiền sư Nhật Đà (Ita Sunim, 1929-1999) sáng lập. Chùa Yatcheonsa nổi tiếng bởi dòng suối thần chảy trên núi xuống. Nước từ dòng suối sử dụng để sắc thuốc được cho là có thể chữa bách bệnh nên chùa còn có tên Dược Tuyền Tự.

Chùa gồm 4 tầng, cao 28 m. Bên trong chính điện có 3 bức Đại Phật và 18.000 tượng Phật nhỏ ngự xung quanh tường từ tầng 1 tới tầng 3. Bên ngoài chính điện là khoảng sân rộng với 2 tháp lớn ở hai góc. Một tháp treo trống, chiếc còn lại treo quả chuông nặng 18 tấn. Đây là quả chuông nặng nhất đảo Jeju, đứng thứ hai tại Hàn Quốc.

[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]Được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, là "Cõi Tây Phương cực lạc cuối cùng" trên thế giới, Bhutan còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật cần khám phá. 

Trong sự mơ hồ của một người lần đầu tiên đặt chân đến đây, một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy?

Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.


Sau một đêm dài ngon giấc, sáng sớm, cả đoàn check out khỏi một khách sạn nằm cách biên giới khoảng 180 km và tiếp tục di chuyển về hướng biên giới Ấn Độ - Bhutan. Đó là cửa khẩu thuộc Phuentsholing - India. Cửa khẩu này là tuyến đường bộ duy nhất để bạn có thể nhập cảnh vào Bhutan. Và theo thông tin từ hướng dẫn địa phương thì chúng tôi là đoàn nhiếp ảnh Việt Nam đầu tiên đi tuyến đường này.

Từ độ cao hơn 2000m so với mặt biển, chúng tôi vượt 80km đường đèo dốc quanh co, hiểm trở xuống cao độ 140m, rồi tiếp tục di chuyển khoảng 100km là đến cửa khẩu. Thủ tục xuất cảnh ở đây rất nhanh và đơn giản... Bạn chỉ cần điền đầy đủ vài thông tin vào form sẵn có, trình visa Bhutan, hộ chiếu... Mọi thủ tục được hoàn tất chỉ sau 2 phút.


Một đất nước khuôn phép đến lạ kỳ, gần như 100% người dân Bhutan theo đạo Phật và được trị vì bởi chính phủ hoàng gia. Tinh thần kính vua thờ Phật thể hiện rất rõ trong đời sống của người dân, trong bất kỳ ngôi nhà nào cũng có hình ảnh của Hoàng tộc, trong đó có Shabrung (người lãnh binh thống nhất Bhutan vào thế kỷ 17) và cả đại sư Liên Hoa Sinh – (người đã mang đạo Phật vào đất nước Bhutan).

Giáo lý nhà Phật được dùng như kim chỉ nam trong cuộc sống thường nhật của người dân và cũng là một trong những cốt lõi cơ bản để xây dựng luật pháp của chính phủ hoàng gia. Từ trang phục, cách sinh hoạt đến những vấn đề lớn hơn như giáo giục, y tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên…đều có những quy tắc chuẩn mực của nó.


Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm, bình thường bạn cũng thấy họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.

Quốc phục cho Nam giới thì được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Còn quốc phục của Nữ Giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân. Trông thật rườm rà nhưng khi quan sát kỹ bạn mới thấy nó rất tiện lợi và người dân Bhutan được mặc nó từ khi mới lên 3, nên cảm giác chắc chắn sẽ thoải mái như chúng ta mặc trang phục bình thường.


Không nguy nga tráng lệ, nhưng khi nhìn những ngôi làng hay phố phường ở Bhutan bạn sẽ thấy có một nét đặc trưng rất riêng, nhà xây tường gạch, quét vôi trắng, mái ngói, kèo gỗ, cửa gỗ…rất ít sự khác biệt giữa nhà này với nhà khác.


Điều mà khiến cho người dân Bhutan bớt đi rất nhiều những gánh nặng lo toan, chính là những chính sách mà chính phủ dành cho họ: Y tế, giáo dục tất cả đều miễn phí, người dân nông thôn xây nhà có thể mua gỗ hay vật tư khác của nhà nước với giá rất rẻ, đôi khi chỉ bằng 1% - 2% giá thị trường. Đáng nói thêm nữa là cả hoàng tộc cũng ở những ngôi nhà bình thường như người dân, cung điện chỉ là nơi làm việc, nên cũng không lạ lắm khi người dân rất tôn kính và yêu quý nhà vua của mình.

70% diện tích Bhutan được bao phủ bởi cây rừng, núi non trùng điệp, tiếng chim kêu rộn ràng, dưới suối là những đàn cá tự do tung tăng, một khung cảnh yên bình kỳ lạ mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên hành tinh này.



Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng, giết hại muôn thú…và từ cuối năm 2004 Bhutan cấm hẳn việc mua bán và hút thuốc lá, trở thành một quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.

70% người dân Bhutan sống bằng nghề nông, chủ yếu là hoa màu một phần tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu sang Ấn Độ. Ở Bhutan không trồng được lúa, nên nó được nhập khẩu từ Ấn Độ. Bữa cơm của người dân chủ yếu là rau củ, rất ít thịt cá, có chăng thì cũng chỉ là một lượng rất nhỏ cũng được nhập khẩu.

Thu nhập bình quân 1400$ là một con số không lớn, nhưng những thứ chính yếu trong đời sống đã được chính phủ chăm lo đến mức người dân không còn gì để lo lắng,..có lẽ vì những điều đó mà cuộc sống người dân Bhutan được cho là hạnh phúc nhất thế giới, một trong những điều mà bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này đều mong muốn đạt được.

Vào năm 1972, Quốc vương Jigme Singye Wangchuck đã đưa ra một khái niệm để đánh giá sự phát triển của Bhutan, đó là “Tổng hạnh phúc quốc gia” GNH (Gross National Happiness) thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và họ nhận ra rằng, có nhiều quốc gia với nền kinh tế thịnh vượng nhưng lại đối mặt với hàng loạt những rắc rối xung quanh cuộc sống của người dân, nạn bạo hành, trộm cướp, thất nghiệp,…

Trong một chừng mực nào đó, bạn có thể thấy rằng, việc tạo ra con số cao nhất có thể cho GNH là một việc không hề dễ dàng, nhưng Bhutan đã biến nó thành khái niệm, khái niệm đó là:

GNH = Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Phát triển kinh tế với những chiến lược bền vững + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Luật pháp cai trị hiệu quả.

Và thực hiện nó một cách rất nghiêm túc để đạt được điều gần như không thể.

Cũng chính ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc, mà Bhutan rất hạn chế cấp visa nhập cảnh cho khách du lịch, họ cho rằng khách du lịch có thể sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân của họ và chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện điều này.

Chứng kiến cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, môi trường trong lành, cuộc sống yên bình và hạnh phúc của người dân, khi bạn đặt chân đến đất nước này, chắc hẳn bạn sẽ không bất ngờ khi người ta gọi đó là “Cõi tây phương cực lạc cuối cùng”….

Vài thông tin cần thiết:

- Để đến Bhutan thì bạn có 2 cách: Bằng đường bộ qua cửa khẩu Phuntsholing - Ấn Độ, hoặc đường hàng không từ Thái Lan, Ấn Độ, Nepal. Bhutan chỉ có duy nhất 1 sân bay quốc tế Paro, 2 sân bay còn lại chỉ bay nội địa. Đó cũng chính là 2 cửa ngõ duy nhất để nhập cảnh vào Bhutan.

- Để có thể xin được Visa Bhutan, bắt buộc phải đăng ký theo đoàn và qua 1 công ty du lịch Bhutan. Chi phí tối thiểu bạn phải trả cho 1 người lưu trú 1 ngày là 250 USD (gồm chi phí ăn uống, khách sạn, xe đưa đón), giá này là bắt buộc, nên tùy theo số lượng người và các yêu cầu khác mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng sẽ không dưới 250$.

- Bạn được phép tham quan các đền chùa, nhưng không được chụp ảnh nội thất, khi đến những nơi trang nghiêm, bắt buộc bạn phải mặc trang phục chỉnh tề, quần dài, áo có cổ và mang giày có vớ, không được mang giày vào trong.

- Thuốc lá bị cấm tuyệt đối tại Bhutan, mức án sẽ từ 2 – 5 năm tù giam cho các hành vi vi phạm.

- Người dân Bhutan rất thân thiện và mến khách, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần, hãy làm quen và trò chuyện với họ, rất nhiều người nói được tiếng Anh.

- Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa,…những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến bạn.

Giờ thì mời bạn hãy cùng tôi khám phá một vài địa điểm ở Bhutan nhé… [/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]

Chùa Niết Bàn Tịnh Xá còn gọi là chùa “Phật Nằm” tọa lạc ở trung tâm Bãi Dứa, trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Vì nằm ở vị trí nên thơ đó, nên chùa Niết Bàn Tịnh Xá có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Di tích này được xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Đây là một công trình đồ sộ gồm nhiều phân, nhiều cấp, tọa lạc trên diễn tích rộng gần 10.000m2. Lối đi lên rộng rãi, dọc theo triền dốc.

Đến Niết Bàn Tịnh Xá, du khách sẽ được chào đón ngay lối vào cổng chính với đôi câu đối đầy ý nghĩa: Niết Bàn thị hiện, độ chúng niệm phật tâm thôn, chân giải thoát. Tịnh xá quang minh, vô lậu giác ngộ chánh pháp, hiển như lai.

Ở phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ 2. Cổng chùa có 4 chữ “NIẾT BÀN TỊNH XÁ” tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật

Đi vào phía trong du khách sẽ nhìn thấy hai pho tượng ông Thiện và ông Ác cao lớn đứng hai bên cổng chùa. Bên phải cổng có một bức phù điêu, rộng 2m, cao 4m chạm hình long mã, đầu rồng, chân ngựa bước trên sóng nước, phía trên hạc bay múa trong mây. Phù điêu thực hiện bằng kỹ thuật ốp mảnh sứ men trắng vẽ lam, một kỹ thuật khá thịnh hành ở các chùa miếu, lăng tẩm Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sắc hoa văn mảnh sứ tạo nên sự rực rỡ, trang nhã và sống động cho bức phù điêu. Đối diện với bức phù điêu và phía trước chính điện là trụ phướn thanh thoát, cao vút 21m, gồm 42 não. Trụ phướn được đúc bê tông, dưới to, trên nhỏ dần, xung quanh ốp gạch men màu vàng đỏ, trên có ba nhánh búp sen toả đều ra ba hướng là một nét độc đáo của Niết Bàn Tịnh Xá.

Để lên chính điện, du khách phải đi qua 37 bậc tam cấp. Bên phải ngay lối lên là hòn non bộ và lầu trống có Phật Di Lặc ngồi trên cao. Chính giữa là tượng hộ pháp Di Đà. Chiếc lư đồng Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng) có kích thước lớn, được trang trí khéo léo, công phu là báu vật của chùa.

Khu điện thờ chính của chùa được bày trí thành một vườn hoa Sala theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Nổi bật trong khi chính điện này là bức tượng “Phật Nằm” rất lớn – có lẽ vì vậy mà ngôi chùa có danh xưng Niết Bàn Tịnh Xá. Tượng Phật nhập Niết Bàn, màu nâu hồng tạo khắc đánh bóng công phu, khéo léo nằm nghiêng nhìn về hướng Tây, đầu gối lên tay phải, dài 12m nổi bật giữa chính điện. Vị thế của bức tượng, đầu quay về hướng bắc, chân duỗi thẳng hướng nam, theo truyền thuyết là tư thế của Đức Phật khi nhập Niết Bàn trên tảng đá tại Kusinara, gan bàn chân Phật được khắc 52 điểm ấn.

Bức tượng Phật nhập Niết Bàn càng trở nên sinh động, cuốn hút vì được đặt trong không gian có nhiều công trình Phật giáo mang tính nghệ thuật cao: Phía trên đầu và sau lưng Đức Phật Nhập Niết Bàn là quang cảnh thiên nhiên xanh tươi nổi bật với hai cây Long Thọ đắp nổi nhiều lớp. Những con công, con hạc dang rộng cánh ẩn hiện trong mây, những con sư tử, con hổ, con khỉ phủ phục chầu Đức Phật viên tịch nhập Niết Bàn… Tất cả đều được đắp nổi, chạm khắc công phu với màu sắc hài hoà, thanh khiết tạo nên khung cảnh vừa trang nghiêm vừa sâu lắng chốn cửa Thiền…

Từ gác chuông, toàn cảnh Niết Bàn hiện ra trước mặt du khách. Đó là một công trình kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và biển trời, cây xanh và tiếng chuông ngân tha thiết. Chính điện Niết Bàn Tịnh Xá không lớn, ngoài những pháp khí nhà chùa, chính điện bài trí nhiều tích Phật, trong đó nổi bật là tượng Đức Phật nhập Niết Bàn, một tác phẩm điêu khắc lớn là niềm tự hào của tăng ni, tu sĩ Phật Giáo Vũng Tàu.

Hằng năm, vào dịp các lễ tết, chủ nhật hay ngày rằm, ngày đầu tháng, có hàng vạn lượt khách đến Niết Bàn Tịnh Xá chiêm bái, vãn cảnh. Với một phong cách kiến trúc đặc biệt toạ lạc ở một vị trí tươi đẹp của Bãi Dứa, Niết Bàn Tịnh Xá là một thắng cảnh nổi tiếng của Vũng Tàu được rất nhiều người ở mọi miền đất nước mến mộ và ước mong được một lần vãn cảnh, chiêm bái.

[/tintuc]

Nhận xét



[chitiet]

Chùa Ghositaram được xem là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất ĐBSCL. Với lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa này không chỉ là nơi cúng viếng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách khi đến Bạc Liêu.



Chùa Ghositaram tọa lại tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu chừng 5 km. Khi đi từ hướng trung tâm TP Bạc Liêu về xã Hưng Hội, cách từ xa nhiều km, khách đã có thể thấy đỉnh ngôi chùa với những mái cong, họa tiết vươn cao lên trời.

Khi đến chùa, khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước lối kiến trúc độc đáo, với nhiều màu sắc đẹp mắt của ngôi chùa Khmer này. Chùa có chánh điện, nhà lưu giữ hài cốt, nhà Phật niết bàn…đều có những kiến trúc vẻ đẹp riêng, vừa toát lên vẻ tôn nghiêm nhưng cũng vừa gần gũi.


Sự kết hợp giữa đầu, thân và đuôi rồng tạo nên hình ảnh những chiếc thuyền. Trong Phật tích mà người Khmer thường kể lại thì rồng là con vật thiêng tự biến thành thuyền đưa Phật đi giảng kinh cứu độ chúng sanh.


Nếu phần mái là một tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa tâm linh thì nội và ngoại thất khu chánh điện có thể ví như một bảo tàng mỹ thuật về văn hóa tín ngưỡng Khmer.


Những hoa văn, phù điêu trang trí mang đậm dấu ấn Angkor, từ họa tiết hình cánh sen với những đường cong dịu dàng, thanh thoát đến hình hoa thị mạnh mẽ, cân đối, luôn luôn hiện hữu trên từng ô cửa, hàng hiên.




Được biết, nghệ nhân Danh Sà Rinh đã mất khoảng 4 năm để hoàn tất phần hoa văn trang trí. Đan xen giữa hàng cột trụ chạm khắc tinh xảo là những bức tranh phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo, được thể hiện sống động với màu sắc rực rỡ, cuốn hút người xem.





Với diện tích 427,5m2, cao 36,3m, chùa Ghositaram không chỉ là ngôi chùa Khmer có chánh điện lớn nhất Việt Nam mà còn là nơi tu học, đào tạo hàng ngàn tăng sinh cho các tỉnh thành lân cận. Ngôi chùa như một điểm son trong văn hóa tín ngưỡng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Khu chánh điện...

...với những hoa văn, kiến trúc hình cong đặc trưng văn hóa Khmer.


Nhà lưu giữ hài cốt với kiến trúc độc đáo trên đỉnh.

Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, chùa được xây dựng vào năm 1860 và được tổ chức lễ khánh lần đầu năm 1872. Sau hơn 150 năm, chùa Ghositaram xuống cấp nên Ban trụ trì chùa cho xây mới chánh điện vào cuối năm 2001. Sau khoảng 10 năm xây dựng, chánh điện chùa được khánh thành vào giữa năm 2010. Chánh điện chùa có diện tích hơn 400m2, cao khoảng 40m, có nhiều nét chạm trổ điêu khắc, đắp nổi tranh tượng phù điêu, hoa văn với những họa tiết mang giá trị nghệ thuật cao.

Nhà Phật niết bàn cũng có nét đặc trưng riêng.

Chùa Ghositaram có thể được xem là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung.

[/chitiet]

Nhận xét