[masp] [/masp]

[lichtrinh]Lịch trình: 2 ngày 1 đêm[/lichtrinh]

[time]2024/01/17[/time]

[from]Từ Hồ Chí Minh [/from]

[socho] Số chỗ còn nhận: 10[/socho]

[khoihanh] Khởi hành: 17/01/2024[/khoihanh]

[giaban]1,690,000[/giaban]

[giacu]1,990,000[/giacu]

[chitiet]


Dinh Thầy Thím (Bình Thuận) có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình: chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trên thanh xà cừ của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” có nghĩa là kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ và các trang trí nội thất của Dinh Thầy Thím thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình.

Dinh Thầy Thím là khu du tích lịch sử văn hóa được nhiều người tìm đến để chiêm ngưỡng và cúng bái, nhất là dịp tảo mộ (ngày 5 tháng giêng) và hội Dinh Thầy (15, 16/9 âm lịch) hàng năm. Một trong những nơi nổi tiếng về sự linh thiêng với phong cảnh đẹp của Bình Thuận tìm hiểu truyền thuyết kỳ bí về sự tích của thầy.

Đặc điểm nổi bật của việc thờ cúng ở Dinh Thầy Thím là sự kết hợp hài hòa giữa nét tín ngưỡng miền Trung với niềm tin cháy bỏng của dân miền biển Tam Tân này. Huyền thoại về Thầy Thím còn lưu truyền mãi trong dân gian, ý nghĩa và giá trị của đạo lý, lẽ phải.

Tương truyền trong dân gian: Dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở tỉnh Quãng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt "Tam ban Triều Diễn". Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương nam. Hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân, ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. Tài đức của Đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hai vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật "Thầy, Thím". Cho đến khi hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó và để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao của Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngày nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.

Lagi có bờ biển dài 28km, quanh năm đầy nắng ấm, có nhiều bờ biển đẹp với những cánh rừng dương mênh mông và đồi cát thơ mộng. Lagi thực sự là quê hương của biển xanh, cát trắng và nắng vàng rực rỡ, đầy hấp dẫn.

Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Với chiều cao 800m so với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ. Đá granit là một đặc trưng của ngọn núi này. Đặc biệt ở độ cao 600m, núi Chứa Chan có một ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ.

Hàng năm vào những dịp lễ hoặc những ngày rằm, hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi dến đây thắp hương, cúng tế, cầu nguyện cho gia đình và người thân được bình an. Muốn lên đỉnh núi, cần leo theo đường rừng. Đây là con đường mà người dân và các anh bộ đội sử dụng. Trên đỉnh núi là doanh trại bộ đội và 1 trạm thông tin liên lạc.


NGÀY 1: SÀI GÒN – CHỨA CHAN – LAGI 

Buổi sáng: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn. Ăn sáng trên đường đi. Tiếp tục hành trình xe đưa đoàn tới Núi Chứa Chan tại Xuân Lộc Đồng Nai, ngọn núi cao thứ nhì Đông Nam Bộ với 837m. Quý khách đi cáp treo lên chùa (chi phí tự túc)
  • Viếng chùa Bửu Pháp, Tịnh Xá Ngọc Chơn, chùa Quảng Đạo, chùa Bửu Quang Tự (Chùa Gia Lào) và nghỉ ngơi tại chùa.
Quý khách có thể thưởng thức bánh xèo với rau rừng, bún riêu … đặc sản xứ rừng núi miền sơn cước hoặc chọn mua các loại nam dược lấy từ núi như: Lang Bay, khổ qua núi, chuối hột, sâm liên tử, 
Đoàn tập trung xuống núi, xe đưa đoàn đi dùng cơm trưa. Tới Hàm Thuận Nam, đoàn làm thủ tục nhận phòng nghỉ ngơi. Đoàn tự do tắm biển, vui chơi,… Đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng, tự do dạo biển và nghỉ đêm.

NGÀY 2: LAGI – SÀI GÒN 

08h00: Đoàn khởi hành đi viếng:
  • Dinh Thầy Thím, Mộ Thầy Thím, tọa lạc giữa khu rừng Bàu Cái, thôn Tam Tiên- Hàm Tân – Bình Thuận.
11h00: Đoàn làm thủ tục trả phòng, dùng cơm trưa tại nhà hàng. Khởi hành về Sài gòn
  • Đoàn ghé Chùa Pháp Hội - ngôi chùa lớn nhất Lagi với kiến trúc xây dựng tuyệt đẹp.
18h00: Xe đưa Quý khách về đến điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại Quý khách trong chuyến hành hương sau.




GIÁ TOUR BAO GỒM
  • Khách sạn: resort 4 sao, 2 khách/1 phòng
  • Nước 01 chai 0,5ml/người/ngày 
  • Y tế: thuốc say xe, thuốc cảm, băng cá nhân.
  • Chi phí cáp treo núi Chứa Chan: 160.000 vnd/vé

GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM
  • Chi phí cá nhân, thuế VAT, cúng dường các chùa.


[/chitiet]

Nhận xét