Văn hóa

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanmar, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat.

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanmar, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giới

Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanmar được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa[ Nhiều làng xã ở Myanmar có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanmar. Hệ thống giáo dục Myanmar theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon[66]. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo

Khi thăm các đền chùa và các khuôn viên tôn giáo khác của Phật giáo, khách du lịch phải để đầu trần và đi chân đất, không đội mũ, đi giày dép, đi tất, không được mặc quần sock, áo phông quá mỏng, váy quá ngắn vào đền chùa, cá biệt có nơi không cho phép phụ nữ đến gần ban thờ và trực tiếp thắp hương. Cung tiến vào Hòm công đức là tự nguyện và tùy tâm của du khách.

Du khách cần tìm hiểu quy định về thời gian, địa điểm được chụp ảnh nếu có, nên xin phép người được chụp ảnh, quay phim.

Tôn kính tăng ni (tiếng Myanmar gọi là Sangha) và người già, quan tâm để trẻ em là tập quán của người Myanmar. Du khách khi tiếp xúc với các nhà sư, không nên bắt tay mà chắp tay chào.

Theo phong tục Myanmar, cần bỏ giày dép trước khi bước vào nhà. Chào nhau kèm với một nụ cười là tập quán phổ biến của người Myanmar. Khi đi thăm các làng bản nông thôn, miền núi, du khách nên tìm hiểu trước và thể hiện sự tôn trọng đối với truyền thống và tập quán của địa phương.

Khi quay phim chụp ảnh người dân địa phương, du khách nên tránh các hình ảnh ghi lại sự yếu kém lạc hậu của họ.

Phong tục tập quán:

Người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ. Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn.

Thức ăn myanmar củng khó ăn, người myanmar thường ăn rất khô. Bạn nên đến quán ăn của người Trung quốc, người Thái hoặc nếu ăn các món ăn Myanmar thì đến nhà hàng người Shan, vừa có các cô gái phục vụ đẹp vừa lại ngon miệng. hihi

Người dân Myanmar rất yêu chim chóc và thiên nhiên.

Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên 5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar.

- Khi vào thăm Chùa, Tháp Phật bất kể ai cũng phải cởi giày dép và vớ (tất).
- Phụ nữ không được đến gần đụng chạm vào những vật linh thiêng trong Chùa hay Tháp Phật hoặc chổ dành riêng cho các Sư cầu nguyện tụng kinh.
- Không được mặc áo quần cọc, sóc ngắn khi đến thăm các Chùa, Tháp Phật.
- Phụ nữ không được đụng chạm đến các Vị Sư tu hành, khi cúng dường nên để 1 chiếc khăn trên tay mình vào đồ vật để tay mình không chạm vào được các Sư Thầy.
- Trung tuần tháng tư từ ngày 12 – 17 là ngày hội té nước – “Thingyan” tức là ngày Tết Miến điện. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Vào ngày hội té nước, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, theo truyền thuyết té nước vào nhau để rửa bệnh tật, xua đuổi tà ma.
- Ngày hội đốt đèn vào tháng mười, tương đương với Tết Trung thu ở Việt Nam, đốt đèn để chào đón Phật tổ trở về từ niết bàn. Ngày hội này kéo dài ba ngày, nhà nhà đều đốt đèn, đốt pháo.
- Còn có ngày hội lớn khác là ngày hội độc lập của Myanmar vào ngày 4-1 hằng năm.
- Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu, và mong múa trên nền nhạc truyền thống.
- Vì là đất nước Phật giáo nên du khách đến thăm đều phải thành kính đối với các Sư, Chùa Tháp Phật.
- Không được phép đổi ngoại tệ ở ngoài. Myanmar củng là nước cấm buôn bán trao đổi giao dịch ngoại tệ rất khắt khe. Bạn nên đến đổi ngoại tệ tại các cửa hàng vàng nhưng nhớ là trong chừng cảnh sát và vào phía trong quầy chổ kín đáo. Đừng đổi ngoại tệ ở ngoài chợ đen hay cò ngoại tệ vì giá sẻ thấp và sẻ bị lừa tiền khi đổi. Mấy người này rất ranh ma.

Nhận xét