[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[tomtat]


[/tomtat]

[kythuat]

Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế!

Trong hàng loạt các vì sao, Ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về Ngài "Con người vĩ đại nhất chưa từng có”. Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại này soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại”.

Hãy tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật của chúng ta:

1. Phật giáo là gì?

Phật giáo là lời dạy của Đức Phật.

2. Đức Phật là ai?

Đức Phật là đấng Giác Ngộ hay là bậc Toàn Giác.

SỰ ĐẢN SINH CỦA THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA (SIDDATTHA)

4. Tên của Đức Phật là gì?

Đức Phật tên là Cồ Đàm Tất Đạt Đa (Siddhattha Gotama).

5. Ngài là ai?

Ngài là vị thái tử của dòng họ Thích Ca.

6. Cha của Ngài là ai?

Cha của Ngài là vua Tịnh Phạn (Suddhodana).

7. Ai là mẹ của Ngài?

Mẹ của Ngài là hoàng hậu Ma Da (Maha Maya).

8. Ngài đản sinh vào ngày nào?

Ngài sinh vào năm 623 trước công nguyên vào ngày trăng tròn tháng Vesakha (tháng năm).

9. Ngài đản sinh ở đâu?

Ngài đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) tại biên giới của Nepal và Ấn Độ.



10. Chuyện gì đã xảy ra cho hoàng hậu Maha Maya sau khi hạ sinh Hoàng tử?

Hoàng hậu qua đời bảy ngày sau khi hạ sinh ngài.

11. Bà tái sinh về đâu?

Bà tái sinh về cõi trời Đâu Suất (Tusitha).

12. Ai nuôi dạy Hoàng tử khôn lớn?

Em của mẹ Ngài, bà Ba Xà Ba Đề Gô-ta-mi(Maha Pajapati Gotami), thay mẹ Ngài nuôi dạy Ngài khôn lớn.

13. Dì của Ngài có kết hôn với vua Suddhodana không?

Bà cũng kết hôn với vua Suddhodana.

14. Dì của Ngài có con với vua Suddhodana không?

Bà có một người con trai tên là Nan Đà (Nanda) và một người con gái tên là Tôn Đà Lợi (Sundari).

15. Dân chúng trong nước có vui mừng về sự đản sinh của Hoàng tử Siddhattha không? 

Họ rất vui mừng.

16. Có những điều kỳ diệu xảy ra vào ngày đản sinh của Đức Phật không? 

Có, nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra trong ngày đản sinh của Ngài.

17. Một trong những điều kỳ diệu đó là gì? 

Đức Phật sơ sinh bước trên bảy hoa sen. 

18. Ngài có nói gì không?

Có, Ngài nói như sau: 
“Aggohamasmi lokassa
Jettho setthojamasmi 
Ayam antima jati 
Natthidani punabbavo.”

19. Những từ Pali này có nghĩa là gì?

Nghĩa của chúng là:
"Trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn quí. 
Đây là lần sinh cuối cùng, ta sẽ không bao giờ quay trở lại thế gian này nữa.”

20. Tại sao Ngài lại nói như vậy?

Bởi vì Ngài sẽ trở thành một vị Phật trong tương lai.

21. Thái tử có phải là một đứa trẻ bình thường không?

Không, Ngài là một đứa trẻ phi thường.

CUỘC VIẾNG THĂM CỦA VỊ ẨN SĨ

22. Có nhân vật vĩ đại nào đến thăm hoàng tử sơ sinh này không? 

Có một ẩn sĩ tên là A Tư Đà (Asita), còn gọi là Kala Devala, đến cung điện để thăm Hoàng tử.

23. Vua Tịnh Phạn làm gì?

Nhà vua đem Hoàng tử sơ sinh ra chào ông để bày tỏ lòng kính trọng.

24. Chuyện gì đã xảy ra?

Hoàng tử đưa hai chân đặt trên mái tóc rối của nhà ẩn sĩ.

25. Ông ta có phật lòng về hành động này của Hoàng tử không?

Không, ngay lập tức, ẩn sĩ đứng bật lên từ chiếc ghế và chắp hai tay vái chào Hoàng tử sơ sinh.

26. Tại sao vị ẩn sĩ làm như vậy?

Bởi vì ông biết rằng Hoàng tử sẽ trở thành một vị Phật trong tương lai.

27. Người cha vương giả của Đức Phật sơ sinh đã phản ứng ra sao?

Ông chào con mình, Hoàng tử sơ sinh, giống như vị ẩn sĩ đã chào .

28. Thái độ sau đó của vị ẩn sĩ ra sao?

Vị ẩn sĩ mỉm cười và rồi sau đó bật khóc

29. Tại sao ông ta mỉm cười?

Vì ông biết Hoàng tử sau này sẽ trở thành một vị Phật.

30. Tại sao ông khóc?

Vì ông đã già, ông không còn cơ hội để gặp Đức Phật. 


LỄ ĐẶT TÊN

31. Chuyện gi xảy ra vào ngày thứ năm sau khi Hoàng tử chào đời?

Vua cha mời nhiều người Bà la môn kiến thức uyên bác để đặt tên cho Hoàng tử.

32. Hoàng tử được đặt tên là gì?

Hoàng tử được đặt tên là Sidattha, có nghĩa là “Toại nguyện”.

33. Những người Bà la môn có tuyên đoán điều gì?

Bảy người trong số họ giơ hai ngó tay và nói rằng Hoàng tử sẽ trở thành một bậc Chuyển luân thánh vương (vị vua cai trị toàn cõi vũ trụ) hoặc một vị Phật.

34. Ngài Kiều Trần Như (Kondanna), người Bà la môn trẻ nhất trong số họ tiên đoán ra sao?

Ngài Kondanna đưa lên một ngón tay và nói rằng Hoàng tử chắc chắn sẽ trở thành một vị Phật.

35. Tại sao Đức Phật còn được gọi là Gotama?

Bởi vì Gotama họ của Ngài.

LỄ HẠ ĐIỀN

36. Có điều gì kỳ diệu xảy ra trong thời thơ ấu của Hoàng tử không?

Có. Một sự việc kỳ lạ đã xảy ra vào ngày lễ Hạ điền.

37. Lễ Hạ điền là gì?

Vào ngày lễ, đức vua cùng với hoàng tử sơ sinh, các người bảo mẫu và nhiều người khác ra đồng để cày ruộng.

38. Hoàng tử được đặt ở đâu?
Hoàng tử được đặt trên một chiếc giường nhỏ dưới bóng mát của cây hồng táo.

39. Ai nhìn chừng Hoàng tử?

Các cô bảo mẫu. Sau đó họ cũng bỏ Hoàng tử lại một mình để chạy đi xem lễ.

40. Hoàng tử đã làm gì khi chỉ còn lại một mình? 

Hoàng tử ngồi thiền trên giuờng. 

41. Điều này lạ sao?

Chắc chắn là lạ khi xảy ra đối với một cậu bé nhỏ tuổi.

42. Khi thấy cảnh lạ lùng này, nhà vua đã làm gì?

Nhà vua rất đỗi hân hoan. Ngài chào Hoàng tử và nói, “ Con yêu quý, đây là lần thứ hai ta chào con.”

THỜI THƠ ẤU

43. Hoàng tử có hạnh phúc không?

Hoàng tử là một đứa trẻ hoàng tộc vô cùng hạnh phúc.

44. Hoàng tử có được dạy dỗ tốt không?

Có, Hoàng tử được hưởng một sự giáo dục tốt đẹp và ngài còn giỏi hơn các thầy của mình nữa.

45. Hoàng tử có tinh thông võ nghệ không?

Là con của một vị vua từng tham vào các cuộc chinh phạt, Hoàng tử được huấn luyện một cách đặc biệt về võ thuật. 

46. Hoàng tử có phải là một cậu bé biết vâng lời không?

Hoàng tử là một cậu bé biết vâng lời và ngoan ngoãn.

47. Hoàng tử có tử tế, tốt bụng không?

Hoàng tử yêu thương tất cả, đặc biệt là nhưng con vật khốn khổ.

48. Hoàng tử có hay âu sầu không?

Không bao giờ. Nhưng Hoàng tử rất sâu sắc.

CUỘC SỐNG HÔN NHÂN

49. Việc gì xảy đến khi Hoàng tử được 16 tuổi?

Ngài kết hôn cùng người em họ, công chúa Da Du Đà La (Yasodhara).

50. Tại sao Hoàng tử kết hôn khi còn quá trẻ? 

Bởi vì đó là phong tục của Ân Độ vào thời cổ.

51. Yasodhara là ai?

Nàng là con gái của bà Pamita, em của vua Suddhodana. .

52. Cha của Yasodhara là ai?

Cha của nàng là vua Suppabuddha.

53. Yasodhara có anh, em không?

Nàng có một người em trai tên là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta).

54. Nàng kết hôn vào năm bao nhiêu tuổi?

Yasodhara cũng kết hôn khi được 16 tuổi.

55. Một số người cùng tuổi với Hoàng tử và Yasodhara là ai? 

Ca Lưu Đà Di (Kaludayi), Xa Nặc (Channa) và chú ngựa Kiền Trắc (Kanthaka)

56. Cây gì mọc lên vào ngày sinh nhật của Hoàng tử?

Đó là cây Bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya).

57. Bằng cách nào mà Hoàng tử kết hôn được với Yasodhara?

Bằng cách biểu diễn võ nghệ tinh thông của mình.

58. Hoàng tử và công chúa Yasodhara có sống hạnh phúc nhau không? 

Họ sống với nhau rất hạnh phúc vì họ luôn tâm đầu ý hợp.

59. Họ có bao nhiêu cung điện?

Họ ở trong ba cung điện khác nhau trong ba mùa khác nhau.

60. Sau khi kết hôn, Hoàng tử làm gì?

Ngài chỉ ở trong cung điện, vui hưởng lạc thú thế gian.


61. Thời gian trôi qua, chuyện gì đã xảy ra?

Hoàng tử thường nghĩ ngợi một mình.

62. Hoàng tử có những mối lo sao?

Không, Ngài thấy thương xót cho tất cả chúng sanh.

63. Ngày nọ khi Hoàng tử đến thăm công viên, chuyện gì xảy ra khi Ngài ở đó?

Ngài chứng kiến bốn cảnh tượng lạ.

64. Những cảnh tượng đó là gì?

Một người già, một người bệnh, một xác chết và một thầy tu cao thượng.

65. Hoàng tử có thay đổi gì khi chứng kiến những cảnh tượng này không?

Hoàng tử thay đổi rất nhiều vì Ngài đã hiểu được bản chất của cuộc sống.

66. Hoàng tử nghĩ gì?

Hoàng tử nghĩ rằng Ngài rồi cũng sẽ già, bệnh và chết.

67. Hoàng tử muốn làm điều gì?

Ngài nghĩ đến chuyện rời thế gian để tìm Chân lý và sự An tĩnh.

68. Khi ở tại công viên, Hoàng tử có nhận được tin vui nào không? 

Có, Ngài được báo là công chúa Yasodhara đã sinh được một hoàng nam.

69. Ngài có vui mừng khi nhận được tin này không?

Không. Hoàng tử xem cậu con trai đầu tiên và cuối cùng này như một sự trói buộc.

70. Ngài đã nói gì?

Ngài thốt lên, “Rahu jato!” (“Lại thêm một sự trói buộc!”)

71. Nghe Hoàng tử thốt lên như vậy, vua Suddhodana quyết định đặt tên cho cháu nội của mình là gì?

Ngài đặt tên cho cháu nội của mình là La Hầu La (Rahula).

72. Chuyện gì xảy ra trên đường Hoàng tử trở về?

Một phụ nữ trẻ tên là Kisa Gotami, nhìn thấy Ngài và nói, 
“Nibbuta nuna sa mata - Nibbuta nuna so pita
Nib buta nuna sa nari - Yassa’ yam idiso pati.”

73. Câu nói này có nghĩa là gì?

Nó có nghĩa là, “Lành thay cho người mẹ - Lành thay cho người cha - Lành thay cho người vợ. Ai là người diễm phúc có được một người chồng như Ngài?”

74. Câu nói này có ảnh hưởng gì đến Hoàng tử?

Có, nó thôi thúc Hoàng tử đi tìm Chân lý và sự An tĩnh.

75. Hoàng tử đã làm gì để cảm ơn người phụ nữ?

Ngài ban tặng sợi dây chuyền của Ngài như một lời cảm ơn.

TỪ BỎ CUNG ĐIỆN

76. Trở về nhà, Hoàng tử nghĩ gì?

Ngài nghĩ đến việc từ bỏ cung điện để đi tìm Chân lý và sự An tĩnh.

77. Hoàng tử làm gì vào lúc giữa đêm?

Ngài đi đến phòng của Yasodhara, mở cửa và đứng tại ngưỡng cửa.

78. Ngài có hôn đứa bé không?

Không, Ngài chỉ nhìn vợ và con mình đang say ngủ.

79. Ngài có yêu thương họ không?

Ngài yêu vợ con Ngài vô cùng cũng như Ngài yêu thương tất cả mọi chúng sanh.

80. Tại sao Ngài lại rời bỏ những người mình yêu thương?

Bởi vì Ngài thương xót họ cũng như tất cả mọi chúng sanh.

81. Vì tình yêu dành cho cả thế gian, hoàng tử Siddhattha đã làm gì?

Ngài rời bỏ cung điện vào lúc nửa đêm mà không báo cho phụ vương của mình biết.

82. Ngài ra đi bằng cách nào?

Cùng với Channa, người đánh xe ngựa, Hoàng tử đi trong đêm tối trên lưng Kanthaka, con ngựa mà Ngài yêu mến nhất.

83. Ngài từ bỏ thế gian trần tục này vào năm bao nhiêu tuổi?

Ngài từ bỏ thế gian vào năm 29 tuổi.

84. Ngài đi đâu?

Ngài đi rất xa, vượt qua con sông, rồi ngồi nghỉ trên bờ sông.

85. Ngài đã làm gì với y phục của mình?

Hoàng tử cởi bỏ y phục của mình và trao chúng cho Channa.

86. Ngài nói gì với Channa?

Ngài nói, “Channa bạn hỡi, hãy đem y phục này cùng con ngựa về nhà. Ta sẽ tự truyền giới cho chính mình.”

87. Channa có muốn đi theo Ngài không?

Có, nhưng hoàng tử Siddhattha không cho phép.

88. Chuyện gì xảy ra với con ngựa?
Con ngựa chết vì đau buồn và tái sanh về cõi trời Đao Lợi (Tavatimsa).

89. Làm sao mà Hoàng tử tự truyền giới cho mình được?

Ngài dùng lưỡi gươm cắt tóc và râu, khoác y vàng và trở thành nhà sư.


90. Ai đã cho ngài chiếc áo cà sa?

Một người bạn trước đây của Ngài tên là Ghatikara Maha Brahma đã tặng chiếc y vàng cho Ngài.

91. Ngài chỉ nhận chiếc y vàng thôi sao?

Không, Ngài còn nhận tám vật dụng thiết yếu cho một nhà sư. 

92. Từ Pali cho tám món vật dụng đó là gì?

Từ Pali đó là Attha Parikkhara.

93. Hãy kể tên của tám món vật dụng.

1. Y đôi, 2. Y trên, 3. Y dưới, 4. Bình bát, 5. Dao, 6. Kim, 7. Dây thắt lưng, 8. Lọc nước.

94. Siddhattha còn là một hoàng tử nữa không?

Không, Ngài đã trở thành một nhà tu khổ hạnh lang thang, không của cải, đi tìm Chân lý và sự An tĩnh.

95. Ngài được biết đến với một tên khác chứ?

Ngài được gọi là Bồ tát (Bodhisatta).

96. Bodhisatta có nghĩa là gì?

Bodhisatta nghĩa là một chúng sanh sáng suốt. Đây là cách gọi dành cho một chúng sanh đang phấn đấu để trở thành một vị Phật. 

97. Bodhisatta có nơi nào để ở không?

Ngài không có nơi ở cố định. Ngài sống trong các hang động hoặc dưới bóng mát của các cây.

98. Ngài sống bằng cách nào?

Ngài sống bằng những vật thực do những người có lòng hảo tâm bố thí.

99. Ngài sống cuộc sống kiểu nào?
Đơn độc, Ngài sống một cuộc sống hoàn toàn đơn giản để tìm Chân lý và sự An tĩnh.

ĐẤU TRANH ĐỂ ĐẠT GIÁC NGỘ

100. Bồ tát (Bodhisatta) đã làm gì sau khi tự truyền giới cho mình?

Ngài nhịn ăn một tuần tại Anupiya Mango Grove, để tận hưởng niềm hạnh phúc được sống một mình.

101. Ngài làm gì vào ngày thứ tám?

Với bình bát trong tay, mắt nhìn xuống, Ngài đi đến từng nhà một trên đường để xin thực phẩm.

102. Có phải đó là một cảnh lạ lùng đối với người dân không?

Dân chúng và vua Tần Bà Xa La quá đỗi kinh ngạc trước cảnh một người quý phái như vậy mà lại đi xin ăn.

103. Nhà vua ra lệnh như thế nào?

Nhà vua truyền cho dân chúng tìm hiểu xem Ngài là ai.

104. Sau khi khất thực xong, Bodhisatta làm gì?

Sau khi nhận đủ thực phẩm, Ngài đi đến phiến đá Pandava.

105. Bồ tát cảm thấy như thế nào khi nhìn vào thức ăn mà mình vừa xin được?

Ngài thực sự muốn ói ra khi nhìn đống thức ăn hổ lốn mà từ trước đến giờ Ngài chưa bao giờ thấy.

106. Ngài có dùng thức ăn đó không?

Ngài tự khuyên mình không nên vướng mắc vào thức ăn và ăn thức ăn đó.

107. Chuyện gì xảy ra người sứ giả tường thuật sự việc này lại cho nhà vua?

Nhà vua vội vàng đi đến nơi và xin dâng cho Bồ tát một nửa vương quốc của ngài.

108. Bồ tát có nhận không?

Không, Ngài từ chối nói rằng Ngài chỉ muốn đi tìm sự Giác ngộ.

109. Nhà vua có phật lòng không?

Nhà vua rất hoan hỷ trước mục đích cao thượng đó.

110. Nhà vua nói gì?

Nhà vua mời Ngài hãy ghé thăm vương quốc của nha vua đầu tiên sau khi Ngài đạt Giác ngộ.

TÌM CHÂN LÝ

111. Ngài đã tìm Chân lý bằng cách nào?

Đầu tiên, Ngài tìm đến một nhà tu khổ hạnh nổi tiếng tên là Alara Kalama và thọ giáo với vị thầy này.

112. Ngài có hài lòng với phương pháp tu tập mà vị thầy này dạy cho Ngài không?

Ngài không hài lòng vì phương pháp tu tập này cũng chỉ giúp Ngài đạt tới một cảnh giới nhận thức nào đó mà thôi.

113. Ngài có rời bỏ vị thầy này không?

Vì Ngài không tìm được cái Ngài muốn tìm, Ngài tìm đến một nhà tu khổ hạnh nổi tiếng khác tên là Uất Đầu Lam (Uddaka Ramaputta).

114. Ngài có hài lòng với phương pháp tu tập của vị thầy thứ hai này không?

Ngài cũng không hài lòng vì vị thầy này cũng chỉ dạy cho Ngài đạt tới một cảnh giới nhận thức cao hơn mà thôi.

115. Tại sao Ngài không hài lòng với các cách thức tu tập này?

Vì cái mà Ngài đi tìm là Niết Bàn (Nibbana), sự chấm dứt của tất cả mọi khổ đau.

116. Ngài có vì vậy mà nản lòng không?

Ngài không nản lòng mặc dù Ngài thất vọng. Ngài quyết định tự mình tìm ra Chân lý.

117. Ngài chọn nơi nào để ngồi thiền?

Ngài chọn Ưu lâu tần loa (Uruvela), một nơi đẹp và yên tĩnh.

118. Ai đã tham gia vào cuộc hành trình đi tìm Chân lý cùng Ngài?

Năm vị thầy tu tên là Kiều Trần Như (Kondanna), Bạt Đề (Bhaddiya), Bà sa bi (Vappa), Ma nam câu lợi (Mahanama), và A thấp bà trí ( Assaji) theo Ngài.

119. Kondanna là ai?

Ông là người Bà la môn trẻ tuổi nhất đã tiên đoán tương lai của Hoàng tử sơ sinh vào buổi lễ đặt tên.

120. Những người khác là ai?

Họ là con trai của bốn người Bà La Môn khác cũng có mặt tại buổi lễ đặt tên.

121. Bodhisatta phải tự đấu tranh với bản thân trong bao lâu mới đạt được sự Giác ngộ?

Ngài phải tranh đấu với bản thân trong sáu năm.

122. Ngài đã phấn đấu để đạt được Giác ngộ ra sao?

Ngài thực hành nhiều hình thức ép xác và chịu nhiều đau khổ. Ngài cũng thực hành nhiều cách tu khổ hạnh. Ngài hành hạ cơ thể mình quá mức đến nỗi nó gần như chỉ còn là bộ xương.


123. Việc gì xảy ra cho cơ thể mong manh của Ngài? 

Sắc da màu vàng ròng của Ngài trở nên xanh xao, máu của Ngài khô cạn và hốc mắt lõm sâu. Ngài gần như đang ở bên bờ vực của tử thần.

124. Lúc này, kẻ nào tìm đến với Ngài?

Ma vương (Mara), kẻ độc ác, tìm đến bên Ngài để dụ dỗ.

125. Mara nói gì?

Mara nói : “Ngài chỉ còn da bọc xương và đang cận kề với cái chết. Ngài ôi, Xin Ngài hãy sống, sống tốt hơn, phải không? Vì Ngài có thể thành tựu các phước đức.

126. Bodhisatta trả lời như thế nào?

Ngài trả lời: “Mara, ngươi đến đây chỉ vì lợi ích của chính ngươi. Ta không cần các phước đưc, ta không cần sống, ta chỉ muốn tìm sự Giác ngộ.”

127. Bồ tát có nói cho Mara biết đội quân của y gồm những ai không?

Ngài nói đội quân của Mara gồm mười thứ tham dục.. 

128. Mara có thành công trong việc quyến rũ Bodhisastta hay không?

Không, hắn bỏ đi trong sự thất vọng.

CHỨNG ĐẮC GIÁC NGỘ

129. Bodhisatta có thay đổi phương pháp tu tập không?

Ngài thay đổi cách tu khi thấy việc ép xác không có kết quả.

130. Pháp tu mới mà Ngài áp dụng là gì?

Ngài bỏ lối tu cực đoan và áp dụng con đường Trung Đạo (Majjhima Patipada).

131. Ngài có nghĩ rằng Ngài có thể đắc quả Phật với thân xác gầy mòn như vậy không?

Ngài nghĩ rằng nếu Ngài muốn đắc quả Phật, Ngài cần phải khỏe trở lại, vì vậy Ngài ngưng nhịn ăn và thọ dụng một ít thực phẩm.

132. Năm vị tu sĩ cùng tu với Ngài có bằng lòng khi Ngài thay đổi cách tu không?

Năm vị tu sĩ thất vọng, bỏ Đức Phật lại một mình để đi đến Lộc Uyển (Isipatana).

133. Ngài có nản lòng không?

Không, Ngài có một ý chi sắt đá. Ngài vui vì được sống một mình.

134. Chuyện gì xảy ra vào một ngày nọ khi Ngài đang ngồi dưới cây một cây bồ đề?

Một thiếu phụ tên là Tu Già Đa (Sujata ) dâng Ngài một ít sữa đề hồ (cơm nấu với sữa).


135. Thọ dụng xong thức ăn này, Ngài có khỏe lại không?

Có, Ngài cảm thấy sức khỏe hồi phục và quyết định sẽ ngồi mãi ở đây, chỉ đứng dậy khi nào đã đắc được quả vị Phật.

136. Ngài ngồi dưới cội cây nào?

Ngài ngồi dưới cây bồ đề nổi tiếng tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddha Gaya).

137. Tại sao lại gọi là cây Bồ đề (Bodhi, cây Giác ngộ)?

Gọi là cây Bồ đề vì Bodhisatta đã đắc đạo khi ngồi tu tập tại gốc cây này.
138. Chuyện gì xảy ra vào canh đầu tiên trong đêm Ngài đắc đạo?

Ngài đắc túc mạng minh. Do đắc được minh này nên Ngài có thể nhớ lại các kiếp trước của Ngài.

139. Vào canh giữa của đêm, Ngài đắc được minh gì ?

Ngài đắc thiên nhãn minh. Do đắc được minh này nên Ngài có thể thấy được chúng sanh chết đi và tái sanh trở lại.

140. Chuyện gì xảy ra vào canh cuối của đêm?

Ngài dứt trừ mọi ái dục, ngộ được pháp Tứ Diệu Đế và đắc quả vị Tam Miệu Tam Bồ Đề (Samma Sambuddha).

141. Samma Sambuddha có nghĩa là gì?

Samma Sambuddha có nghĩa là Giác Ngộ Viên Mãn (Viên Giác), bậc Toàn Giác hoặc là bậc Tỉnh thức.

142. Diệu Ðế thứ nhất là gì?

Diệu Ðế thứ nhất là Khổ Ðế.

143. Diệu Ðế thứ hai là gì? 

Diệu Ðế thứ nhì là Tập Ðế, nguyên nhân của sự khổ.

44. Nguyên nhân của sự đau khổ là gì ?

Nguyên nhân của sự đau khổ là lòng tham dục.

145. Diệu Ðế thứ ba là gì? 

Diệu Ðế thứ ba là Diệt Ðế, dứt trừ sự khổ.

146. Diệt Ðế là gì ?

Là Niết Bàn (Nibbana).

147. Diệu Ðế thứ tư là gì? 

Diệu Ðế thứ tư là Ðạo Ðế, con đường đưa đến Niết Bàn, dứt khổ.

148. Bồ Tát đạt Giác Ngộ vào ngày nào?

Vào ngày trăng tròn Vesak vào tháng năm.

149. Ngài thành Phật vào năm bao nhiêu tuổi ? 

Ngài thành Phật vào năm 35 tuổi.


150. Sau khi giác ngộ, Ngài được gọi bằng danh hiệu gì? 

Ngài được tôn xưng là Đức Phật Cồ Ðàm
.
151. Mỗi chúng ta có thể trở thành một vị Phật không? 

Ai cũng có khả năng trở thành Phật.

152. Có các vị Phật đã xuất hiện trong quá khứ không?

Có nhiều vị Phật xuất hiện trong quá khứ.

153. Trong tương lai, sẽ có các vị Phật tương lai xuất hiện không?

Sẽ có nhiều vị Phật xuất hiện trong tương lai.

154. Tên của vị Phật tương lai là gì?

Di Lặc (Metteyya (Maitreya)) là tên của vị Phật tương lai.


[/kythuat]



Nhận xét