[giaban][/giaban]
[giagoc],000 đồng[/giagoc]
[tomtat]
Không chỉ có những quán ăn nổi tiếng và những bãi biển đẹp, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
[/tomtat]

[kythuat]

Có lẽ dù theo đạo giáo nào, ai cũng muốn cầu mong những điều tốt lành đến với mọi người mọi nhà. Xin gợi ý những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để bạn vừa có thể du ngoạn khám phá đầu năm vừa cầu an trong khoảnh khắc giao mùa.

Ăn sáng ở Chùa “Bún Riêu”

Tô bún riêu ngon và đẹp mắt của chùa “Bún Riêu”

Trên Quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, nếu muốn tìm một điểm ăn sáng, bạn đừng mua một ổ bánh mì ăn vội hoặc tạt vào một quán ăn ven đường. Cứ đi trên Quốc lộ 51, bạn sẽ thấy cổng vào khu công nghiệp Gò Dầu bên tay phải, rẽ vào, đi khoảng 500m là thấy Tu viện Phước Hải. Nơi đây được nhiều người gọi là “chùa Bún Riêu” vì thường đãi miễn phí món bún riêu chay.

Trên những chiếc bàn dài của khu nhà ăn luôn có sẵn cơm và các món chay. Nếu muốn ăn món bún riêu danh tiếng thì bạn đến quầy xếp hàng chờ tô bún đến tay rồi tự bưng về bàn. Ở đây, bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích mà không hề nhận được bất kỳ ánh mắt khó chịu nào. Ăn xong, bạn còn được giải khát bằng những bình nước mát hoặc trà đá để sẵn.

Tuy miễn phí nhưng món nào cũng ngon và sạch sẽ, phục vụ lại rất lịch sự, “chuẩn” hơn rất nhiều so với một số trạm dừng chân hoặc quán ăn lề đường. Chính vì vậy, dù là khách hành hương hay khách du lịch, đều vui vẻ góp một ít tiền cúng dường để nhà chùa có thể làm thêm nhiều bữa ngon khác cho người nghèo.

Những chồng tô cao ngất cho biết lượng thực khách mà Tu viện Phước Hải đón tiếp hàng ngày

Người ta thường cho rằng ngôi chùa nào càng tích nhiều công đức thì sẽ càng linh thiêng. Vậy nên không ít người có đức tin, không chỉ đến với Tu viện Phước Hải vì bữa cơm chay đạm bạc mà còn để khẩn cầu điều lành cho chính mình và cho gia đình, đặc biệt là vào thời điểm đầu năm hay những ngày rằm.

Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm – ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam


Đại Tòng Lâm có kiến trúc đẹp, kết hợp hài hòa giữa không gian thiền, không gian học Phật và những mảng xanh


Rời khỏi Tu viện Phước Hải, bạn đi thêm khoảng 8-9km trên Quốc lộ 51 là tới Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự (tên gọi tắt là chùa Đại Tòng Lâm). Đây là một quần thể chùa, thiền viện, trường Phật học, được xây dựng từ năm 1958, đến nay đã có rất nhiều Phật tử và du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, học tập. Chùa rộng đến 100 hecta, có kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp. Như muốn gói gọn chân-thiện-mỹ trong không gian Đại Tòng Lâm, tất cả các khu vực của chùa, từ hồ nước, cây xanh đến chậu hoa, điện Phật… đều được nhà chùa chăm chút kỹ lưỡng. 

48 tượng Phật A Di Đà thẳng tắp và trang nghiêm

Đặc biệt chùa đã được công nhận là “ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam” (năm 2007), chỉ riêng chính điện đã có 9 pho tượng Phật lớn bằng đá hoa cương và 10.000 tượng Phật nhỏ. Năm 2009, chùa lại nhận được kỷ lục “chùa có Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam” với 48 tượng đức Phật A Di Đà. Giữa chốn linh thiêng, được chiêm ngưỡng và bái lạy hàng ngàn pho tượng Phật, tâm bạn dường như được tĩnh lặng và bình an hơn.

Ngôi chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ngoài ra, chùa cũng được xác lập rất nhiều kỷ lục Việt Nam khác như: Chùa có ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam (năm 2006), chùa có tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam (2007), chùa có tượng Tam Thánh Cực Lạc (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí bồ tát) bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam (2010). Chùa cũng là một trong những ngôi trường Phật học lớn nhất nước với sức chứa khoảng 1.000 người.

Tượng Tam Thánh Cực Lạc bằng đá hoa cương lớn nhất VN

Được biết, chùa đang xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đại Tòng Lâm – bệnh viện đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, với quy mô 10 tầng lầu, 500 giường bệnh.

Thích Ca Phật đài – nơi tái hiện cuộc đời của đức Phật Thích Ca

Đi thẳng đến đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu, bạn sẽ gặp Thích Ca Phật Đài. Ngôi chùa nằm trên sườn núi của Núi Lớn, đã được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xếp hạng di tích văn hóa lịch sử.

Bằng việc kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên, Thích Ca Phật Đài đã phần nào tái hiện cuộc đời của đức Phật Thích Ca với tượng Phật đản sanh, tượng thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, tượng Phật Thích Ca thành đạo, tượng đức Phật ngồi trên tòa sen thuyết pháp, tượng đức Phật nhập niết bàn.

Tượng đức Phật thành đạo cao 11,6m

Ngoài ra, chùa còn có một bảo tháp Xá Lợi cao 17m, bên trong có một hộp vàng đựng 13 viên Xá Lợi Phật. Dưới chân Bảo tháp có bốn đỉnh lớn, bên trong đặt đất thiêng được thỉnh về từ nơi đức Phật đản sanh, nơi đức Phật thành đạo, nơi đức Phật chuyển pháp luân và nơi đức Phật nhập niết bàn.

Bảo tháp Xá Lợi và những đỉnh chứa đất thiêng

Đến bên kim thân đức Phật, thành tâm cầu những điều mong ước, để thấy lòng như vơi đi lo âu phiền muộn, dù chẳng ai biết những điều ước có linh ứng hay không.

Và cuối cùng, hãy lắng nghe và quan sát cuộc đời của đức Phật từ Thích Ca Phật Đài, để có dịp chiêm nghiệm về đời, về đạo.



[/kythuat]

Nhận xét