[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[tomtat]
Yaowarat, Phahurat, Khao San, chợ đêm Thepprasit, Phuket Town... là những khu ẩm thực đặc trưng và đa dạng mà bạn không thể bỏ qua khi đến xứ sở Chùa Vàng.
[/tomtat]

[kythuat]

Ẩm thực Thái Lan hấp dẫn khách du lịch bởi vị chua, cay nồng đặc trưng và tính đa dạng trong các món ăn đã được nhiều chuyên gia ẩm thực và CNN Travel công nhận. Dưới đây là một số khu phố ẩm thực được nhiều du khách ghé thăm nhất khi đến Thái Lan:

Khu Yaowarat (khu phố Tàu ở Bangkok)

Phố Tàu ở Bangkok là một địa điểm lý tưởng để bạn thưởng thức các món ăn nổi tiếng của người Trung Quốc, cả trong các khách sạn đắt tiền đến các cửa hàng ăn uống bình dân. Món súp tổ yến bổ dưỡng cũng rất được các du khách du lịch Thái Lan trong và ngoài nước yêu chuộng tại đây. Khao Tom, một cửa hàng cơm được mở suốt đêm chỉ để phục vụ du khách.



Khu Phahurat (khu tiểu Ấn)

Nếu như Yaowarat là phố Tàu thì Phahurat lại được coi như là phố Ấn, một xứ sở thu nhỏ của người Ấn Độ tại đây. Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản từ khắp mọi miền trên đất nước Ấn Độ, đặc biệt là hương vị Bắc Ấn. Ngoài ra, tại đây còn có các cửa hàng của người Punjab và người Pakistan.

Đường Khao San 



Một tụ điểm ẩm thực khác đáng ghé thăm ở Bangkok là đường Khao San. Nơi đây được ví như một “hội chợ ẩm thực Thái Lan và quốc tế”. Bạn có thể tìm thấy từ món chả viên falafel nổi tiếng của Ấn Độ, đồ ăn nhanh Burger King của Mỹ đến khao moo daeng (cơm thịt lợn quay đỏ) và súp gừng nức tiếng xứ sở Chùa Vàng. Một chuyến đi bộ qua Soi Ram Buttree, khúc cong đằng sao chùa Chana Songkhram sẽ giúp bạn có cơ hội khám phá thiên đường đồ uống của Thái Lan.

Chợ đêm Thepprasit (Pattaya)

Thepprasit là chợ đêm lớn nhất Pattaya nằm trên đường cùng tên. Không chỉ nổi tiếng bởi hàng hóa rẻ từ quần áo, túi xách, đồng hồ đến đồ trang trí nhà cửa, đồ điện tử…, nơi này còn mang đến trải nghiệm ẩm thực bốn miền của Thái Lan. Các món ăn, món tráng miệng và hoa quả được bày bán đa dạng ở khu chợ này, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách viếng thăm. Hơn thế, khu chợ đêm này còn tổ chức nhiều cuộc thi âm nhạc truyền thống và các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác nhau đem lại những giây phút giải trí về khuya cho du khách. Chợ chỉ mở vào 3 đêm cuối tuần, từ 5 giờ đến 11 giờ chiều vào thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.

Phuket Town

Được xem là linh hồn lịch sử của hòn đảo lớn nhất Thái Lan, Phuket Town không chỉ lôi cuốn du khách với các quán cà phê với lối kiến trúc tổng hợp của Trung Hoa và Bồ Đào Nha, mà còn là nơi để bạn tìm hiểu văn hóa ẩm thực Thái Lan. Bạn có thể tìm thấy ở đây mọi món ăn Thái đặc sắc từ các món hải sản tươi ngon nhất đảo ở nhà hàng Raya Thai Cuisine, đến mì lên men kanom jeen yêu thích của người Thái, món đậu nành nổi tiếng Samkong…





[/kythuat]




Nhận xét


[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[tomtat]
Những món ăn nổi tiếng và hấp dẫn ở xứ sở chuột túi phải kể đến bush tucker, bánh lamington hay bơ Vegemite...

[/tomtat]

[kythuat]

Du khách thường biết tới Australia không chỉ bởi những bãi biển xinh đẹp, vùng hoang mạc xen kẽ rừng nhiệt đới với hệ sinh thái đa dạng mà còn cả nền ẩm thực độc đáo. Dưới đây là 6 món ăn đặc trưng sẽ để lại nhiều dấu ấn cho du khách khi ghé thăm đất nước này.

Bush tucker

Bush tucker là món khá kén người ăn. 

Món ăn truyền thống của người Australia chính là bush tucker, nguồn gốc từ thổ dân xưa. Thành phần trong bush tucker bao gồm các loại cây cỏ dại, dùng để ăn sống. Ngoài ra, nguyên liệu còn có thịt những loài động vật được săn bắn như kỳ đà, kỳ nhông, sâu nhộng nướng chín... Vì thành phần cùng cách chế biến khác lạ nên món ăn này không phải ai cũng thích ngay khi mới nếm thử.

Bơ Vegemite

Bơ Vegemite được bán rộng rãi tại Australia từ năm 1923. 

Được coi như linh hồn ẩm thực Australia, bơ Vegemite là một loại "gia vị" không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân nơi đây. Mọi người dùngVegemite với bánh mì trong bữa sáng, các món khai vị và cả món chính. Loại bơ này được chế biến từ bọt bia, vị mặn và mùi hơi khó chịu. Tuy vậy, bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ góc bếp nhỏ xinh nào của người Australia.

Bánh lamington

Niềm tự hào của người Australia chính là bánh lamington. 

Là loại bánh ngọt phổ biến và được xem như niềm tự hào của người bản xứ, bạn có thể tìm thấy lamington ở bất cứ đâu như siêu thị, các quán ăn cao cấp hay nhà riêng. Bánh được làm từ hai nguyên liệu chính là chocolate, dừa tươi cùng một số thành phần khác như mứt trái cây hay kem tươi.Lamington hấp dẫn thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn có thể ngắm nghía những khối bánh vuông bé xinh phủ cơm dừa khô trên nền nâu đen của chocolate trước khi nếm thử.

Lớp chocolate phủ bên ngoài là điều quan trọng nhất trong quá trình làmlamington. Theo đó, chúng phải bóng mượt, độ ngọt vừa đủ và không quá dày. Khi lớp phủ còn ẩm, bánh được lăn qua cơm dừa sấy khô.

Ngoài dạng truyền thống, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại biến tấu khác như lamington cốt trà xanh kết hợp chocolate trắng, cốt bánh nhân mứt...

Thịt nướng (BBQ)

Các công viên tại Australia có hẳn khu vực riêng phục vụ tiệc nướng BBQ. 

Người Australia rất thích các bữa tiệc ngoài trời, thịt nướng barbeque (BBQ) do vậy được coi là lựa chọn số một. Những siêu thị Australia còn bán cả thịt đã tẩm ướp sẵn để phục vụ nhu cầu người dân. Bạn có thể lựa chọn các món nướng từ thịt cá sấu, thịt bò hay cá ngừ.

Thịt kangaroo

Thịt kangaroo ít béo, nhiều đạm được nhiều người ưa chuộng.

Vốn được mệnh danh là xứ sở chuột túi (kangaroo), các món ăn từ loài động vật này cũng là đặc sản ở Australia. Với đặc điểm thơm, ngọt, ít béo, thịt kangaroo dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, xào, bít tết, nấu canh...

Món được nhiều người yêu thích nhất vẫn là kangaroo nướng. Bạn có thể thưởng thức tại các nhà hàng, khách sạn nhưng tuyệt nhất vẫn là trong những bữa tiệc ngoài trời.

Bánh pavlova

Kiwi là loại trái cây tạo nhiều cảm giác nhất khi kết hợp cùng bánh pavlova 

Đến Australia mà chưa thưởng thức bánh pavlova, chuyến đi của bạn có thể nói là chưa thực sự trọn vẹn. Đây là món bánh rất được ưa chuộng ở đất nước chuột túi. Tên gọi pavlova xuất phát từ một vũ công Nga là Anna Pavlova - người từng bị coi không đủ tiêu chuẩn về hình thể trong nghề múa. Tuy nhiên, chính sự uyển chuyển trong từng điệu nhảy của cô đã mê hoặc công chúng, tạo cảm hứng cho những đầu bếp bản xứ sáng tạo ra chiếc bánh.

Thành phần chính của pavlova dường như phá vỡ mọi quy tắc ẩm thực, chỉ sử dụng lòng trắng trứng gà đánh bông cùng sữa hay đường. Bằng sự khéo léo và tài tình, người đầu bếp biến những nguyên liệu mỏng manh ấy thành chiếc bánh vuông vắn, thơm ngon. Pavlova thường ngọt đậm đà, hay ăn cùng các loại trái cây tươi mát có vị chua nhẹ nhàng.

[/kythuat]




Nhận xét


[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[tomtat]
Là đất nước có nền văn hóa nổi tiếng thế giới song nền ẩm thực của Sri Lanka vẫn còn xa lạ với người Việt Nam.

[/tomtat]

[kythuat]




Vẻ đẹp tự nhiên cùng những di sản văn hóa đặc sắc của Sri Lanka đã khiến đảo quốc Nam Á này trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng. Cũng bởi thế nên nền ẩm thực Sri Lanka là sự kết hợp sáng tạo giữa ẩm thực phương Đông và ẩm thực phương Tây.

Ẩm thực truyền thống

Đa số người Sri Lanka thích làm các ăn món ăn truyền thống, chế tạo các đồ truyền thống và thể hiện mình thông qua nghệ thuật truyền thống. Cơm là món ăn chủ yếu hàng ngày và có cả trong các dịp đặc biệt. Đặc biệt món Pittu là hỗn hợp gạo rang trộn với nước dừa tươi, sau đó được nấu trong ống tre. Món này gần giống với cơm lam của Việt Nam song hương vị thì hơn hẳn. 

Người dân bản địa Sri Lanka chỉ dùng cơm cà ri trong những dịp đặc biệt. Cơm được nấu từ loại gạo ngon và dẻo nhất, ngâm nước cốt dừa, bột cà ri rồi nấu cùng quế, tử đinh hương và không thể thiếu hương vị của quả cardomon - gia vị đặc trưng của hòn đảo xinh đẹp này. Các món cà ri cay lại là món ăn ưa thích của người dân nơi đây vào bữa trưa và bữa tối. Không chỉ được làm từ thịt hoặc cá mà món này còn được làm từ rau và thậm chí từ hoa quả.

Một bữa ăn điển hình của người Sri Lanka bao gồm một món cà ri chính (làm từ cá, gà, bò, lợn hoặc cừu) và một vài món cà ri khác làm từ rau và đậu lăng. Ngoài ra còn có thêm đĩa dưa góp, các loại sốt và một loại sốt rất cay có tên gọi sambol. Nước sốt sambol là một trong những loại sốt cay nhất thế giới. Katta sambol được làm từ cá khô được ươm trong muối, ớt và nước chanh chua. Nếu cầu kỳ hơn, Seeni sambol sẽ được chưng cất từ hỗn hợp cá Maldive, hành tây, ớt xanh, nước cốt dừa, dầu dừa, đường, muối, bayleaf và ớt bột đỏ. Dù vị cay “xé lưỡi” nhưng sambol vẫn nổi tiếng về sự quyến rũ khi ăn kèm những món ăn Sri Lanka.

Bữa sáng cổ truyền của người dân Sri Lanka là món Hopper. Hopper làm từ bột gạo, nước cốt dừa và một chút rượu cọ được cho vào tạo vị chua và làm tăng khả năng lên men của bột. Món này thường dùng kèm với sốt Lunumiris - một loại sốt rất cay làm từ hành đỏ và các loại gia vị. Với những khách đến du lịch thì sẽ thấy món ăn này có vị chua cay rất kì lạ. Các món ăn nơi đây được chế biến đều có thêm nguyên liệu là nước cốt dừa và nó mang lại hương vị đặc trưng cho nền văn ẩm thực này.

Tráng miệng ngọt ngào

Nếu món chính luôn đầy đủ vị cay ở nhiều tầng bậc: cay dịu, cay gắt, cay nồng… thì món tráng miệng ở đây lại rất ngọt ngào. Bánh Dodol có thể liệt vào những loại bánh ngọt nhất thế giới với vị ngọt đậm, nhưng không khó ăn. Các loại bánh kẹo khác cũng có vị ngọt rất thú vị: Kiri Toffee giòn nhưng mềm ngay khi cho vào miệng mang vị ngọt mạch nha, Alpha ngọt mềm và thơm ngậy mùi sữa, Kavum lại có vị ngọt pha chút mặn. Mum Kavum thì có vị ngọt giống những chiếc bánh gatô hấp dẫn.

Bánh Muscat kiểu Sri Lanka rất dễ gây ấn tượng bởi dai mềm vị ngọt vừa phải, nhân làm từ bí đỏ màu sắc hấp dẫn và dùng với trà đen Ceylon hảo hạng. Những người giàu có còn ưa dùng món Jaggery pudding (còn có tên gọi là wattalapam) được làm từ nước dừa, đường thốt nốt, hạt đào lộn hột, trứng, quế, tử đinh hương và nhục đậu khấu có vị ngọt đậm và sắc… Một số loại bánh khác cũng được ưa chuộng như cadjunut với xoài và kem hoa quả. Ngoài ra, món Kiribath lại là gạo nấu với nước dừa đặc cùng với sốt Lunumiris thành món tráng miệng không ngọt độc đáo.

Nét khác biệt

Người Sri Lanka sử dụng các loại gia vị rất tự do và thường không tuân theo một công thức chính xác nào, do đó món cà ri sẽ có sự khác biệt về mùi vị. Một phần do người dân đến từ các vùng khác nhau trên hòn đảo có truyền thống nấu ăn theo những cách khác nhau. Hơn nữa những người dân tộc và các nhóm tôn giáo lại nấu ăn theo phong tục của họ tạo ra sự đa dạng, phong phú, biến chuyển không ngừng cho các món ăn. 

Mặc dù món ăn Sri Lanka tương tự như món ăn miền Nam Ấn Độ ở việc sử dụng ớt, bạch đậu khấu, thìa là, rau mùi và các loại gia vị khác nhưng nó vẫn có mùi vị riêng. Thường thì sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cá ở vùng biển Maldive. Nói chung món ăn Sri Lanka cay hơn rất nhiều so với món ăn miền nam Ấn Độ. Trong đó, nhiều món ăn Sri Lanka được cho là những món ăn cay nhất thế giới.

Thực phẩm Sri Lanka cũng có ảnh hưởng từ Hà Lan và Bồ Đào Nha. Cộng đồng Burgher trên đảo gìn giữ nét văn hóa này thông qua các món ăn ưa thích truyền thống như Lamprais: gạo nấu cuốn trong lá chuối rồi nướng, Breudher: bánh Giáng sinh Hà Lan và Bolo Fiado: bánh kiểu Bồ Đào Nha.

Khám phá những món ăn đặc sắc với những hương vị đậm đà bản chất văn hóa của quốc đảo xinh đẹp này sẽ còn mang lại nhiều điều thú vị.


[/kythuat]

Nhận xét


[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[tomtat]
Đến Myanmar và thưởng thức ẩm thực theo phong cách của người dân xứ này.

[/tomtat]

[kythuat]



Myanmar là một quốc gia được được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, nhiều nguồn tài nguyên đa dạng. Chính những thuận lợi đó đã cung cấp một nguồn lương thực lớn quanh năm cho đất nước này. Ở Myanmar gạo cũng là thực phẩm chính chiếm 75% các bữa ăn của người dân nơi đây. Bữa ăn luôn kèm với các món thịt, cá, súp, salad và rau nấu theo cách riêng của người Myanmar.


Trong bữa ăn, tất cả các món ăn được đặt hết trên bàn ăn và thực khách có thể chọn riêng các món kết hợp với nhau cho phù hợp với khẩu vị của từng người. Ở Myanmar, phương pháp nấu ăn phổ biến nhất là chiên cá hoặc thịt trong dầu sôi với hành khô, tỏi, gừng, nghệ, ớt và gia vị. Các gia vị thiết yếu và phổ biến nhất là loại gia vị làm từ cá hoặc tôm được bảo quảnvới bột ớt.


Hầu hết các món ăn nhẹ truyền thống Myanmar đều làm từ gạo hoặc gạo nếp rất giàu hương vị và đa dạng. Món Mohinga hoặc mỳ gạo ăn với súp cá là món mà người Myanmar yêu thích nhất. Món ăn này được người Myanmar chủ yếu sử dụng vào bữa ăn sáng và trong những dịp đặc biệt. Laphet (nước chè lá) với một ít dầu, thêm đĩa hạt vừng, đậu phộng rang và tỏi chiên là món ăn phổ biến điển hình của Myanmar.

Lịch sử của ẩm thực Myanmar

Người dân Myanmar có nền ẩm thực truyền thống lâu đời và cho đến nay, họ vẫn giữ được những nét văn hóa đó trong ẩm thực hiện đại. Myanmar là một nước nông nghiệp với lúa là cây trồng chủ yếu. Myanmar từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.


Myanmar nằm giữa hai nền văn hóa lớn nên không chỉ tôn giáo, văn hóa mà cả nền ẩm thực Myanmar cũng bị ảnh hưởng. Trong thời kỳ thuộc địa, văn hóa của Trung Quốc và Ấn Độ tác động rất lớn đến ẩm thực truyền thống của Myanmar khiến nền ẩm thực có những nét pha trộn rất sáng tạo. Trong thời đại toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, tất cả các món ăn nổi tiếng trên thế giới đều có mặt tại đất nước này nhưng hầu hết người dân Myanmar vẫn rất trân trọng ẩm thực của riêng họ. Cho đến nay, người dân Myanmar vẫn đảm bảo tính độc đáo trong những món ăn truyền thống.

Phong cách ẩm thực trên bàn ăn Myanmar

Các loại bàn được sử dụng phổ biến nhất ở Myanmar có hình tròn và thấp. Các thực khách luôn phải ngồi trên sàn hoặc chiếu ngồi để thưởng thức các món ăn. Ngay cả khi bàn phải mang hình dạng, chiều cao theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể sử dụng trong tất cả các gia đình và nhà hàng thì bàn ăn cũng cần phải đủ kích cỡ để thực khách có thể tiếp cận tất cả các món ăn trên bàn. Tất cả các món ăn đã sẵn sàng tốt hơn là phục vụ các món riêng liên tục. Không có các món khai vị hoặc rượu vang đồng nghĩa với việc thiếu sự hiếu khách tại bữa ăn. Những gì thực khách chờ đợi là nước uống, nước ép hoặc một cốc chè xanh.


Khi tất cả thức ăn đã dọn trên bàn, thực khách có thể bắt đầu bữa ăn bằng cách lấy những phần nhỏ vào bát của mình. Thông thường, người Myanmar ăn bằng tay nhưng các món ăn vẫn có những chiếc thìa đi kèm để giữ tay trái luôn sạch. Riêng món súp luôn được để chung trong một bát lớn và mọi người cùng chia sẻ với nhau

Thìa và dĩa cũng trở nên phổ biến hơn nhưng lại không đi kèm với cả dao. Những người già và khách quý được ưu tiên bằng việc lấy món cà ry đầu tiên. Sau đó chủ nhà sẽ hỏi những người khách về việc thưởng thức món cà ry và sẽ phục vụ một thìa cà ry đầy ụ cho mỗi vị khách muốn ăn.



Bữa tối lại có những điều đặc biệt hơn. Thường sau khi thưởng thức xong các món ăn, người dân Myanmar để dư lại một ít cơm mới như là một dấu hiệu của sự mong muốn. Cơm và cà ry luôn ăn cùng nhau chứ không dùng riêng biệt. Súp thì lại có thể ăn lúc nào tùy thích. Khi kết thúc bữa ăn, những gì thực khách sẽ tráng miệng là nước trà lá, trái cây hoặc trà xanh và nước trái cây pha đường thốt nốt.

Đến Myanmar và thưởng thức ẩm thức nơi này, bạn sẽ thấy có đôi chút đồng cảm lại pha thêm cảm giác lạ lẫm thú vị.

[/kythuat]


Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Được mệnh danh là "ngôi sao đang lên" của du lịch châu Á, ẩm thực của đất nước Myanmar cũng được nhiều người quan tâm. [/tomtat]
[kythuat]

1. Salad lá trà

Một trong những món ăn nổi tiếng nhất của người Myanmar là lepehet hay lá trà lên men. Những chiếc lá này được sử dụng để làm món salad nổi tiếng.

Để làm món salad này, những lá trà chua, hơi đắng được trộn đều với bắp cải thái sợi, cà chua, đỗ, hạt dẻ và tỏi, ớt. Món ăn này được dùng trong nhiều hoàn cảnh: để ăn vặt, ăn khai vị hay ăn kèm với cơm.

Tuy nhiên, người Myanmar khuyến cáo bạn rằng ăn quá nhiều salad lá trà sẽ gây mất ngủ, cũng giống như tác dụng của bất cứ loại trà tươi nào.

2. Cơm kiểu người Shan
Còn được gọi là nga htamin (cơm cá), món cơm theo kiểu người Shan (tộc người chính ở Myanmar) này là sự kết hợp giữa cơm nấu chín với nghệ và một miếng cá nước ngọt ướp tỏi. Đây là món ăn khoái khẩu của những người mê món cay và hương vị nghệ đặc trưng của một số nước Đông Nam Á.

3. Cà ri Myanmar
Đúng như cái tên của nó, cà ri là yếu tố chính cho món ăn này. Nhưng thú vị hơn cả là bạn sẽ được lựa chọn rất nhiều món ăn kết hợp với cà ri như thịt lợn, cá, tôm, thịt bò… Ngoài thịt, cá, các món ăn cùng với cà ri Myanmar rất đa dạng như salad, rau xào, súp… Có thể nói đây là khẩu phần đặc trưng nhất của ẩm thực Myanmar.

4. Đồ ăn vặt ngọt
Các món đồ ăn vặt ngọt ở Myanmar này khá phổ biến và thường được dùng với trà vào buổi sáng và chiều. Không giống như các đồ ngọt khác ở Đông Nam Á, các món ngọt ở Myanmar không quá nhiều đường mà thay vào đó là các nguyên liệu ngọt khác như dừa, sữa dừa, bột gạo, hoa quả…

5. Đồ chiên
Các đồ ăn vặt chiên được bán trên hầu khắp các đường phố ở thủ đô Yangon, Myanmar. Người dân Myanmar gần như bị ám ảnh với những món ăn ngập trong dầu mỡ. Những món dễ gặp nhất là nem rán, bánh rán, bánh mỳ rán và đủ loại món ngon với hương vị đặc biệt khác được chiên vàng giòn la liệt trên các xe hàng.

6. Mỳ kiểu người Shan

Món mỳ đặc trưng này là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi mỳ gạo mỏng, dẹt, nước dùng gà, lợn và được tô điểm với những hạt mè rang và hương vị tỏi. Món ăn tuyệt cú mèo này được ăn kèm với rau ngâm chua rất ngon miệng, dễ “vào”, được không ít du khách tới Myanmar liệt vào hàng món ăn đầu bảng khi tới đất nước này. [/kythuat]
[mota] [/mota]

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat]

Nếu bạn vào một quán trà bất kỳ nào đó ở Myanmar, sẽ luôn có sẵn trên bàn một đĩa bánh các loại để cùng nhâm nhi với trà nóng. Có thể nói bánh các loại là một nét ẩm thực đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Myanmar.
[/tomtat]

[kythuat]
Myanmar hiện là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách nước ngoài, trong đó có không ít người Việt. Ngoài những thắng tích Phật giáo, những cảnh quan nên thơ, đất nước này còn là một vùng ẩm thực đang chờ được khám phá và thưởng thức.


Ngoài những món ăn truyền thống như cá nướng bọc lá chuối nga baung doke gà nướng muối ớt kyethar susie kyaw, món xa lát lahpet thohk luôn được dọn trong các bữa chính mà rau xanh chính là lá trà tươi, món mì cá mohinga để ăn điểm tâm vào các dịp đặc biệt, và rất nhiều món cà ri nấu với hải sản, heo, gà, cừu… thì người Myanmar đặc biệt thích các loại bánh khác nhau, từ ngọt đến mặn.


Vào buổi sáng, bên ly trà hay cà phê, người Myanmar thường ăn một miếng bánh nướng bằng bột gạo với trứng gà, hoặc một miếng chapatti nướng giòn phồng rộp lên ăn kèm với đậu phọng hoặc đậu trắng luộc, hay một miếng bánh ngọt paratha có nhiều lớp, bên trên rắc đường. Với du khách phương Tây vốn đã quen với bánh doughnut thì ở Myanmar cũng có một loại bánh rán tương tự, có rắc đường hoặc sợi dừa bào.

Ngoài ra, có rất nhiều loại bánh rán ở Myanmar khá giống, thậm chí rất gần gũi với anh em của chúng tại Việt Nam như bánh cam ở miền Nam, bánh rán nhân đậu xanh ngọt ở miền Bắc… Cũng các loại bánh ngọt thông thường ấy nhưng khi được dọn trong các nhà hàng sang trọng sẽ có thêm nho khô hoặc hạt óc chó.

Chiều xuống là lúc thích hợp để thưởng thức các loại bánh mặn thường được bán trên hè phố, trong đó có bánh rán với nhân tôm, đậu xanh và hành khô khá giống với bánh cống quen thuộc ở miền Tây Nam bộ. Một cái bánh loại này giá chỉ khoảng 10.000 đồng Việt Nam.

Hầu hết các loại bánh ở Myanmar được làm bằng bột gạo hoặc bột nếp hay trộn chung cả hai loại bột. Với các loại bánh mặn, người ta trộn bột với tỏi, hành và gừng xay nhuyễn để khi nướng hoặc rán trong chảo dầu sẽ cho mùi thơm. Bột còn được trộn với dừa sợi, hạt mè, cà chua, bắp cải, rau thơm, bột cà ri… để làm các loại bánh khác nhau.

Khay laphet

Cũng rất thông dụng với người dân bản địa là một khay gồm nhiều thành phần: laphet hay lá trà xanh được ngâm trong dầu, ăn cùng với hạt mè, tỏi khô, đậu phộng rang, dừa bào và vài loại bánh mỏng chiên giòn tựa bánh phồng tôm của người Việt nhưng là món chay.

Bạn có thể được mời nếm thử khay “bánh” này khi đến thăm nhà bất kỳ người dân Myanmar nào. Đặc biệt là những khay laphet ấy thường được các nhà sư mời khách khi họ đến thăm chùa.

[/kythuat]




Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat]
Myanmar hiện là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách nước ngoài, trong đó có không ít người Việt. Ngoài những thắng tích Phật giáo, những cảnh quan nên thơ, đất nước này còn là một vùng ẩm thực đang chờ được khám phá và thưởng thức.

[/tomtat]

[kythuat]

Ngoài những món ăn truyền thống như cá nướng bọc lá chuối nga baung doke, gà nướng muối ớt kyethar susie kyaw, món xa lát lahpet thohk luôn được dọn trong các bữa chính mà rau xanh chính là lá trà tươi, món mì cá mohinga để ăn điểm tâm vào các dịp đặc biệt, và rất nhiều món cà ri nấu với hải sản, heo, gà, cừu… thì người Myanmar đặc biệt thích các loại bánh khác nhau, từ ngọt đến mặn.



Trong các bữa ăn, ngoài các món chính luôn có các loại bánh để ăn tráng miệng, và nếu bạn vào một quán trà bất kỳ nào đó, luôn có sẵn trên bàn một đĩa bánh các loại để cùng nhâm nhi với trà nóng. Có thể nói bánh các loại là một nét ẩm thực đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Myanmar.

Vào buổi sáng, bên ly trà hay cà phê, người Myanmar thường ăn một miếng bánh nướng bằng bột gạo với trứng gà, hoặc một miếng chapatti nướng giòn phồng rộp lên ăn kèm với đậu phọng hoặc đậu trắng luộc, hay một miếng bánh ngọt paratha có nhiều lớp, bên trên rắc đường. Với du khách phương Tây vốn đã quen với bánh doughnut thì ở Myanmar cũng có một loại bánh rán tương tự, có rắc đường hoặc sợi dừa bào.

Ngoài ra, có rất nhiều loại bánh rán ở Myanmar khá giống, thậm chí rất gần gũi với anh em của chúng tại Việt Nam như bánh cam ở miền Nam, bánh rán nhân đậu xanh ngọt ở miền Bắc… Cũng các loại bánh ngọt thông thường ấy nhưng khi được dọn trong các nhà hàng sang trọng sẽ có thêm nho khô hoặc hạt óc chó.

Chiều xuống là lúc thích hợp để thưởng thức các loại bánh mặn thường được bán trên hè phố, trong đó có bánh rán với nhân tôm, đậu xanh và hành khô khá giống với bánh cống quen thuộc ở miền Tây Nam bộ. Một cái bánh loại này giá chỉ khoảng 10.000 đồng Việt Nam.

Hầu hết các loại bánh ở Myanmar được làm bằng bột gạo hoặc bột nếp hay trộn chung cả hai loại bột. Với các loại bánh mặn, người ta trộn bột với tỏi, hành và gừng xay nhuyễn để khi nướng hoặc rán trong chảo dầu sẽ cho mùi thơm. Bột còn được trộn với dừa sợi, hạt mè, cà chua, bắp cải, rau thơm, bột cà ri… để làm các loại bánh khác nhau.

Cũng rất thông dụng với người dân bản địa là một khay gồm nhiều thành phần: laphet hay lá trà xanh được ngâm trong dầu, ăn cùng với hạt mè, tỏi khô, đậu phộng rang, dừa bào và vài loại bánh mỏng chiên giòn tựa bánh phồng tôm của người Việt nhưng là món chay.

Bạn có thể được mời nếm thử khay “bánh” này khi đến thăm nhà bất kỳ người dân Myanmar nào. Đặc biệt là những khay laphet ấy thường được các nhà sư mời khách khi họ đến thăm chùa.

[/kythuat]


Nhận xét