[tintuc]


Du lịch Bhutan mùa nào đẹp

Du lịch Bhutan mùa xuân (tháng 3, tháng 4 và tháng 5) là mùa cao điểm và là thời điểm đẹp đẽ nhất trong năm, huy hoàng, rực rỡ và ngoạn mục với những màu sắc tươi sáng của cảnh quan. Đây là thời điểm mà các thung lũng màu xanh lá cây trải dài với thảm thực vật đa dạng và phong phú, hoa đỗ quyên màu đỏ, hồng và trắng nở rộ trong rừng. Cảnh sắc của trăm hoa đua nhau đâm chồi nảy lộc, cây ăn trái thì trĩu quả. Hơn thế nữa, chị có thể tham gia lễ hội Paro Tsechu nổi tiếng.

Du lịch Bhutan mùa thu (tháng 9, tháng 10 và tháng 11). Mùa du lịch này khá là dễ chịu với bầu trời trong xanh và quang đãng, dãy Himalaya cũng đẹp nhất ở thời điểm này, nếu bạn là người đam mê nhiếp ảnh và phong cảnh hùng vĩ, mùa thu chắc chắn là thời điểm dành cho chị. Đây cũng là thời gian tốt nhất để đi bộ du lịch. Khí hậu ôn đới mát mẻ và thoải mái, mùa của liễu rụng với sắc vàng và đỏ.

Du lịch Bhutan mùa hè (Tháng 6, 7 và tháng 8) Trong những tháng này, Bhutan là nước nhận được lượng mưa nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trên dãy Himalaya. Tuy nhiên, bầu trời xanh trong vắt và thời tiết ấm áp là một điểm cộng cho thời điểm này. Mặc dù mùa này không phải là thời gian tốt nhất dành cho những tín đồ leo núi nhưng là một mùa thú vị dành cho những du khách đến tham quan và tìm hiểu văn hóa và lịch sử.

Du lịch Bhutan mùa đông (tháng 12, tháng 1 và tháng 2) trời nắng và mát mẻ. Mặc dù phần lớn đường cao tốc Đông Tây vẫn ngập trong tuyết mùa đông. Đây là thời gian tốt nhất để tham quan các huyện miền Tây: Paro, Wangdue, Punakha, Thimphu và Haa. Một trong những điểm thu hút chính trong mùa đông là Gangtey (Phobjikha), một thung lũng xinh đẹp, nơi bạn có thể mong đợi để ngắm nhìn những cánh đồng trải dài điểm xuyết cây bụi tre. Bạn sẽ có cơ hội chụp hình với thiên nhiên hoang dã và loài sếu cổ đen duyên dáng đến sinh sống ở vùng đồng bằng từ cao nguyên Tây Tạng trong thời gian này của năm. Tại Dochula, đường đến Punkaha, chị có thể ngắm nhìn các đỉnh núi Himalaya, bao gồm các đỉnh núi cao nhất ở Bhutan – Gangkar Puensum khi thời tiết quang đãng và đầy nắng ấm trong hầu hết các ngày mùa đông.


[/tintuc]

Nhận xét



[tintuc]

Ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và ẩn dưới thung lũng Paro, phía tây Bhutan, tu viện Paro Taktsang được mệnh danh là Hang Hổ, một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.

Là đất nước nhỏ bé, Bhutan vẫn có nhiều tu viện và công trình Phật giáo linh thiêng. Một trong số đó là Paro Taktsang (hay Taktsang Palphug theo tiếng bản địa), người dân địa phương còn gọi bằng tên Hang Hổ.

Dù dáng vẻ bề ngoài tương tự những tu viện khác ở Bhutan, Paro Taktsang vẫn có hai điểm đặc biệt là con đường đi bộ dẫn lên đền và các động của Hang Hổ. Ngoài ra, giá trị tôn giáo và vẻ đẹp tự nhiên xung quanh cũng là nét đáng chú ý khi du khách tới nơi này.

Ngôi đền Phật giáo trên dãy Himalaya này trở thành biểu tượng văn hóa đồng thời là nơi linh thiêng nhất của đất nước Bhutan. Xây dựng từ năm 1692, Hang Hổ nằm cheo leo trên vách đá cao của thung lũng Paro. Quần thể tu viện có một hang động, nơi Guru Padmasambhava đã ngồi thiền từ thế kỷ thứ 8.

Theo truyền thuyết, Guru Padmasambhava là một nhân vật có tầm quan trọng như Phật, được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai". Tương truyền ông tới thung lũng bằng cách cưỡi hổ, hiện thân là một Dorje Drolo đang rực cháy. Guru Padmasambhava đã ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ liên tục. Ông thiền ở tổng cộng 13 hang động, trong đó Paro Taktsang là hang nổi tiếng nhất.
Hoàn thành quá trình thiền đồng thời đưa Phật giáo đến Bhutan, Guru Padmasambhava trở thành vị thần của đất nước này. 9 thế kỷ sau, tại chính nơi ông thiền, tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng.

Người đặt nền móng cho công trình này là ngài Gyalse Tenzin Rabgye. Theo truyền thuyết khi ngôi đền xây lần đầu, nó được neo trên vách đá bằng tóc của những khandroma - vốn là các nữ yêu quái nhưng được phong làm thần.

Đến Bhutan, du khách không thể bỏ qua trải nghiệm hành hương tới Hang Hổ - Paro Taktsang. Ngôi đền nằm ở độ cao hơn 3.000 m so với mực nước biển và hơn 914 m so với thung lũng Paro, phía tây đất nước. Bạn có thể tới đó bằng hai cách, leo bộ thẳng lên núi hay cưỡi ngựa tới một điểm rồi dừng để đi bộ tiếp.

Nếu đi thong thả, chuyến bộ hành không mấy khó khăn. Khi bước lên những bậc thang đá giữa tiết trời trong lành mát mẻ của vùng núi, bạn được ngắm nhìn nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp đến khó tin. Tuy nhiên, trước đó du khách sẽ phải vượt chặng đường dài đi qua nhiều nông trang và làng mạc mới tới được lối bậc thang lên đền. Trên đường tới tu viện Paro Taktsang, bạn có cơ hội gặp nhiều nhà sư. Họ sẽ ban phát cho bạn nước thánh, thức ăn và nước uống.

Tu viện bao gồm 4 đền chính và một số nhà ở cho dân, ngoài ra có 8 hang động bao quanh. 4 hang trong số đó, du khách có thể dễ dàng vào thăm. Rất nhiều gian thờ với đèn dầu, các câu Kinh, những bức tranh, tượng Phật màu sắc đẹp bày trong tu viện. Các tòa nhà được kết nối với nhau bằng đường bậc thang đá và một số cây cầu gỗ.

Cấu trúc Paro Taktsang ngày nay đã thay đổi sau vài lần xây sửa lại. Sau khi bị hỏa hoạn tàn phá nặng nề năm 1998, phần còn lại của tu viện được tôn tạo và xây cất lại vào năm 2005. Tuy nhiên, người Bhutan vẫn tâm niệm đây là một nơi không thể bị phá hủy.

Thông tin thêm:

Du khách nên đặt vé máy bay từ Việt Nam sang Bangkok, Thái Lan, sau đó bay tiếp tới Bhutan, hạ cánh ở sân bay Paro. Chính phủ nước này không khuyến khích khách đi tự túc mà phải qua một công ty du lịch để bảo lãnh visa.

Từ trung tâm quận Paro, xe chạy chừng 30 phút đến điểm tập kết để leo lên Hang Hổ. Thời gian đi từ điểm tập kết tới tu viện là khoảng 2,5 giờ.

Du khách phải mặc quần dài, áo dài tay, không được mang ba lô, túi xách hay máy ảnh, điện thoại… vào trong tu viện, trước khi vào các gian thờ phải cởi bỏ giày dép.
[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]Được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, là "Cõi Tây Phương cực lạc cuối cùng" trên thế giới, Bhutan còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật cần khám phá. 

Trong sự mơ hồ của một người lần đầu tiên đặt chân đến đây, một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy?

Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.


Sau một đêm dài ngon giấc, sáng sớm, cả đoàn check out khỏi một khách sạn nằm cách biên giới khoảng 180 km và tiếp tục di chuyển về hướng biên giới Ấn Độ - Bhutan. Đó là cửa khẩu thuộc Phuentsholing - India. Cửa khẩu này là tuyến đường bộ duy nhất để bạn có thể nhập cảnh vào Bhutan. Và theo thông tin từ hướng dẫn địa phương thì chúng tôi là đoàn nhiếp ảnh Việt Nam đầu tiên đi tuyến đường này.

Từ độ cao hơn 2000m so với mặt biển, chúng tôi vượt 80km đường đèo dốc quanh co, hiểm trở xuống cao độ 140m, rồi tiếp tục di chuyển khoảng 100km là đến cửa khẩu. Thủ tục xuất cảnh ở đây rất nhanh và đơn giản... Bạn chỉ cần điền đầy đủ vài thông tin vào form sẵn có, trình visa Bhutan, hộ chiếu... Mọi thủ tục được hoàn tất chỉ sau 2 phút.


Một đất nước khuôn phép đến lạ kỳ, gần như 100% người dân Bhutan theo đạo Phật và được trị vì bởi chính phủ hoàng gia. Tinh thần kính vua thờ Phật thể hiện rất rõ trong đời sống của người dân, trong bất kỳ ngôi nhà nào cũng có hình ảnh của Hoàng tộc, trong đó có Shabrung (người lãnh binh thống nhất Bhutan vào thế kỷ 17) và cả đại sư Liên Hoa Sinh – (người đã mang đạo Phật vào đất nước Bhutan).

Giáo lý nhà Phật được dùng như kim chỉ nam trong cuộc sống thường nhật của người dân và cũng là một trong những cốt lõi cơ bản để xây dựng luật pháp của chính phủ hoàng gia. Từ trang phục, cách sinh hoạt đến những vấn đề lớn hơn như giáo giục, y tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên…đều có những quy tắc chuẩn mực của nó.


Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm, bình thường bạn cũng thấy họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.

Quốc phục cho Nam giới thì được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Còn quốc phục của Nữ Giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân. Trông thật rườm rà nhưng khi quan sát kỹ bạn mới thấy nó rất tiện lợi và người dân Bhutan được mặc nó từ khi mới lên 3, nên cảm giác chắc chắn sẽ thoải mái như chúng ta mặc trang phục bình thường.


Không nguy nga tráng lệ, nhưng khi nhìn những ngôi làng hay phố phường ở Bhutan bạn sẽ thấy có một nét đặc trưng rất riêng, nhà xây tường gạch, quét vôi trắng, mái ngói, kèo gỗ, cửa gỗ…rất ít sự khác biệt giữa nhà này với nhà khác.


Điều mà khiến cho người dân Bhutan bớt đi rất nhiều những gánh nặng lo toan, chính là những chính sách mà chính phủ dành cho họ: Y tế, giáo dục tất cả đều miễn phí, người dân nông thôn xây nhà có thể mua gỗ hay vật tư khác của nhà nước với giá rất rẻ, đôi khi chỉ bằng 1% - 2% giá thị trường. Đáng nói thêm nữa là cả hoàng tộc cũng ở những ngôi nhà bình thường như người dân, cung điện chỉ là nơi làm việc, nên cũng không lạ lắm khi người dân rất tôn kính và yêu quý nhà vua của mình.

70% diện tích Bhutan được bao phủ bởi cây rừng, núi non trùng điệp, tiếng chim kêu rộn ràng, dưới suối là những đàn cá tự do tung tăng, một khung cảnh yên bình kỳ lạ mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên hành tinh này.



Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng, giết hại muôn thú…và từ cuối năm 2004 Bhutan cấm hẳn việc mua bán và hút thuốc lá, trở thành một quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.

70% người dân Bhutan sống bằng nghề nông, chủ yếu là hoa màu một phần tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu sang Ấn Độ. Ở Bhutan không trồng được lúa, nên nó được nhập khẩu từ Ấn Độ. Bữa cơm của người dân chủ yếu là rau củ, rất ít thịt cá, có chăng thì cũng chỉ là một lượng rất nhỏ cũng được nhập khẩu.

Thu nhập bình quân 1400$ là một con số không lớn, nhưng những thứ chính yếu trong đời sống đã được chính phủ chăm lo đến mức người dân không còn gì để lo lắng,..có lẽ vì những điều đó mà cuộc sống người dân Bhutan được cho là hạnh phúc nhất thế giới, một trong những điều mà bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này đều mong muốn đạt được.

Vào năm 1972, Quốc vương Jigme Singye Wangchuck đã đưa ra một khái niệm để đánh giá sự phát triển của Bhutan, đó là “Tổng hạnh phúc quốc gia” GNH (Gross National Happiness) thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và họ nhận ra rằng, có nhiều quốc gia với nền kinh tế thịnh vượng nhưng lại đối mặt với hàng loạt những rắc rối xung quanh cuộc sống của người dân, nạn bạo hành, trộm cướp, thất nghiệp,…

Trong một chừng mực nào đó, bạn có thể thấy rằng, việc tạo ra con số cao nhất có thể cho GNH là một việc không hề dễ dàng, nhưng Bhutan đã biến nó thành khái niệm, khái niệm đó là:

GNH = Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Phát triển kinh tế với những chiến lược bền vững + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Luật pháp cai trị hiệu quả.

Và thực hiện nó một cách rất nghiêm túc để đạt được điều gần như không thể.

Cũng chính ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc, mà Bhutan rất hạn chế cấp visa nhập cảnh cho khách du lịch, họ cho rằng khách du lịch có thể sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân của họ và chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện điều này.

Chứng kiến cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, môi trường trong lành, cuộc sống yên bình và hạnh phúc của người dân, khi bạn đặt chân đến đất nước này, chắc hẳn bạn sẽ không bất ngờ khi người ta gọi đó là “Cõi tây phương cực lạc cuối cùng”….

Vài thông tin cần thiết:

- Để đến Bhutan thì bạn có 2 cách: Bằng đường bộ qua cửa khẩu Phuntsholing - Ấn Độ, hoặc đường hàng không từ Thái Lan, Ấn Độ, Nepal. Bhutan chỉ có duy nhất 1 sân bay quốc tế Paro, 2 sân bay còn lại chỉ bay nội địa. Đó cũng chính là 2 cửa ngõ duy nhất để nhập cảnh vào Bhutan.

- Để có thể xin được Visa Bhutan, bắt buộc phải đăng ký theo đoàn và qua 1 công ty du lịch Bhutan. Chi phí tối thiểu bạn phải trả cho 1 người lưu trú 1 ngày là 250 USD (gồm chi phí ăn uống, khách sạn, xe đưa đón), giá này là bắt buộc, nên tùy theo số lượng người và các yêu cầu khác mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng sẽ không dưới 250$.

- Bạn được phép tham quan các đền chùa, nhưng không được chụp ảnh nội thất, khi đến những nơi trang nghiêm, bắt buộc bạn phải mặc trang phục chỉnh tề, quần dài, áo có cổ và mang giày có vớ, không được mang giày vào trong.

- Thuốc lá bị cấm tuyệt đối tại Bhutan, mức án sẽ từ 2 – 5 năm tù giam cho các hành vi vi phạm.

- Người dân Bhutan rất thân thiện và mến khách, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần, hãy làm quen và trò chuyện với họ, rất nhiều người nói được tiếng Anh.

- Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa,…những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến bạn.

Giờ thì mời bạn hãy cùng tôi khám phá một vài địa điểm ở Bhutan nhé… [/tintuc]

Nhận xét