[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Đất nước Sri Lanka (Tích Lan) từ xưa đã là một cái nôi của Phật giáo châu Á. Tương truyền Đức Phật cùng đệ tử đã từng đến đảo quốc sư tử này ba lần giảng pháp và từ thế kỷ 2 trong triều đại Devanampiya-Tissa đến nay Phật giáo đã trở thành quốc giáo của Sri Lanka với phần lớn người dân theo đạo Phật Nguyên Thủy, Nam Tông và Đại Thừa. Trong suốt 2000 năm, Phật giáo Sri Lanka đã đóng góp cho khu vực nhiều công trình nghệ thuật, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vô giá mà đáng kể là các pho tượng Phật khổng lồ được điêu khắc trên đá hoặc thờ cúng trong động đưa đây trở thành điểm đến của du khách thế giới.


Một trong những thắng cảnh không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Sri Lanka là quần thể kiến trúc Phật tượng Gal Viharaya nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu khách du lịch bởi sự linh thiêng, cổ kính và độc đáo. Tọa lạc tại thành cổ Polonnaruwa, xưa là kinh đô thứ hai của Tích Lan và giờ là một trong các di sản văn hóa của nhân loại tại Sri Lanka, Gal Viharaya còn có tên gọi là đền đá, thạch linh xá hay tự viện miền Bắc được đức vua Parakramabahu Đại đế (1153-1186) xây dựng với đặc điểm nổi bật là bốn pho tôn tượng của Đức Phật theo phong cách Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa ở các thế ngồi, đứng, nằm tạc sâu vào vách núi và là minh chứng đẹp nhất cho nghệ thuật chạm khắc Sinhala cùng những câu chuyện (jakata) thú vị về cuộc đời Đức Phật.


Theo biên sử Chulavamsa, Gal Viharaya vốn là chánh điện của Tu viện Uttararama, một trong 100 tịnh xá đẹp nhất của vương quốc cổ đại dưới thời Parakramabahu I. Sử ghi rằng, đức vua đã cho làm ba cái động trên núi đá Gal Viharaya -nay là tên của đền. Núi này là một khối đá hoa cương dài 27 mét, cao 10 mét được đục lõm 4,6 mét tạo hình tượng Phật và gồm ba động là động Thông thái (Vijjadhara Guha), động Phật ngồi (Nissina Patima Lena) và động Phật nằm (Nipanna Patima). Tuy nhiên, chỉ có động Vijjadhara là có thật, còn khả năng hai động trên là động gạch được quây hai phía nhờ những bức tường. Trong mỗi động đều có tượng Phật và là tượng độc nhất ở Sri Lanka được chạm trên vách đá cũng như làm theo kiểu động Ajanta và Ellora của Ấn Độ. Mỗi pho tượng đều sử dụng tối đa diện tích mặt đá và từng có điện thờ riêng mà bằng chứng là các hốc hõm và tường gạch còn sót lại. Mặc dù thời gian, mưa gió và nắng nóng song quần thể tượng vẫn đẹp như mới.

Từ thành phố lớn nhất Colombo cũng là thủ đô thương mại của Sri Lanka, đi về phía đông bắc 215 kilômét sẽ đến Polonnaruwa. Tiếp tục men theo một con đường đất khoảng sáu kilômét sẽ đến Gal Viharaya. Và du khách sẽ được chiêm ngưỡng từ trái qua phải nằm thẳng hàng trên một khối đá bốn pho đại tượng gồm hai tượng Đức Phật nhập chánh định, một tượng tôn giả Ananda đứng hầu và một tượng Đức Phật nhập Niết Bàn. 


Đầu tiên ở động Vijjadhara sẽ thấy một pho tượng đẹp kỳ diệu, cao 1,4 mét khắc họa Đức Phật đang nhập định (samadhi) trên đài sen (padmasana) được đỡ bởi một chiếc ngai trang trí hình hoa sen (padma) và sư tử (simha) dưới một mái vòm có các vị Bồ Tát đang đảnh lễ Ngài từ trời cao, xung quanh là các biểu tượng của Phật giáo Đại thừa như các viên kim cương (visvaraja), hoa sen đôi (visvapadma) và ngọn lửa thần (siraspata). Phía sau Đức Phật là vòng kim quang (prabhamandala) và hai vị thần bốn tay, bên phải là Phạm Thiên (Brahma)- vua trời sắc giới, bên trái là Đế Thích (Visnu)- vua trời dục giới, người cầm lọng người cầm phất chào mừng Đức Phật đạt chánh quả. Đồ rằng, khi xưa pho tượng này vốn được thếp nạm vàng thế nhưng trong một lần cuối thế kỷ 14 những tên trộm đã chất củi đốt tượng để lấy vàng. Đến nay vẫn còn một số màu vàng rất nhỏ ở gáy tượng mà phải tinh mắt mới nhìn rõ.

Kế tiếp ở động Nissina Patima Lena, cũng có một pho tượng Phật ngồi song lớn gấp bốn lần tượng trước đó miêu tả Đức Phật đang tọa thiền (dhyana) trên đỉnh Linh Thứu. Tượng cao 4,6 mét an định trên đài sen có đế trạm hình tia sét (vajra) và sư tử. Phía sau là một vòm cung với cảnh núi sông, thành trì, Phật tháp và những con thủy quái (makara)- mình cá đầu voi tung tăng bơi lội.



Cách tượng Phật ngồi không xa bởi một tấm bia đá là một pho tượng Phật đứng sừng sững cao 6,9 mét tọa trên đài sen, dựa lưng thư thả vào vách núi, hai tay khoanh trước ngực, khuôn mặt bi ai với đôi mắt khép hờ, được tin là tôn giả Ananda- đệ tử cũng là người anh em họ của Đức Phật đang đứng chầu đầy thương cảm bên cạnh Ngài trong giờ phút diệt độ. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì đây chính là Đức Thế Tôn theo như một bức tranh bích họa ở ngôi đền đá Dambulla của thành phố gần đó, thì Đức Phật đang nhập định ở tuần thứ hai sau khi ngộ đạo dưới cội bồ đề và quyết định sẽ đi thuyết pháp cứu độ chúng sinh. Trong bốn tôn tượng, được biết đây là tôn tượng được làm đầu tiên trong quần thể Phật tượng cũng là lâu nhất lâu nhì bởi người thợ đá phải tốn nhiều công sức mới thể hiện nổi những chi tiết thuộc nét mặt và sống áo y vấn cho thấy lòng từ bi bác ái vô biên của Đức Phật.

Cạnh tượng Phật đứng, ở động Nipanna Patima là tượng Phật nằm. Đây là pho tượng Phật nhập Đại Bát Niết Bàn (mahaparinirvana) lớn nhất ở Sri Lanka cũng như Đông Nam Á. Tượng dài 14,1 mét đặc tả Đức Phật trong giờ phút viên tịch, nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu trong một thế kinh văn gọi là dáng nằm của loài sư tử (simhaseyya) và tay trái đặt song song dọc mạn sườn. Ngài gối đầu trên một chiếc gối bông được các nghệ nhân tạc từ đá trông rất mềm mại và như thật, và ở trung tâm của thạch gối chạm nổi hình mặt sư tử (kirtimukha), một mô típ có cả trong mỹ thuật Phật giáo lẫn Hindu. Chân Ngài cũng gác trên một tấm đệm và ở lòng bàn tay phải lẫn gan bàn chân đều có hình hoa sen. Chân trái hơi co như thể đang bước vào thế giới cực lạc. Khuôn mặt thanh thản, rạng ngời bởi chính lúc Ngài diệt độ cũng là lúc Ngài thoát khỏi mọi sự chi phối của vòng sinh tử và những ảo tưởng, khổ đau. Khác các pho tượng trước, tượng Phật nằm không có bệ mà đặt trực tiếp xuống nền đá. Ở phía sau còn dấu vết của nhiều cái hốc và hai cột trụ cho thấy xưa ở đây đã từng có một đại Phật điện với một cổng chào, hai cửa sổ và một mái gỗ đồ sộ.


Ngoài bốn đại tượng, ở Gal Viharaya còn có một bia đá lớn cũng in vào lòng núi. Chuyện kể khi Parakramabahu Đại đế xây dựng Uttararama, trong vương quốc bấy giờ có ba tông phái Phật giáo mà cả ba là Đại Tự Viện (Mahavihara), Vô Úy Sơn (Abhayagiri) và Kỳ Viên (Jetavana) đều tự cho mình là quan trọng nhất và hoạt động một cách độc lập. Trước việc này, đức vua có ý muốn thống nhất các tông phái thành một nên đã cho họp tăng đoàn ngay cạnh các tượng Phật để chọn ra các giáo phẩm và lập nên giới luật (katikavata) quy định chung về các cách thức hoạt động rồi cho khắc thành bia nằm giữa động Nissina Patima Lena và tượng Phật đứng.

Đền thờ đá Uttararama, trong đó có chánh điện Gal Viharaya, đã từng bị lãng quên trong nhiều thế kỷ sau khi vương triều của Parakramabahu sụp đổ. Đến thế kỷ 19 mới được phát hiện lại và giới thiệu rộng khắp bởi các nhà phát kiến châu Âu. Đặc biệt từ năm 1982 sau khi UNESCO công nhận Polonnurawa là di sản văn hóa thế giới, địa phương đã có nhiều chương trình bảo tồn đối với di tích cổ đại này trong đó có việc dựng mái che cho quần thể tượng và du khách viếng thăm. Cùng với cội bồ đề Jayasri Maha Bodhi ở công viên Mahamevnawa của Anuradhapura, đền thờ xá lợi răng Phật Sri Dalada Maligawa của Kandy, Gal Viharaya đã được xem là kỳ quan của Phật giáo đông phương, điểm tham quan đông đúc nhất cả nước lôi cuốn vô số du khách và Phật tử khắp nơi đến chiêm bái vẻ đẹp nghìn năm và không gian linh thiêng tịch mịch.

Khi ngắm nhìn Gal Viharaya, người ta thấy rằng đây là những tác phẩm đầu tiên của Sri Lanka cũng như thế giới khắc họa thành công nhất những thời điểm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Đức Phật và quá trình chuyển biến về nhận thức và hành động để dẫn tới sự dìu dắt và cứu độ của Ngài đối với chúng sinh. Cũng là những tác phẩm thể hiện đẹp nhất với những nét quen thuộc nhất dưới hình hài con người tình thương không bờ bến và sự thông thái vô biên của Đức Phật dành cho chúng sinh. Không như phong cách Amaravati trước đó thể hiện Phật trong dáng dấp của các vị thần cổ xưa theo truyền thuyết Ấn Độ, những nghệ nhân thời kỳ này đã có những sáng kiến mới lạ là phản ánh một cách xuất sắc và chân thật kim thân Phật dưới hình bóng của con người thế tục, hết sức tự nhiên ngồi, đứng, nằm và dõi ánh mắt hiền từ khắp thế giới, vừa biểu thị được sự vĩ đại vừa cho thấy được sự gần gũi chúng sinh của Đức Phật.

Gal Viharaya cũng là kiệt tác đánh dấu một thời kỳ hoàng kim trong lịch sử phát triển của đạo Phật trên đảo quốc sư tử, có ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của vương quốc và nền văn minh Sri Lanka cổ đại. Cho thấy dưới các triều vua Sihanla, đạo Phật rất thịnh trị và dưới ánh sáng của Phật pháp người dân nơi đây cũng có cuộc sống hết sức ấm no, hạnh phúc và bằng tấm lòng mộ đạo và niềm tin tuyệt đối trước Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Như Lai, Đức Phật Thích Ca, đã dựng nên nhiều đền chùa và tạo ra hàng nghìn pho tượng để thờ cúng và khẳng định lối sống hành thiện.

Hơn cả, một tuyệt tác điêu khắc lưu giữ vĩnh hằng hình ảnh Phật trên đá, quần thể Phật tượng Gal Viharaya còn là một thông điệp về tình yêu- hòa bình, về lòng trắc ẩn- vị tha, về mọi sự vốn không và tất cả là từ bi cho toàn thế giới. [/kythuat]
[mota] [/mota]



Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Là một trong bốn Thánh địa quan trọng của Phật giáo, Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh, được coi là một trong những địa điểm hành hương quan trọng của Phật tử trên khắp thế giới. [/tomtat]
[kythuat]Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm ở dưới chân dãy Himalaya, thuộc vùng Rupandehi phía Tây Nam của Nepal, giáp biên giới Ấn Độ. Như trong kinh kể lại, hoàng hậu Ma Da, vợ vua của Tịnh Phạn (Suddhodana), người trị vì vương quốc nhỏ của dòng tộc Thích Ca (Sakya), họ Cồ Đàm (Gotama), phía Bắc Ấn Độ, sau khi nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà theo luồng ánh sáng bay đến nhập vào thân thể bà, khiến bà thụ thai. Theo đúng cổ tục của Ấn Độ, khi gần đến ngày sinh, Hoàng hậu có xin phép Đức Vua cho mình trở về quê nhà để sinh nở. Khi đi đến vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni của vua Thiện Giác xứ Ấn Độ, cách thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) khoảng 15 km, bà cho đoàn dừng lại nghỉ ngơi. Khi đi dạo quanh vườn, hoàng hậu bỗng nhiên nhìn thấy một đóa hoa Vô Ưu màu trắng tuyệt đẹp nở trên một thân cây cổ thụ gần đó, bà giơ tay trái ra định hái nhưng ngay lúc đó, bào thai bỗng chợt động và hoàng tử được hạ sinh ngay từ bên nách trái của bà. Ngay khi vừa chào đời, hoàng tử đã bước đi bảy bước, mỗi bước có một đóa hoa sen nâng đỡ chân ngài, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói rằng:

Thiên thượng địa hạ, Duy ngã độc tôn
Nhất thiết chúng sinh, Giai hữu Phật tính.
Nghĩa là:
Trên trời dưới đất, Chỉ có ta là duy nhất
Hết thảy chúng sinh, Đều có tính Phật.


Hoàng tử ra đời khiến cho vua Tịnh Phạn vô cùng vui mừng, đức vua cho mời các thầy đạo sĩ đến coi tướng cho Hoàng tử. Tất cả đều nói rằng, Hoàng tử có đủ cả 32 tướng tốt, trên đời không ai sánh bằng, sau này nếu làm vua thì sẽ trở thành một vị Đại đế còn xuất gia học đạo thì sẽ trở thành bậc Đại Thánh giả. Vì vậy, đức vua liền đặt tên cho Hoàng tử là Tất Đạt Đa, cũng phong người làm Thái tử nối ngôi. Sau khi Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra được bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da, thân mẫu của ngài qua đời. Ngài được vua cha trao cho bà dì Maha Ba Xà Ba Đề (Maha Pajapati Gotami) nuôi nấng, dạy dỗ theo lời trăng trối của Hoàng hậu.

Cột đá do vua A Dục dựng lên

Chữ ghi trên cột đá của vua A Dục

Trong thời Đức Phật còn tại thế, Lâm Tỳ Ni là một khu vườn xinh đẹp được bao phủ bởi màu xanh và bóng mát, nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Câu Lợi. Vào khoảng năm 249 trước Công Nguyên, vua A Dục đã từng đến thăm Lâm Tỳ Ni, cho dựng lên ở đây bốn cây cột trụ bằng đá, ghi dấu nơi đản sinh của Đức Phật. Đến năm 1986, một nhà khảo cổ học người Anh tên là Cuningham đã khai quật được một trụ đá trong 4 trụ đá được Vua A Dục chôn xuống. Trên trụ đá có ghi: “Vua Piyadasi (A Dục) vào năm trị vì thứ hai mươi đã đích thân tới đây chiêm bái. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được đản sinh tại nơi đây, bốn trụ đá đã được dựng để đánh dấu nơi Đức Thế Tôn được sinh ra. Làng Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật sinh được giảm thuế và tự hưởng tám phần”.

Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1997.

Đền Maya devi

Vị trí chính xác nơi Đức Phật đã được sinh ra

Ngày nay, vườn Lâm Tỳ Ni nằm trong một khu vực rộng lớn, được bao bọc bởi các tu viện, được chia làm hai khu là tu viện phía Đông và tu viện phía Tây, phía Đông là tu viện của Phật giáo Nguyên thủy còn phía Tây là tu viện của Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Vườn Lâm Tỳ Ni bây giờ chỉ còn lại di tích của những tu viện cổ, cây bồ đề thiêng liêng, ao tắm cổ, các trụ đá của vua A Dục và ngôi đền Maya devi nằm chính xác ở nơi Đức Phật đã được sinh ra. [/kythuat]
[mota] [/mota]





Nhận xét

[tomtat]

Khu di tích Phật giáo Dambulla là một địa điểm hành hương thiêng liêng trải dài trong suốt 22 thế kỷ qua. 157 bức tượng có kích thước khác nhau cùng các bức tranh tường, bức tranh Phật giáo có tầm quan trọng đặc biệt được khảm vào đá trải dài trong hơn 80 hang động là những điểm nhấn vô cùng ấn tượng khiến khu di tích hoành tráng này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1991.
[/tomtat]

[kythuat]

Bức tượng Phật vàng sừng sững phía ngoài Đền thờ hang động Dambulla

Đền thờ hang động Dambulla (còn được gọi là Đền Vàng) nằm cách Colombo (thành phố lớn nhất Sri Lanka) 148 km về phía đông. Quần thể độc đáo phức tạp này bao gồm các hang động và đền thờ cùng các tượng Phật, tranh tường được chạm khắc tinh xảo. Đây được coi là ngôi đền hang động lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Sri Lanka.

Tranh và tượng Phật bên trong hang động Dambulla

Theo những ghi chép để lại thì có lẽ hầu hết các đền thờ hang động Dambulla được xây dựng vào thế kỷ thứ 1 trước công nguyên. Vào giữa thế kỷ thứ 5, cuối thế kỷ 12 (với sự ra đời của vua Nissanka Malla) và thế kỷ thứ 13, các đền thờ hang động ở đây được tăng cường mở rộng và xây dựng bổ sung thêm.

Giai đoạn tiếp theo của sự phát triển diễn ra trong thế kỷ 18. Tại thời điểm đó, những tác phẩm trong các hang động được khôi phục lại và duy trì được chi tiết, hình tượng ban đầu.

Năm 1815, sau khi mất đi sự bảo trợ của hoàng gia, các tác phẩm điêu khắc cùng tượng Phật và tranh tường ở đây bị hư hại, xuống cấp nhiều. Đến năm 1915 một nhà tài trợ địa phương đã có nhiều nỗ lực cho việc tu sửa tranh và tượng trong các hang động.

Trong số các hang động ở Dambulla thì hang số 2 (còn gọi là hang Maharaja Lena hay "đền thờ của các vị vua vĩ đại") là lớn nhất và ngoạn mục nhất. Hang có chiều rộng 50 mét và đạt độ cao 07 mét. Vattagamini Abhaya được coi là người sáng tạo ra hang này mặc dù thời gian sau đó hang đã bị thay đổi và cải tạo nhiều lần.

Hai bên và phía sau của hang động là một loạt các tượng Phật. Bức tượng Phật chính phía bên trái của hang động trước đây được bao phủ trong lá vàng và dấu vết trong đó vẫn có thể được nhìn thấy. Trần và tường của hang động 2 bao phủ bởi các bức tranh tuyệt mỹ được bảo quản tốt nhất ở Sri Lanka. Những tranh tượng đều có liên quan đến Đức Phật và cuộc sống của ngài, về sự cám dỗ của quỷ Mara, và bài giảng đầu tiên của Đức Phật…

Tượng Phật trong hang số 3

Lưu ý khi tới thăm Hang động Dambulla:

Dambulla có hơn 80 hang động, tuy nhiên chỉ có 5 hang động chính là dành cho du khách tham quan. Một lưu ý nhỏ khi thăm các hang động Dambulla là bạn nên ghé thăm hang 5 đầu tiên sau đó mới đến các hang 4, 3, 2, 1. Với cách tham quan theo thứ tự ngược này bạn có thể nhận thấy rõ độ tăng dần của sự lộng lẫy trong các hang động, mà đỉnh cao là hang động tuyệt vời số 2.

[/kythuat]

[mota]

[/mota]

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Kandy là một thành phố lớn thuộc tỉnh Miền Trung của Sri Lanka. Đây là đô thị lớn thứ hai (chỉ sau cố đô Colombo) của đất nước Nam Á này. Nơi đây từng là kinh đô của các vương triều cổ đại trong lịch sử Sri Lanka.


Ảnh: Cung điện hoàng gia nơi có ngôi chùa thờ Xá lợi Răng của Đức Phật.


Kandy - thành phố hoàng gia - nằm giữa những ngọn đồi trên cao nguyên với những đồn điền các cây trồng nhiệt đới, chủ yếu là cây trà (chè). Kandy được đánh giá là một trong những thành phố có phong cảnh đẹp nhất xứ sở Tích Lan tươi đẹp. Nơi đây có ngôi Chùa Sri Dalada Maligawa (Chùa Răng Phật) nổi tiếng, là nơi linh thiêng và được Phật tử ở Sri Lanka cũng như những tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới tôn kính.

Ảnh: Chùa Răng Phật, thánh địa của Phật giáo Sri Lanka.

Ngôi chùa Sri Dalada Maligawa được xây dựng trong cung điện hoàng gia và là nơi lưu giữ xá lợi Răng của Đức Phật. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 4, xá lợi được một vị công chúa lén mang từ Ấn Độ về Sri Lanka bằng cách giấu trong tóc của mình. Xá lợi Răng Đức Phật được tôn thờ bên trong một bảo tháp bằng vàng tuyệt đẹp để trong khung kính và được coi là báu vật quốc gia của Sri Lanka.

Ảnh: Nơi tôn thờ Xá lợi Răng Đức Phật.

Năm 1988, Chùa Sri Dalada Maligawa (Chùa Răng Phật) đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hàng năm có rất nhiều du khách và phật tử đến tham quan, hành hương và chiêm bái tại thánh tích thiêng liêng này.

Lễ hội Esala Perahera diễn ra náo nhiệt với những sắc màu lộng lẫy.

Lễ hội Esala Perahera:

Trong tháng Bảy hoặc tháng Tám hàng năm ở Kandy có diễn ra Lễ hội Esala Perahera (Lễ hội tôn giáo với mục đích tôn vinh các di tích răng thiêng liêng của Đức Phật). Hơn 100 con voi được trang trí sặc sỡ cùng hàng ngàn nghệ sĩ múa lửa, nhạc công, vũ công và các điệu múa văn hóa được biểu diễn trong lễ hội. Đây là một biểu tượng độc đáo của Sri Lanka thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. [/kythuat]
[mota] [/mota]




Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Đất nước Srilanka cuốn hút du khách bởi những di sản văn hóa gắn liền với Phật giáo, và núi sư tử Sigiriya là nơi bạn không nên bỏ qua trong hành trình khám phá vẻ đẹp của xứ sở này. [/tomtat]
[kythuat]Từ Kandy, chỉ mất hơn 1 tiếng là đã có thể đến được biểu tượng bất thành văn của Sri Lanka: Hòn đá Sư tử ở Sigiriya. Hòn đá huyền thoại thực chất là một núi đá cao sừng sững, nơi có phế tích của lâu đài cổ trên đỉnh núi từ hơn 1.500 năm trước.


Vào năm 477 sau Công nguyên, hoàng tử Kashyapa với sự trợ giúp của người họ hàng đã lật đổ Vua Dhatusena. Kashyapa dù là con vua nhưng mẹ ông không phải là hoàng hậu. Ông đã tìm cách chiếm luôn ngôi của người thừa kế ngai vàng hợp pháp là hoàng tử Moggallana, người chạy trốn sang phía nam Ấn Độ sau cuộc binh biến và sống lưu vong. Vì sợ bị Moggallana trả thù và tấn công, Kashyapa đã dời đô từ Anuradhapura về Sigiriya và cho xây cung điện tại đây. Trong suốt thời gian trị vì từ 477 đến 495, Sigiriya đã được xây dựng thành một thành phố và một pháo đài phức hợp.

Nhưng rồi đến năm 495, hơn 20 năm sau vụ binh biến, Moggallana quay lại trả thù, đánh bại Kashyapa, chiếm lại ngai vàng. Kể từ đó, Sigiriya trở thành một tu viện Phật giáo cho đến khoảng thế kỷ 14. Không có dữ liệu lịch sử nào về nơi này cho đến khoảng thế kỷ 16, 17 khi nó được sử dụng làm tiền đồn của Vương quốc Kandy. Sau thời đại của Kandy, nó lại bị bỏ hoang cho đến đầu thế kỷ 20 khi người ta phát hiện lại nó.

Ký ức của trăm, ngàn năm trước hiển hiện ngay từ những con đường dẫn đến Hòn đá Sư tử xuyên qua Khu vườn Sigiriya. Leo lên Hòn đá Sư tử tuy có hơi mệt mỏi nhưng không quá cao để không thể cố gắng. Từng bậc tam cấp là từng dấu ấn lịch sử hoành tráng của di tích này. Ở lưng chừng núi đá, đừng quên ghé một góc hang để ngắm nhìn những tác phẩm bích họa vẽ trên mặt hang từ thời xa xưa.

Điều tuyệt vời nhất nằm trên đỉnh Hòn đá Sư tử, nơi có dấu vết của cung điện khi xưa. Đứng trên đỉnh núi đá, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn đất trời Sri Lanka tuyệt đẹp.

Sigiriya là khu phế tích của một cung điện, đồng thời là cổ thành xây dựng trên một núi đá hình sư tử (cao 370 m) dưới triều đại vua Kassapa I (477 - 495), được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1982.



Sigiriya (hay còn gọi là núi sư tử) tọa lạc tại miền trung Matale của Srilanka. Đây chính là bằng chứng duy nhất của nền văn minh Ceylon (Tích Lan) trong những năm trị vì của vua Kassapa I. Khu di tích bao gồm các pháo đài, cung điện, khuôn viên rộng lớn, hồ nước và một chuỗi các đường hầm, cầu thang đi bộ bằng đá granite, thạch cao.

Trong đường hầm lên đỉnh núi sư tử Sigiriya còn có những bức bích họa vẽ các mỹ nữ Sigiriya. Đây là khởi nguồn cho phong cách diễn tả bằng hình tượng tồn tại qua nhiều thế kỷ và cũng là những tuyệt phẩm mà con người ngày nay không khỏi thán phục. Đường nét uyển chuyển trong các bức họa những cô gái xinh đẹp trên vách đá được cho là giống với phong cách vẽ Ajantha ở Ấn Độ. Ước tính đã từng có 500 bức tranh vẽ tại khu vực này, tuy nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 22 bức với một số bức còn khá nguyên vẹn với màu sắc tươi tắn và sống động.

Trong số các công trình còn lại của Sigiriya, đáng chú ý là hồ nước được đục từ đá liền khối có diện tích 27m x 21m, trông giống như một bể bơi trên nóc tòa nhà hiện đại.

Ngoài ra, trong khuôn viên của Sigiriya còn có các phiến đá nhẵn hướng về phía mặt trời mọc khiến người ta liên tưởng đến ngai vàng bằng đá của vua. Các phiến đá này nằm dưới chân núi đá, được bảo vệ bởi các bức tường lớn cao 3m.



Để tỏ lòng ngưỡng mộ công trình lịch sử vĩ đại và các tác phẩm nghệ thuật trong khu vực núi sư tử, vào thế kỷ thứ VI, người xưa khắc lên vách đá những bài thơ cổ với nét chạm trổ rất tinh xảo.

Bên cạnh những công trình kiến trúc nói trên, còn có khu vườn bậc thang được trang hoàng kênh nhỏ và đài phun nước vẫn còn hoạt động bên trong khuôn viên của Sigiriya.

Dẫu không còn là một cung điện và pháo đài nguyên vẹn, nhưng những vết tích quý giá còn lại của Sigiriya cũng đủ để thấy sức mạnh và khả năng sáng tạo phi thường của người Srilanka xưa. Sigiriya xứng đáng là di sản văn hóa của cả nhân loại./. [/kythuat]
[mota] [/mota]





Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Trên bản đồ khu vực Nam Á, có một hòn đảo có dạng hình giọt lệ trong vùng biển Ấn Độ Dương và cách đông nam Ấn Độ hơn 30km. Đó là Sri Lanka, một đảo quốc có chất lượng trà tuyệt hảo vừa mới được giới du lịch nhớ đến trong ít năm gần đây. [/tomtat]
[kythuat]Từ rất lâu, trên bản đồ du lịch thế giới, du khách các nước gần như không biết đến Sri Lanka bởi cuộc nội chiến kéo dài hơn 25 năm giữa quân chính phủ và lực lượng Những con hổ Tamil ở miền bắc Sri Lanka, và kế đó là trận sóng thần kinh hoàng đã tàn phá đảo quốc này vào năm 2004.


Nhưng từ khi nội chiến kết thúc vào năm 2009, ngành du lịch của Sri Lanka bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ khi thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tứ phương. Người ta cho rằng đây là lúc để lên đường khám phá "hòn ngọc Ấn Độ Dương" này trước khi nó trở nên quá nổi tiếng trong thế giới du lịch!

Sự thân thiện của dân địa phương đối với những du khách phương xa được xem là một điểm cộng của ngành du lịch đảo quốc này. Bất kể tín ngưỡng tôn giáo hay gốc gác, người dân Sri Lanka thuộc sắc tộc Sinhale (chiếm 74% trong tổng số 20 triệu dân), Tamil (chiếm 12,5%) hay Hồi giáo, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ khách phương xa, nhiệt tình chụp hình cùng khách với nụ cười chân thành nhất... Chính vì vậy, nhiều du khách cho biết họ đã đến Sri Lanka không chỉ một lần.

Đến Sri Lanka mà không đi thăm các di sản văn hóa thế giới thì coi như chưa đi. Quốc đảo nhỏ bé này có đến tám di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có sáu di sản văn hóa và hai di sản thiên nhiên.

Đó chính là lý do Sri Lanka đang thu hút rất đông du khách nước ngoài dù cuộc nội chiến kéo dài 20 năm ở đất nước này mới chấm dứt được hai năm.

Sau ba giờ bay từ Bangkok (Thái Lan), chúng tôi đến Colombo, thành phố lớn nhất Sri Lanka. Trên chuyến bay khá đông du khách nước ngoài, những cô tiếp viên Hãng hàng không Sri Lankan trong bộ trang phục sặc sỡ như chim công luôn tươi cười với khách. Cung cách phục vụ chu đáo của Sri Lankan Airlines và hình ảnh sân bay quốc tế Bandaranaike ở Colombo đã làm tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về một nước nghèo vừa trải qua cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn.

Khi rời khỏi thủ đô Colombo, du khách thường bị cuốn hút bởi thảm thực vật phong phú và cực kỳ đa dạng. Những hàng dừa cao vút ken dày thành hàng soi bóng trên mặt đại dương và viền quanh đảo là những bãi cát vàng óng ngút mắt gần như vô tận.

Sân bay Bandaranaike rộng rãi, sáng sủa và hiện đại, hành khách đông đúc, máy bay lên xuống khá nhộn nhịp.

Từ sân bay chúng tôi không vào thẳng Colombo mà thuê xe đi Kandy, thành phố ở miền trung Sri Lanka, bởi đơn giản tại thành phố cổ kính này và các điểm gần đó là nơi có các di sản thế giới. Một trong những điểm đến nổi tiếng nhất là núi đá Sư Tử ở Sigiriya, cách Kandy chừng 100km về hướng bắc. 

Giữa một khu vực bằng phẳng rộng lớn, đá Sư Tử hiện lên sừng sững và dựng đứng, nơi hơn 1.500 năm trước vua Kassapa I - kẻ giết cha và truất quyền anh trai để cướp ngôi - đã cho xây cung điện trên đỉnh vì sợ bị trả thù. Sau khi Kassapa I bị chính anh trai mình lấy lại ngôi báu, cung điện trên đá Sư Tử trở thành tu viện Phật giáo cho đến thế kỷ 14 rồi bị bỏ hoang đến đầu thế kỷ 19 khi các nhà thám hiểm phát hiện và khai quật nó.

Bích họa trong hang động ở lưng chừng đá Sư Tử 

Toàn cảnh chùa Răng Phật

Hiện nay những gì còn lại tại đá Sư Tử là nền móng của cung điện cũ xây bằng gạch. Ở lưng chừng núi đá có những bích họa được vẽ trong một hang động, cho ta hình dung ít nhiều về con người và cuộc sống ở đây vào thế kỷ thứ 5. Nếu không có sức khỏe, khó lòng leo lên đỉnh khối đá cao hơn 200m này. 

Vé vào tham quan đá Sư Tử là 30 USD, khá đắt so với khách du lịch balô. Tuy nhiên với một di tích được bảo tồn kỹ lưỡng và lâu đời như đá Sư Tử cùng với khu rừng rộng lớn bao quanh, thật đáng đồng tiền khi đến đây. 

Trên đường từ Sigiriya về lại Kandy, chúng tôi ghé thăm Chùa Hang ở Dambulla, có từ thế kỷ thứ 1. Chùa nằm trên lưng chừng núi, bên ngoài có một tượng Phật khổng lồ màu vàng nên chùa còn có tên là chùa Vàng Dambulla; bên trong có 153 tượng Phật của nhiều thời kỳ, một số tượng thần Ấn giáo và tượng của các vì vua Sri Lanka. 

Những tượng Phật được đặt trong hang đá và trên khắp các vách đá là các bức bích họa với diện tích lên đến 2.100m2. Đây là hệ thống chùa trong hang núi lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở Sri Lanka.

Bên trong chùa Hang ở Dambulla có hàng trăm tượng Phật và các bức họa phủ kín vách đá trong hang 

Tượng Phật vàng bên ngoài chùa Hang - Ảnh: Wikipedia

Thành phố Kandy, cố đô cuối cùng của Sri Lanka, tương truyền đang lưu giữ một chiếc răng của Phật, được xem là chốn linh thiêng nhất trong thế giới Phật giáo và là nơi hành hương của tín đồ Phật giáo. Dambulla, một thánh địa khác của Phật giáo với các ngôi đền nằm trong năm hang động, cũng là một địa chỉ phải đến của khách du lịch. 150 bích họa và tượng Phật, trong đó có một bức tượng cao 15m, sẽ khiến du khách không tiếc thời gian lưu lại nơi này...

Kế đó chúng tôi đến chùa Răng Phật, nơi luôn có rất đông du khách và phật tử, có cả những đoàn phật tử đến từ nước ngoài trong trang phục trắng, tay cầm hoa sen đi thành từng hàng dài. Từ chùa Răng Phật có thể phóng tầm mắt tới hồ Kandy cũng như thành phố Kandy bản thân cũng là một di sản văn hóa thế giới. 

Từng là trung tâm văn hóa Phật giáo, nên những di sản văn hóa gồm những tu viện, các di tích Phật giáo còn nguyên diện mạo xưa tại thành phố Anuradhapura luôn có sức quyến rũ các tín đồ Phật giáo. 300 năm trước Công nguyên, những phật tử đầu tiên từ Ấn Độ đến Sri Lanka đã mang theo một cành giâm cây bồ đề. Ngày nay, cây này vẫn tồn tại ở Anuradhapura, và ngôi đền Kataragama tại đây luôn tấp nập du khách đến chiêm ngưỡng cây bồ đề thiêng liêng dù phải vất vả trèo đến 1.840 bậc thang.

Ngoài các di sản văn hóa, đảo quốc giữa Ấn Độ Dương này còn rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà nếu muốn tham quan toàn bộ phải mất tối thiểu hai tuần. Chỉ vài ngày ở Sri Lanka, đất nước này đã gây ấn tượng đặc biệt cho tôi về sự nền nếp, trật tự trong sinh hoạt xã hội, cách thức bảo tồn các di sản một cách chuyên nghiệp và ý thức bảo tồn di sản của người dân cũng như thái độ thân thiện, hiền lành, hiếu khách của họ. 

Sunil Somarathna, người lái xe chở chúng tôi đi thăm các di sản, hào hứng: “Vài năm trước không có mấy khách du lịch đến Sri Lanka nhưng giờ thì đông lắm!”. [/kythuat]
[mota] [/mota]






Nhận xét



Polonnaruwa là kinh đô cổ đồng thời là một trung tâm trong Tam giác văn hóa của Sri Lanka (gồm 3 thành phố cổ Polonnaruwa, Sigiriya, Anuradhapura). Khi vua Parakramabahu I của người Sihalese (sắc tộc chiếm đa số tại Sri Lanka) lật đổ triều đại Chola vào năm 1070, ông đã biến Polonnaruwa thành thủ đô và bắt đầu thời kỳ phát triển thành phố này. Ông cho xây các ngôi đền, dinh thự khổng lồ, công viên, hồ sen và đào một hồ chứa nước rộng tới 2.400ha (mà ngày nay vẫn còn) được gọi là biển Parakrama. Người kế vị của Parakramabahu I là Nissanka Malla còn phóng tay hơn trong việc xây dựng Polonnaruvva.

Ảnh: Gal Pota - quyển sách khổng lồ bằng đá.

Một trong các công trình của Nissanka Malla là quyển sách Gal Pota khổng lồ bằng đá. Sách nặng 25 tấn được đưa từ thành phố Thánh Mihintale tới Polonnaruvva trên đoạn đường dài gần 100km. Polonnaruwa cũng là trung tâm của Phật giáo Therevada ở Sri Lanka. Nơi đây có nhiều tượng đá Đức Phật khổng lồ miêu tả những thời điểm ý nghĩa trong cuộc đời của Ngài. Phật giáo đã xuất hiện tại Sri Lanka hơn 2000 năm và theo truyền thuyết, Đức Phật đã từng đến đảo quốc này ba lần.

Ảnh: Bức tượng Phật khổng lồ ở Gal Vihara.

Ở Gal Vihara còn có một tượng Phật ngồi trong thế liên hoa tọa với tay bắt ấn thiền và một trong những bức tượng nổi tiếng nhất ở đây là bức tượng Đức Phật trong tư thế nhập niết bàn. Tượng dài gần 14m với những chi tiết điêu khắc tinh tế. Đứng cạnh bên là bức tượng một nhà sư đứng khoanh tay (có thể đó là A-nan-đà) cao khoảng 7m.

Ảnh: Rừng nhiệt đới tại Polonnaruwa.

Sau một thời kỳ cực thịnh, Polonnaruwa nay trở thành cố đô. Nơi này có thể làm hài lòng tất cả những ai yêu thích du lịch, tìm hiểu thiên nhiên bởi nơi đây có rất nhiều loài động thực vật hoang dã vùng nhiệt đới sinh sống.

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]

[kythuat]Anuradhapura là thành phố linh thiêng đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới và cũng từng là một trong những kinh đô cổ của Sri Lanka (thời ấy có tên là Tích Lan, hay Ceylon). Thành phố nằm ở phía Bắc Trung Bộ, cách thủ đô thương mại Colombo 205km, nổi tiếng với các di tích thuộc nền văn minh Lanka được bảo quản rất tốt. Từ đầu thế kỷ thứ 4 trước công nguyên cho đến đầu thế kỷ 11, Anuradhapura trong thời kỳ đó là một trong những trung tâm quyền lực chính trị và thành thị phát triển ổn định, lâu dài ở Nam Á.


Một vài di tích đáng chú ý ở Anuradhapura:

Cây Bồ Đề (Sri Maha Bodhi) được chiết cành từ cây bồ đề gốc nơi mà Đức Phật Thích Ca đã thành đạo. Cây này có tuổi thọ hơn 2.100 năm. Hầu hết các cây bồ đề được trồng ở nhiều nước trên thế giới đều được chiết từ cây bồ đề con này.

Ảnh: Cây Bồ Đề linh thiêng ở Anuradhapura

Đền Thuparama: đây là một trong những ngôi đền cổ nhất của Phật giáo tại Sri Lanka. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên dưới triều đại vua Devanmpiyatissa. Đền này có đặt một mảnh vụn xương vai phải của Đức Phật. Ngôi đền đã được trùng tu và xây lại nhiều lần, phiên bản hiện tại có từ năm 1862.

Ảnh: Đền Thuparama - ngôi đền cổ nhất Phật giáo tại Sri Lanka


Tháp Phật Jetavaramaya: là tháp Phật lớn nhất thế giới được xây từ thế kỷ thứ 5, một tuyệt tác của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc.

Khu đền Ruvanveli đã được xây dựng bởi vua Dutugemunu vào thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên với một kiến trúc khổng lồ cao 103m và chu vi 286m. Khu di tích được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 và được phục chế lại theo đúng kích thước ban đầu.


Ảnh: Đền Ruvanveli (Anuradhapura, Sri Lanka) [/kythuat]
[mota] [/mota]



Nhận xét



Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) là một trong bốn Thánh tích của Phật giáo. Đây là nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền định dưới cây Bồ đề, giác ngộ và chứng được đạo Chính đẳng chính giác. (Ba Thánh tích còn lại là vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) - nơi Đức Phật đản sinh, vườn Lộc Uyển (Sarnath) - nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên và Câu Thi Na (Kusinara) - nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.

Sau sáu năm hành tu khổ hạnh mà không đạt được giải thoát, Đức Phật, khi đó còn chưa thành đạo đã quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh hành xác mà thực hành trung đạo. Ngài liền đi đến Giác Thành (Senani), sau khi xuống sông tắm rửa và thọ nhận bát sữa tươi cúng dường của người con gái dòng Bà la môn, Sujata, ngài liền đi tới gốc cây Bồ đề, ngồi quay mặt về hướng Đông, thiền định và thệ nguyện rằng nếu như không Giác ngộ thì sẽ không rời khỏi chỗ này. Sau bốn mươi chín ngày thiền định, vượt qua mọi sự quấy nhiễu của Ma vương, ngài đã chứng được đạo Vô thượng, giải thoát hoàn toàn, trở thành bậc Thế-tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bồ Đề Đạo Tràng ở phía nam Thành phố Gaya thuộc bang Bihar ngày nay chính là Thánh tích nơi có cây Bồ đề vi diệu mà Đức Phật đã ngồi thiền và thành đạo.

Bồ Đề Đạo Tràng được xây dựng vào khoảng 300 năm trước công nguyên, với diện tích 30,000 mét vuông, bao gồm nhiều Thánh tích Phật giáo quan trọng như Tháp Đại Giác, cây Bồ Đề, tòa Kim Cương, bảy địa điểm Đức Phật đã ngồi suy tưởng trong bảy tuần đầu sau khi thành đạo và quần thể các tòa tháp cổ.

Tháp Đại Giác nằm giữa khu đất trũng thấp hơn mặt đường khoảng mười mét vì vậy từ xa ta vẫn thấy được ngọn tháp đứng sừng sững vươn lên giữa những cây cổ thụ, tượng trưng cho sự giác ngộ của Đức Phật tại cõi đời như hoa sen trong bùn vươn lên thoát khỏi bùn nhơ. Tòa tháp này được Vua A-Dục xây dựng vào khoảng 250 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca.



Tháp Đại Giác


Tháp Đại Giác có kiến trúc tuyệt vời theo hình kim tự tháp, dài 15 mét, rộng 15 mét, cao 52 mét, vuông bốn cạnh và nhọn dần lên đỉnh, được thiết kế một cách cân bằng và hoàn chỉnh trên mọi góc cạnh, ở bốn góc có bốn ngọn tháp nhỏ, xung quanh được trang trí nhiều loại hoa văn, trong mỗi hốc tường từ chân tháp lên đến đỉnh đều có tôn trí tượng Đức Bổn Sư và chư vị Bồ Tát, đặc biệt là hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm. Sau khi được vua A Dục xây dựng, Bảo tháp đã từng được trùng tu lại vào khoảng thế kỷ thứ 7, nhưng đến thế kỷ thứ 12, tháp lại bị quân Hồi giáo phá hủy, đến khoảng thế kỷ thứ 14, các vua Miến Điện mới cho trùng tu lại bảo tháp. Thế nhưng, sau đó, bởi thiên tai và lũ lụt, Bồ Đề Đạo Tràng đã dần rơi vào quên lãng và tháp Đại Giác dần trở nên hoang phế. Đến năm 1811, một nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh tên là Buchanan Hamilton đã phát hiện ra Bồ Đề Đạo Tràng với tháp Đại Giác trong tình trạng đổ nát. Đến năm 1875, vua Mindan Min của Miến Điện đã can thiệp và xin phép chính phủ Ấn Độ cho trùng tu lại ngôi Bảo Tháp, đưa Bảo tháp trở lại hình dạng như chúng ta vẫn thấy ngày nay. Trong tháp đặt bức tượng Phật lớn mạ vàng nằm ngay tại vị trí mà Đức Phật đã thiền định, hướng mặt về phía Đông và quay lưng lại với cây Bồ Đề. Đến nay, bức tượng này đã được khoảng 1700 tuổi.

Cây Bồ Đề (Bodhi tree) hay còn được gọi là "asvatthi” là cây biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật. Ngay từ thủa sơ khai của lịch sử, Cây Bồ Đề được người Ấn Độ vô cùng kính ngưỡng, họ coi đây là một loài cây linh thiêng, là nơi trú ngụ của các vị thần. Và sự kính ngưỡng này càng lên đến đỉnh cao khi Cây Bồ Đề được hợp nhất với sự chứng đạt vĩ đại nhất của Đức Phật, sự Giác ngộ. Sự kính thờ cây Bồ Đề không chỉ tồn tại trong dân gian mà còn được quy phạm thành luật, bất cứ ai có hành động phá hủy hay làm hư hại Thánh địa cùng với cây Bồ Đề sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm minh.



Cây Bồ Đề trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng


Trước đây, khi Phật còn tại thế, ngài cũng đã từng nói với A Nan rằng, cây Bồ Đề, nơi Đức Phật giác ngộ chính là một trong bốn Thánh địa mà Phật tử cần phải đến chiêm ngưỡng và lễ lạy. Từ đó, cây Bồ Đề trở thành một trong những đối thể thiêng liêng được thờ phụng như Đức Phật. Sau khi Đức Phật nhập diệt, vua A Dục đã hết lòng cung kính bảo vệ cây Bồ Đề. Đức vua đã sai con gái mình mang một nhánh chiết của cây Bồ Đề sang trồng tại thành phố cổ Anuradhapura của Tích Lan (Sri Lanka), và nhánh cây đó đã phát triển một cách xanh tốt, tồn tại khỏe mạnh cho đến ngày nay. Cây Bồ Đề chính gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định tại Bồ Đề Đạo Tràng đã bị phá hủy vào năm 1874. Thế nhưng, sau khi bị phá hủy, một nhánh cây con mới mọc lên ngay tại gốc Bồ Đề cũ và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Tính đến nay, gốc cây này đã được hơn 130 tuổi.


Các sư tăng ngồi thiền định dưới gốc Bồ Đề


Xung quanh Đại tháp có bảy vị trí nơi Đức Phật đã ngồi suy tưởng Chánh Pháp trong bảy tuần đầu tiên sau khi giác ngộ, chuẩn bị cho con đường hoành pháp của mình. Tuần đầu tiên sau khi Giác ngộ, ngài vẫn ngồi tọa định ở vị trí cũ, thọ hưởng cái tĩnh tịnh an lạc của sự giải thoát. Tuần thứ hai, ngài kinh hành dưới cội cây Bồ Đề, quãng đường đi của Ngài nằm ở phía Bắc của tháp Đại Giác, mỗi bước chân ngài đi đều được nâng đỡ bằng đài hoa sen. Tuần thứ ba, Đức Phật đi tới tháp Animesalocana, nhìn về cây Bồ Đề, bày tỏ lòng biết ơn cội cây đã che chở cho ngài. Tuần thứ tư, ngài tới ngôi đền nhỏ Ratanaghara và ngồi thiền định tại đó. Tuần thứ năm, Đức Phật đi tới và thiền định dưới cây Ni-Câu-Đà (Ajapala Nigrodha), nơi nàng Sujata đã dâng cúng sữa tươi cho ngài. Tuần thứ sáu, Đức Phật tới bên bờ hồ Muchilinda nằm ở hướng nam của tháp Đại Giác. Khi đó trời mưa to, rắn chúa Muchilinda đã nổi lên và lấy thân che chở cho ngài. Tuần lễ cuối cùng, tuần thứ bảy, Đức Phật đã ngồi dưới tàng cây Rajyatana. Sau bảy tuần suy nghĩ, Đức Phật đã rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng, đi tới vườn Lộc Uyển để chuyển pháp luân lần đầu tiên.



Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat]Dù du lịch chưa thực sự phát triển, nhiều du khách vẫn dành nhiều tình cảm cho Bagan bởi những người bản địa cởi mở, vô tư và không gian đậm bản sắc văn hóa.

 [/tomtat]
[kythuat]




Bagan được biết đến như một địa danh kì thú nhất của Myanmar. Xưa kia, nơi này có tên Pagan và từng là kinh đô của vương quốc cùng tên, tồn tại trong giai đoạn thế kỷ 9 - 13 sau Công nguyên. 


Du khách có thể đến Bagan bằng đường bộ hoặc hàng không. Nơi này cách Yangon (thành phố lớn nhất Myanmar) 600 km và Mandalay (thành phố lớn thứ hai ở quốc gia này) khoảng 180 km.


Với diện tích 104 km2, trải rộng khắp Bagan là khoảng 13.000 ngôi đền, chùa, tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13.


Những đền, chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của truyền thống Phật giáo mới tại Myanmar. Bagan ngày nay còn khoảng 2.500 ngôi đền, chùa như vậy. 


Những công trình này hầu như không sử dụng xi măng mà vẫn đảm bảo cấu trúc vững chắc.


Ở Bagan, du khách có nhiều lựa chọn di chuyển, bao gồm xe ngựa, xe bò, xe đạp và cả xe đạp điện.


Hình thức trải nghiệm đặc biệt nhất ở Bagan phải kể đến bay khinh khí cầu. Du khách sẽ được bay nhiều giờ qua tham quan những đền đài vào buổi sáng sớm. Đây là loại hình du lịch do một công ty nước ngoài đầu tư vào Myanmar.


Kiểu thời tiết điển hình ở Bagan là nắng nóng, nhưng vào tháng 1 và 2 lại se lạnh nên bạn có thể chuẩn bị thêm áo ấm để giữ gìn sức khỏe.


Là một phần của Myanmar, con người ở đây rất hiền lành và đáng yêu.


Ở Myanmar, Bagan là thành phố được các du khách ưa chuộng và muốn ghé thăm nhiều nhất nhờ sự bình yên, mộc mạc và vẻ đẹp chân phương. 



Khu vực New Bagan còn có làng nghề sơn mài vô cùng độc đáo, sản xuất những sản phẩm mỹ nghệ tinh hoa.


Bagan tập trung các kiệt tác kiến trúc nguy nga, đồ sộ thuộc hai thế kỷ và sánh ngang với quần thể Angkor Wat (Campuchia) và đền Borobodur (tại miền trung đảo Java, Indonesia).


Với một hành trình kéo dài 2-3 ngày tại Bagan, chi phí tối thiểu khoảng 100 USD (đã bao gồm nơi ăn, chốn ở và đi lại).


Đối với những người bán hàng, bạn có thể cầm ngó, chụp hình, xem các sản phẩm hồi lâu rồi trả lại, rời đi mà không mua bất cứ thứ gì, họ vẫn sẽ niềm nở và tươi cười.


Dù nền du lịch chưa thực sự phát triển, đa phần du khách vẫn dành nhiều tình cảm cho Bagan bởi những người bản địa cởi mở, vô tư và luôn mỉm người hiền hòa.
 [/kythuat]
[mota] [/mota]

Nhận xét