[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Myanmar là vùng đất thiêng của Phật giáo với những ngôi chùa Vàng, các vị sư áo đỏ và những tu viện cổ kính. Bên cạnh đó, rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quốc gia này cũng là điểm nhấn níu chân khách đường xa. Và một trong những điểm đến ấn tượng nhất của đất nước này đó là Chùa Kyaiktiyo - nơi có Hòn Đá Vàng khổng lồ nằm chênh vênh trên mỏm núi.   [/tomtat]
[kythuat]Nằm cách Yangon hơn 200km, cùng với ngôi chùa nhỏ bé Kyaiktyo, Hòn Đá Vàng đã tạo nên một quần thể di tích vô cùng độc đáo. Thánh tích này được xây dựng vào năm 574 và được xem như một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á.

Theo truyền thuyết trong lần đức Phật đến đây truyền đạo, ông đưa cho tu sĩ Taik Tha một sợi tóc. Tu sĩ giấu sợi tóc trong tóc của mình, sau đó trao cho nhà vua với mơ ước rằng “sợi tóc sẽ được cất trong một hòn đá có hình dáng giống như cái đầu của vị tu sĩ”. Nhà vua không thể tìm đâu ra một hòn đá như thế, phải nhờ cha mẹ (thần Zawgyi và nữ thần Naga) tìm giúp. Hai vị thần này đã tìm ra hòn đá dưới lòng đại dương. Hòn đá được đưa lên và đặt ở đồi Kyaikhtiyo. Sợi tóc của đức Phật được cất vào hòn đá và ngôi chùa nhỏ đã được xây dựng lên mang tên Kyaikhtiyo. Theo tiếng của người Mon, Kyaik có nghĩa là chùa và Htiyo là “mang cái đầu của vị tu sĩ”. Kyaikhtiyo có nghĩa là “ngôi chùa được đặt trên cái đầu vị tu sĩ”.


Chùa Đá Vàng Kyaikhtiyo là một trong 3 điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Myanmar (xếp sau chùa Shwedagon, chùa Mahamuni). Chùa này chỉ cao 5.5m, nằm bên cạnh là tảng đá lớn được phủ bởi các lá vàng do những người hành hương dán lên khi đến chiêm bái. Chùa Kyaiktyo được tương truyền là một trong ba ngôi chùa cất giữ báu vật của Phật

Nằm chênh vênh trên bờ mép đỉnh núi Kyaikhtiyo, Burma, Hòn Đá Vàng dường như đang thách thức với thiên nhiên. Nhìn từ xa tảng đá có chỗ đứng không vững chắc này như có vẻ sắp lăn xuống núi nhưng lại rất vững chắc và khó bị xê dịch.

Kỳ ảo nhất là khi hoàng hôn khuất bóng và lúc bình minh ló dạng, mặt trời chiếu những tia nắng sáng lên hòn đá và những người hành hương bắt đầu cầu nguyện nhìn khung cảnh thật lung linh huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.

Theo tục lệ, chỉ có những người đàn ông có thể lại gần khu vực Hòn Đá Vàng để có thể dán những miếng vàng dát mỏng lên, áp đầu vào hòn đá và cầu nguyện. Còn phụ nữ thì không được đi vào khu vực Hòn Đá Vàng, họ chỉ có thể lặng lẽ thành kính dâng lễ vật cúng lên các bàn thờ rồi quỳ trên nền đất, cầu nguyện hàng giờ trong khói hương mờ ảo. Hòn Đá Vàng được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kỳ thú của tự nhiên. Bởi vị trí đặc biệt của hòn đá, dân địa phương gọi là hòn đá thiêng. Họ thờ cúng lễ bái rất thành tâm, đa số người Burna rất nghèo khó nhưng họ dành dụm chắt chiu để cùng nhau thếp vàng lên toàn bộ hòn đá .

Không chỉ nổi tiếng về độ thần kỳ linh thiêng, Hòn Đá Vàng còn được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kì thú của tự nhiên. Người Myanmar giải thích sự bền vững này là nhờ thần Tawadeintha đã dùng con thuyền thần trục vớt hòn đá và chở nó lên đỉnh đồi. Chiếc thuyền và dây thừng được biến thành đá và nằm cách Hòn Đá Vàng khoảng 300m để giữ hòn đá không rơi.

Nhiều Phật tử tin rằng được đến nơi, quỳ lạy và ôm hôn hòn đá sẽ giúp họ trở nên giàu có, thịnh vượng.

Hòn Đá Vàng và ngôi chùa Kyaikhtiyo đã trở thành một địa điểm du lịch , hành hương vô cùng hấp dẫn của những ai ghé thăm Myanmar. Chính bàn tay sáng tạo của con người kết hợp với tuyệt tác thiên nhiên đã tạo nên điều kỳ diệu. Với du khách quốc tế, việc chiêm ngưỡng một hòn đá và ngôi chùa được phủ bằng vàng lá nằm cheo leo trên đỉnh núi là điều thú vị có một không hai. [/kythuat]
[mota] [/mota]























Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Varanasi là một thành phố linh thiêng của các tín đồ Hindu giáo, tọa lạc bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. [/tomtat]
[kythuat]


Varanasi được gọi là "thành phố của các đền đài", "thành phố thánh của Ấn Độ", "thành phố ánh sáng" hay "thành phố học vấn".


Thành phố này cũng được gọi là "thủ đô văn hóa" của Ấn Độ. 


Old Varanasi với những khu phố cổ, những con ngõ đan vào nhau và cùng dẫn đến bến sông Hằng. Đây là nơi lưu giữ được nguyên vẹn những nghi lễ, tục lệ và nét văn hoá linh thiêng của người Ấn Độ.



Nếp sống nơi đây vô cùng độc đáo, những gian hàng, quán ăn, chợ len lỏi vào từng ngõ nhỏ.





Cuộc sống thường nhật nơi đây diễn ra khá bình yên, phẳng lặng.


Đến với Varanasi, du khách sẽ bị thu hút bởi những ngôi đền hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi sừng sững bên bến sông.

Người Ấn Độ thờ thần bò nên bò có ở khắp mọi nơi ở Varanasi.



Người dân ở đây thường xuống ngay bến sông để tắm gội, tẩy trần. Đây cũng là một trong những nét văn hóa độc đáo của Ấn Độ.



Người dân thường lấy nước về từ dòng sông để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.


Hàng đêm, bến sông Hằng là một sân khấu lớn, là nơi biểu diễn những nghi lễ truyền thống, hấp dẫn du khách.


Một trong những nét đặc biệt ở Varanasi là tục lệ hỏa táng bên bờ sông. Hằng ngày, có khoảng 200 người được hỏa thiêu rồi rắc tro xuống dòng sông huyền thoại.


Thời gian đẹp nhất để đến thăm Varanasi là mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Đây là lúc không khí dịu mát. Có thể đến Varanasi bằng đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ, sau khi bay đến Delhi hoặc Kolkata. [/kythuat]
[mota] [/mota]

Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[tomtat]
Đến Myanmar, người ta dễ choáng ngợp bởi hàng ngàn ngôi đền, chùa, tháp vàng rực khắp nơi và điều đó đã tạo cho đất nước này một vẻ mơ màng độc đáo.
[/tomtat]

[kythuat]

Chắc hẳn bạn đang phân vân không biết nên đi những đâu cho chuyến du lịch Myanmar của mình phải không? Hãy cùng du lịch hành hương tâm linh Sen Thiền điểm qua những điểm đến không nên bỏ qua khi du lịch đến Myanmar nhé!



Du lịch Mandalay là một điểm đến phổ biến nhất thành phố

Mandalay: Thành phố lớn thứ hai ở Myanmar sau Yangon, và là một trong những điểm đến và điểm trung chuyển phổ biến nhất với khách du lịch Myanmar. Các điểm tham quan bao gồm: tu viện Shwenandaw làm bằng gỗ, chùa Kuthodaw Paya với quyển sách lớn nhất thế giới, đồi MandalayCung điện Hoàng giachùa Mahamuni với tượng Phật đính lá bằng vàng thật, cầu U-bein – cây cầu gỗ dài nhất thế giới và tu viện ở Amarapura.

Mingun (Min Kun): Ngôi làng nằm về phía bắc của Mandalay. Mingun nổi tiếng với khách du lịch Myanmar nhờ các di vật và di tích sau: quả chuông Mingun – một trong những quả chuông nặng nhất và lớn nhất trên thế giới, bảo tháp Mingun Pahtodawgyi và ngôi chùa trắng Hsinbyume / Myatheindan với đôi tượng Chinthe.

Pyin oo Lwin: về phía đông của Mandalay là thị trấn Pyin oo Lwin nằm trên đồi cao hơn 1000 mét so với mặt nước biển là điểm đến khá khác biệt của du lịch Myanmar. Một số điểm tham quan đáng chú ý tại đây là Vườn Quốc Gia KandawgyiTháp Đồng Hồ Purcell theo kiểu tháp Big Ben ở Luân Đôn, thác Anisakanthác Pwe Kauk và hang Pyeik Chin Miang.

Thị trấn Pyin oo Lwin một điểm tham quan đáng chú ý của Myanmar

Mrauk-U: thành phố khảo cổ quan trọng nằm gần biên giới phía tây của Myanmar. Marauk-U là trung tâm đền chùa lớn thứ hai của du lịch Myanmar, chỉ sau Bagan. Đền chùa ở đây được xây bằng gạch đá, không giống như các ngôi đền xây bằng gạch bùn và đất sét ở Bagan. Các đền chùa tiêu biểu là Shite-thaungHtukkantheinKoe-thaung, Andaw-thein, Lemyethna, Ratana và cụm chùa Ngũ Nhân. Trong đó hoành tráng nhất và có ý nghĩa khảo cổ nhất là chùa Shite-thaung.

Sagaing: thành phố nằm bên bờ sông Ayeyarwady, cách Mandalay 20 km về phía Tây Nam. Sagaing sở hữu nhiều tu viện và đền chùa nên thích hợp là địa điểm hành hương của du lịch Myanmar. Trong số các công trình ở Sagaing, tu viện hình vòm thếp vàng Kaung Hmu Daw hoàn toàn khác biệt so với các kiến trúc hình tháp nhọn.

Inn Wa (Inhwa – Inwa): nằm ở phía nam Mandalay, từng là thủ đô cũ của các vương triều Myanmar từ thế kỷ 14 đến 19. Các điểm tham quan nổi bật là tu viện Bagaya Kyaung bằng gỗ và tháp nghiêng Nanmyin.

Bagan trung tâm đền chùa của Myanmar

Bagan: trung tâm đền chùa nổi tiếng nhất của du lịch Myanmar, từng là thủ đô của vương quốc Bagan hùng mạnh. Với hơn 2.000 đền chùa còn lại đến ngày nay trong tổng số 10.000 kiến trúc tôn giáo thời xưa, Bagan là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách. Các đền chùa tiêu biểu nhất của Bagan là chùa vàng Shwezigonđền Ananda với 4 tượng Phật vàng ở 4 hướng, đền Thatbyinnyu – đền cao nhất ở Bagan, đền Shwegugyi và chùa Shwesandaw – nơi lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật.

KHU VỰC NẰM GIỮA TUYẾN ĐƯỜNG MANDALAY – YANGON

Du lịch Hồ Inle là một trong những điểm du lịch tuyệt với của Myanmar

Hồ Inle – thị trấn Nyaung Shwe: Hồ Inle hay còn gọi là Biển Hồ, nằm ở thị trấn Nyaung Shwe, là một trong những địa danh được biết đến nhiều nhất của du lịch Myanmar. Ngoài khung cảnh tuyệt vời của hồ Inle, bạn còn có thể đến thăm trang trại nho và sản xuất rượu Red Mountainlàng người cao cổ Pa-O và chùa Phaung Daw Oo với 5 bức tượng Phật dán đầy lá vàng ròng.

Nay Pyi Taw (Naypyidaw): thủ đô của Myanmar. Tại đây bạn có thể thấy các công trình dành cho Nhà nước Myanmar, tiêu biểu là tòa nhà Quốc hội hoành tráng. Ngoài ra còn có 3 bức tượng khổng lồ của các vị vua Anawrahta, Bayinnaung và Alaungpaya U Aung Zeya, cùng với chùa hòa bình Uppatasanti nơi lưu giữ xá lợi răng của Đức Phật.

Du lịch Pyay hấp dẫn du khách bởi những ngôi chùa cổ

Pyay: thị trấn nằm trên bờ sông Ayeyarwady, với các điểm tham quan chính là chùa hoàng hôn Shwe San Daw và chùa cổ Bawbawgyi.

KHU VỰC YANGON VÀ MIỀN NAM MYANMAR

Yangon thành phố lớn nhất Myanmar điểm đến phổ biển của khách du lịch

Yangon: thành phố lớn nhất Myanmar, cũng là điểm đến phổ biến của khách du lịch Myanmar. Ở Myanmar cũng tập trung dày đặc các điểm tham quan như chùa vàng Shwedagonchùa Suletrang trại cá sấu Thaketachợ Bogyoke Aung Sanchợ Mingalarkhu phố Tây đường 19th Streetchùa Botataungnhà thờ Saint Mary’s Cathedralnhà thờ Holy Trinity Cathedralchùa Mailamutu viện Do Thái Musmeah Yeshua SynagogueVườn Mahabadoolahồ Inya và hồ Kandawgyi. Trong đó chùa Shwedagon là điểm tham quan quan trọng nhất: đây là nơi lưu giữ bốn báu vật Phật giáo gồm gậy của Kakusandha, lọc nước của Konagamana, áo của Kassapa, và 8 sợi tóc của Đức Phật.

Các bãi biển ở vịnh Bengal: du lịch Myanmar chỉ mới phát triển nhưng các bãi biển hoang sơ ở đất nước này đã bắt đầu thu hút sự chú ý của những du khách yêu biển. Các bãi biển nổi tiếng nhất là NgapaliNgwe SaungChaungtha và Kanthaya. Bãi biển Ngapali được đánh giá cao nhất bởi dòng nước xanh trong và bãi cát trắng mịn.

Bago: từng là thủ đô của vương triều Taungoo, Bago còn lưu giữ khá nhiều di tích, bao gồm: tượng Phật nằm Shwethalyaung Buddha, chùa Hoàng Thần Shwe Maw Daw – chùa cao nhất Myanmar, chùa Kyaik Pun có tượng Phật ngồi 4 phía, Cung điện Kanbawzathadi Palace của vương triều Taungoo, cùng một loạt các đền chùa khác như Maha Kalyani, Mahazedi, Shwegugale và chùa Rắn Snake Pagoda. Đặc biệt, từ Bago bạn có thể viếng thăm địa điểm trứ danh của du lịch Myanmar: chùa Kyaiktiyo hay còn gọi là chùa Núi Vàng Golden Rock chênh vênh trên đỉnh đồi Kyaiktiyo.

Mawlamyin điểm tham quan đáng chú ý nhất với những ngôi chùa lớn nổi tiếng

Mawlamyine: thành phố lớn thứ tư của Myanmar. Điểm tham quan đáng chú ý nhất mà Mawlamyine này đóng góp cho du lịch Myanmar là chùa Nwa Le Bo nằm trên ba phiến đá chênh vênh. Ngôi chùa này thường được so sánh với chùa Núi Vàng Kyaikhtiyo, mặc dù thu hút ít du khách hơn.

Với kinh nghiệm du lịch Myanmar thì trên là những điểm du lịch Myanmar mà du khách nên đến khi thực hiện tour du lịch Myanmar của mình, nó sẽ giúp du khách có cái những trải nghiệm và cái nhìn tổng quan nhất về vẻ đẹp của Myanmar.

[/kythuat]





Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc].000 vnd[/giagoc]
[giamgia]10%[/giamgia]

[tomtat]

Du lịch Myanmar còn chưa phát triển nhưng du khách lại tìm thấy sự đón tiếp chân thành từ trái tim và nụ cười chân chất của những người dân.

[/tomtat]

[kythuat]


Myanmar là quốc gia nằm trong danh sách những đất nước tôi phải đi, nhưng theo những gì tôi tìm hiểu trên internet thì đến quốc gia này đẹp nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau bởi đây là mùa trời ít nắng nóng và ít mưa nhất... Vậy nhưng, trời xui đất khiến bỗng dưng hãng hàng không quốc gia xứ mình tự nhiên nổi hứng sale vé mùa hè bất tử với mức giá bất ngờ chưa tới 200 USD khứ hồi cho chuyến bay thẳng TP HCM - Yangon, rẻ hơn cả hãng vé rẻ tôi hay đi là AirAsia nên chẳng chần chừ, tôi "quất" ngay cái vé rồi sau đó sắp xếp xin xỏ nghỉ không lương để đi, còn thời tiết ra sao thì cứ cầu may vào đường... ăn ở!

Ấy vậy mà tôi gặp may. Tháng 7-8 là mùa mưa nhiều nhất ở nơi đây thế nhưng những ngày tôi đến trời bỗng ít mưa và ngập tràn ánh nắng. Vietnam Airlines bay đi Yangon bằng máy bay Folker nhỏ kiểu như đi Côn Đảo, Pleiku... vì lượng khách đi Yangon không nhiều. Nhưng dù máy bay có mấy chục chỗ mà vẫn không đầy kín khách. Sau 2 giờ bay với bữa ăn nhẹ khá ngon, máy bay hạ cánh xuống sân bay Yangon, đưa chúng tôi đến đất nước hết sức thân thiện và đã khiến tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Tôi lên kế hoạch cho cả nhóm với lộ trình toàn đi bụi bặm và nói trước với mọi người về kiểu đi của mình là rất tiết kiệm và đi nhiều để mọi người lường trước về lịch trình mà chuẩn bị tinh thần cũng như sức khỏe, bởi những người đi cùng tôi không phải ai cũng "trâu bò" lê lết như tôi. Rời sân bay Yangon với thủ tục nhập cảnh khá nhanh ở khu Immigration (nói thêm Myanmar là nước duy nhất còn lại của khối ASEAN chưa bỏ visa cho công dân trong khối mà phải xin visa với mức phí 35 USD/người), chúng tôi qua lấy hành lý rồi ghé quầy đổi tiền. Các bạn Việt Nam đã đi thường khuyên không nên đổi tiền ở sân bay vì tỷ giá thấp, vậy nhưng lúc tôi đi thì tôi lại thấy tỷ giá ở đây rất tốt. 1 USD đổi được đến gần 870 kyat, trong khi bên ngoài sau này tôi đổi không bằng. Đổi tiền ở Myanmar tất cả phụ thuộc vào ngân hàng, nếu đổi vào ban đêm hay ngày giờ nghỉ thì chỉ có cách đổi qua đại lý du lịch với tỷ giá rất thấp và thêm nữa là ở nước này, USD lưu hành song hành với đồng bản địa thoải mái, vậy nên bạn có thể mang USD lẻ nhưng nhớ là tiền mới mới chút nhé. Còn ai nghĩ đến chuyện rút tiền qua ATM hay thanh toán bằng thẻ thì còn phải chờ.

Bạn có thể bao trọn gói taxi để làm một tour khám phá xung quanh thành phố Yangon với hướng dẫn viên chính là những bác tài vui tính.

Bước ra khỏi sân bay, dịch vụ taxi của sân bay chờ sẵn. Đa số họ nói tiếng Anh lưu loát, hướng dẫn tận tình và không có màn chém chiết chi hết nên cứ thản nhiên mà đi taxi ở đây. Taxi khá cũ kỹ, không máy lạnh nhưng mở cửa gió thổi vào mát phù phù. Tôi bao taxi 4 giờ đồng hồ cho thời gian mình ở lại Yangon trước khi đi xe bus lên Bagan với mức giá 6.000 kyat mỗi giờ, đi cùng bác tài nói tiếng Anh khá tốt, rất thân thiện và vui vẻ. Bác tài vừa là người lái xe vừa là tay hướng dẫn cừ khôi chở chúng tôi đi qua những nơi tôi đã list sẵn cho lịch trình ở Yangon 4 giờ của mình. Công nhận người Myanmar rất vui vẻ. Gặp ai họ cũng cười toe toét và sẵn sàng làm dáng cho tôi chụp hình không chút khó chịu. Bác tài đưa chúng tôi đi city tour, đi qua những ngôi chùa to dát vàng lấp lánh, có chùa đầy vàng nghe nói mấy tấn luôn mà chẳng thấy ai canh giữ chi hết.

Xe chạy qua đâu bác cũng nói về nơi đó, bác rất vui khi chúng tôi khen đường phố Yangon to sạch và nhiều cây xanh hơn xứ mình, xe cộ chạy trật tự. À, Myanmar nghèo lắm nhưng hay cái là thành phố Yangon hầu như không có xe máy, dù xe hơi thì xe mới, xe cũ, xe tay lái thuận nghịch chi cũng ngập tràn... Họ cũng hiếm khi bóp còi inh ỏi dù tốc độ chạy trên phố rất cao. Ngồi trên xe taxi nhìn ra những hồ nước sạch đẹp, những con đường thoáng đãng có cây xanh phủ mát tôi thấy lo cho xứ mình quá. Nếu Myanmar mở cửa hội nhập chắc chắn đầu tư nước ngoài sẽ bỏ Việt Nam mà vào đây vì lợi thế cạnh tranh của Myanmar về tiếng Anh, về tính cách con người văn minh có ý thức dù họ rất nghèo và lạc hậu. Có vậy mới thấy đừng lấy cái nghèo ra để đổ lỗi khi con người không ý thức... như kiểu xứ mình. Một lần nữa tôi càng thấm thía câu nói đừng bao giờ đánh giá một cái gì đó qua những vẻ bề ngoài. Tôi không kể nhiều về Yangon vì tôi chỉ ở đây có 4 tiếng đồng hồ nên không biết rõ về nó, những gì tôi cảm nhận trong thời gian ngắn ngủi ở đây là Yangon hơn hẳn TP HCM hay Hanoi về giao thông, cây xanh và lưu thông trật tự, còn nhà cửa thì chưa có nhiều building to hay mall bự như TP HCM, Hà Nội, trên phố không có những hotgirl, hotboy khoe sắc sành điệu... nhưng đừng lo, chỉ vài năm thôi, khi họ mở cửa tôi chắc chắn là mình sẽ bị họ vượt qua mặt ngay đó thôi!

Bác tài đưa chúng tôi đến bến xe, bác tận tình đưa chúng tôi đến nhà xe, thả hành lý xong xuôi rồi chào từ biệt chúng tôi để đi. Chúng tôi tip thêm cho bác một ít rồi nói lời cám ơn bác vác balô vào nhà xe để chuẩn bị lên xe. Bến xe lộn xộn, dơ bẩn vì khói bụi, cảnh giành khách cũng không khác chi Việt Nam nhưng trên khuôn mặt của mấy anh chàng cò xe nhìn đen đúa nhưng rất hiền và hay cười. Tôi nhờ người book vé xe trước nên cũng khỏe, ngồi chờ chút là đến giờ lên xe đi. Trước khi đi, anh chàng nhà xe chỉ chúng tôi ghé quán ăn bên cạnh ăn cơm tối khá rẻ chỉ chừng 20.000 đồng/đĩa mà rất dễ ăn. Nói luôn là món ăn Myanmar ăn dễ lắm, như món Việt Nam mình vậy, chỉ có điều nó nấu cơm rất rời chứ không ăn kiểu dẻo dẻo như mình hay ăn.

Xe bus đi Bagan sạch đẹp. Họ không có chăn nhưng có nước uống chai 1 lít và 1 bộ kít bàn chải, khăn mặt nhỏ và kem đánh răng. Từ Yangon lên Bagan mất 11 tiếng đồng hồ và giá vé xe là 17.000 kyat (chừng 20 USD). Xe chạy êm ái, ngủ dễ nhưng rất lạnh, mọi người đi nhớ mang theo chăn mỏng hay áo khoác và tất. Tôi ngủ khì một giấc dài mặc cho xe dừng lại giữa đường cho khách đi ăn khuya và restroom rồi sau đó chạy tiếp tục đến Bagan lúc gần 5h sáng.

Thong dong trên xe ngựa khám phá cố đô Bagan là trải nghiệm không thể thiếu khi tới Myanmar.

Trước khi đi tôi có hỏi thăm qua một người bạn Facebook đã đi rồi và cô ta cho tôi email của Min Thu người Burmese. Vậy là tôi email làm quen và nhờ anh chàng Min Thu này book vé xe, nhà trọ cũng như đón chúng tôi ở Bagan nên khi vừa xuống xe bus là đã thấy Min Thu đứng chờ sẳn phía dưới. Min Thu hiền hậu, nói tiếng Anh khá lắm và rất thân thiện, hiểu biết. Tôi nhớ có lần tôi vào một diễn đàn nào đó có thấy người ta nói về anh chàng này là "không còn như ngày xưa, là ông chủ điều hành... Anh ấy không đưa đi mà đưa người khác chạy xe ngựa thế..." này nọ và quả là mắc cười vì nói thật, anh ta chỉ có hai tay hai chân và một cái đầu nên làm sao có thể hài lòng được tất cả mọi người được, cũng như anh ấy làm thì phải có thu nhập chứ không lẽ muốn người ta làm miễn phí cho mình hay sao? Min Thu đã giúp đỡ tôi những thắc mắc, cho tôi những gợi ý hay trong chuyến đi. Min Thu đã lái xe ngựa đưa chúng tôi đi thăm thố Bagan cùng với những lời giải thích cặn kẽ, dễ hiểu về những địa điểm chúng tôi đến trong những ngày ở Bagan.

Đến Bagan là sáng sớm, nhà trọ tôi book (Winner Guest House giá 16 USD/phòng có restroom ở 2 người) chưa có phòng nhưng họ rất tốt, cho chúng tôi vào một phòng nhỏ để nghỉ tạm, tắm rửa... Nhà trọ nho nhỏ nhưng sạch sẽ, tươm tất và không có mùi. Chúng tôi ngủ được 2 tiếng lấy sức rồi tắm rửa thay đồ, bắt đầu cho ngày mới ở Bagan khi xe ngựa của Min Thu đã đến đợi chúng tôi ngoài kia.

Bagan là một cố đô cũ của Burma cách đây cả ngàn năm trước. Bagan theo tôi là thành phố đáng đến nhất khi bạn ghé Myanmar. Bagan yên bình kinh khủng. Sớm mai nắng vàng ươm thả những giọt vàng xiên ngang những ngọn tháp đền màu vàng gạch làm khung cảnh càng thêm tuyệt diệu. Đến Bagan nhất định phải thử đi xe ngựa và đạp xe đạp để thả hồn mình vào những tiếng lộc cộc của vó ngựa, để đong đưa chiều chuộng bản thân mình chìm vào một thời oai hùng xa xưa của cố đô Bagan. Tôi chẳng biết diễn tả thế nào về vẻ đẹp và sự yên bình của mình về Bagan cả bởi giấy mực chẳng thể nào vẽ được bức tranh về Bagan được, chỉ biết nói rằng bạn phải đến Bagan để sống với nó rồi cảm nhận nó trong từng hơi thở.


Cố đô Bagan mang một vẻ đẹp yên bình khiến bao người say đắm.

Đền chùa ở Bagan nhiều vô kể. Đi đâu cũng gặp đền, chùa... Đứng ở những ngọn đền cao phóng mắt nhìn ra xung quanh, đền chùa Bagan bao bọc gần như hết. Hơn 4.000 cái tháp như thế trải rộng khắp Bagan đẹp xinh khiến bao du khách mê mẩn, say mê cứ ở lại đó mà đạp xe đi lòng vòng không biết mệt. Họ đến đây từ khắp nơi trên thế giới và họ yêu Bagan đến cuồng say, ngây ngất như người tình. Không gì thư thản hơn khi cứ thong dong đạp xe trên những con đường bình lặng ở Bagan trong buổi chiều nắng vừa hạ rồi leo lên ngọn đền cao để ngắm nhìn hoàng hôn từ từ buông nhẹ ở phía chân trời thấp thoáng bóng hình của những ngọn tháp cổ.

Du lịch Myanmar chưa phát triển nhưng không vì thế mà làm du khách chán chường. Ngược lại, dù phương tiện họ thua xa những quốc gia khác, họ chưa được học về những thứ cao xa của công nghệ đón tiếp khách bài bản. Họ đón tiếp khách bằng trái tim của họ, những nụ cười chân chất, những sự giúp đỡ như giúp đỡ một người thân, vô tư không vụ lợi. Họ bán hàng vô tư cho bạn chụp hình, cầm ngó, xem chán chê rồi bỏ họ cũng vui cười chứ không chửi mắng. Rồi còn chụp hình chung với du khách, vui vẻ chụp giúp nếu du khách cần... tất cả những điểu đó, những thứ rất bình thường nhưng khá xa xỉ ở nhiều nơi tôi đã đi qua càng làm cho tôi thêm yêu thêm thích Myanmar hơn.

[/kythuat]

[mota]

[/mota]

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Ngôi chùa Kyaikhtiyo không chỉ là một sự sáng tạo tuyệt vời của thiên nhiên, mà còn được gọi là Hòn Đá Vàng. Đây là một địa điểm hành hương du lịch Phật giáo tại Myanmar, một trong ba địa điểm hút khách du lịch nhất ở đất nước này. [/tomtat]
[kythuat]Chùa Kyaikhtiyo được xây dựng vào năm 574 trước Công Nguyên và được xem như một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Chùa này chỉ cao 7,3m, nằm bên cạnh là tảng đá lớn được phủ bởi các lá vàng do những người hành hương dán lên khi đến chiêm bái. Chùa Kyaikhtiyo được tương truyền là một trong ba ngôi chùa cất giữ báu vật của Phật.



Từ dưới chân núi, người ta chỉ nhìn thấy duy nhất chỏm đá nhô ra phía ngoài, nhưng khi lên đến đỉnh, cảnh quan diễn ra trước mắt là một quần thể kiến trúc thống nhất. Ngôi chùa Kyaikhtiyo cao gần đến 30m với vô vàn tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách, đặc biệt có một số tượng Phật được trang điểm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng.

Toàn bộ khuôn viên của chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ bốn hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương. Trên đường đi, du khách phải qua 20 trạm nghỉ khác nhau với các quán cóc nhỏ phục vụ đầy đủ các loại nước giải khát và trái cây. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn mọi người nhất là trong suốt quãng đường dài như thế, không một tia nắng nào có thể ảnh hưởng đến vì các tán lá rộng lớn đã che mát mọi người.

Dù nằm chênh vênh trên bờ mép đỉnh núi Kyaiktiyo, Burma, Hòn Đá Vàng dường như đang thách thức với thiên nhiên. Nhìn từ xa tảng đá có chỗ đứng không vững chắc này như có vẻ sắp lăn xuống núi nhưng lại rất vững chắc và khó bị xê dịch. Kỳ ảo nhất là khi hoàng hôn khuất bóng và lúc bình minh ló dạng, mặt trời chiếu những tia nắng sáng lên hòn đá và những người hành hương bắt đầu cầu nguyện nhìn khung cảnh thật lung linh huyền ảo. Đêm đến, tảng đá thiêng sáng rực lên trong ánh đèn vàng, lung linh trong làn khói hương và trầm bổng trong những lời nguyện cầu.

Theo tục lệ, chỉ có những người đàn ông có thể lại gần khu vực Hòn Đá Vàng để có thể dán những miếng vàng dát mỏng lên, áp đầu vào hòn đá và cầu nguyện. Còn phụ nữ thì không được đi vào khu vực Hòn Đá Vàng, họ chỉ có thể lặng lẽ thành kính dâng lễ vật cúng lên các bàn thờ rồi quỳ trên nền đất, cầu nguyện hàng giờ trong khói hương mờ ảo.

Hòn Đá Vàng được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật thăng bằng hoàn hảo, kỳ thú của tự nhiên. Bởi vị trí đặc biệt của hòn đá, dân địa phương gọi là hòn đá thiêng. Họ thờ cúng lễ bái rất thành tâm, đa số người Burna rất nghèo khó nhưng họ dành dụm chắt chiu để cùng nhau thếp vàng lên toàn bộ hòn đá . Để leo lên Golden Rock, những người hành hương và du khách phải cởi bỏ giày dép và đi bằng chân trần.

Ngày nay, chùa Kyaiktiyo không chỉ điểm hành hương nổi tiếng của tín đồ Phật giáo ở tỉnh Mon, Myanmar, mà còn là điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của du khách trong nước cũng như quốc tế. Chùa Kyaiktiyo ngày càng trở nên hấp dẫn đối với khách hành hương, du lịch. Và tảng đá thiêng càng trở nên kỳ bí hơn đối với khách thập phương. [/kythuat]
[mota] [/mota]


Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Di sản thế giới Agra nằm ở Agra, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cách Taj Mahal 2,5km về phía tây bắc. Cùng với Taj Mahal, Pháo đài đỏ Agra là minh chứng đặc biệt bổ sung cho nền văn hóa rực rỡ đã biến mất của các hoàng đế Mogul. [/tomtat]
[kythuat]


Pháo đài đỏ vươn mình bên cạnh con hào duyên dáng bao quanh.

Thời hoàng kim của Agra chính là khoảng thời gian cai trị của Akbar Đại đế. Trong triều đại này, phần chính của Pháo đài Agra được xây dựng trên bờ phải của sông Yamuna. Pháo đài hình bán nguyệt với những bức tường cao bằng đá sa thạch màu đỏ vươn mình bên cạnh một con hào duyên dáng bao quanh. Khác với vẻ xù xì thô cứng bên ngoài, bên trong pháo đài có nhiều hoa viên, sảnh đường, cung điện được làm từ đá cẩm thạch tinh khiết với chạm khắc đẹp như cổ tích: cung điện Jahangir Mahal,cung thiết triều Diwan I Am… và hai nhà thờ Hồi giáo tuyệt đẹp.


Cung điện Jahangir Mahal được xây dựng dưới thời Hoàng đế Shah Jahan.

Sau thời Akbar Đại đế, pháo đài được tu sửa nhiều lần dưới thời trị vì của các vua kế nhiệm. Hoàng đế Shah Jahan, người đã xây dựng Taj Mahal, là người có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tu sửa Pháo đài với những công trình được xây dựng dưới thời của ông: Moti Masjid hay nhà thờ Hồi giáo Pearl, tòa tháp Musamman Burj….


Mái vòm với chạm khắc đẹp như cổ tích trong cung thiết triều Diwan I Am.

Shah Jahan đã bị bỏ tù bởi chính con trai của ông tại Agra Fort và được cho là đã chết trong Musamman Burj - một tòa tháp được làm bằng đá cẩm thạch tinh tế với một ban công được chạm khắc tuyệt đẹp.


Taj Mahal nhìn từ Tòa tháp Musamman Burj.

Rõ ràng Pháo đài Agra là một trong những biểu tượng khẳng định sự hùng vĩ của triều đại Mogul qua các thời kỳ trị vì bởi Akbar, Jahangir và Shah Jahan. [/kythuat]
[mota] [/mota]

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Quần thể kiến trúc đền Mahabodhi (Bảo Tháp Đại Giác) là Thánh tích Phật giáo quan trọng nằm trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng - một trong bốn địa điểm liên quan đến cuộc đời của Đức Phật. [/tomtat]
[kythuat]Bảo Tháp Đại Giác nằm giữa khu đất trũng thấp hơn mặt đường khoảng mười mét vì vậy từ xa ta vẫn thấy được ngọn tháp đứng sừng sững vươn lên giữa những cây cổ thụ, tượng trưng cho sự giác ngộ của Đức Phật tại cõi đời như hoa sen trong bùn vươn lên thoát khỏi bùn nhơ. Tòa tháp này được Vua A-Dục xây dựng vào khoảng 250 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca.

Tòa tháp được xây dựng để tưởng niệm thành đạo của Đức Phật

Tương truyền rằng, vào khoảng năm 530, Siddhartha Gautama, vị vương tử trẻ tuổi của Ấn Độ, nhận thấy được sự đau khổ của dân gian và Bốn kết thúc chúng. Ông đi khắp nơi để tìm cách giải cứu. Khi đến bên bờ sông Falgu (gần thị trấn Gaya), ông ngồi thiền dưới gốíc cây bồ đề thỉnh cầu ước vọng. Sau 3 ngày 3 đêm, ông đã thấu hiểu và đạt được giác ngộ. Đền Mahabodhi được xây dựng để đánh dấu nơi này.


Điểm đặc biệt trong quần thể đền Mahabodhi là một cây Bồ đề đã hơn 130 năm tuổi. Đây là cây hậu duệ của cây Bồ đề đầu tiên mà Đức Phật đã thành đạo. Cây Bồ đề này được con gái của Hoàn Đế Ashoka mang về từ Sri Lanka. Dưới gốc cây có một miếng sa thạch được gọi là “VaJirasana’ đó là nơi Đức Phật đã từng ngồi. Ước tính hiện nay mỗi ngày có gần 1.000 khách hành hương từ mọi miền đất nước, quốc gia và lãnh thổ đến viếng thăm, hành lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quan gốc cây Bồ đề này.

Gốc cây bồ đề, nơi Đức Phật đã từng ngồi

Nổi bật trong kiến trúc của đền Mahabodhi là bảo tháp hình chóp cao 55 mét và được bao bọc xung quanh bởi 4 tháp nhỏ với cấu trúc tương tự Tháp nhọn, phía trên thờ xá lợi của Đức Phật, còn phần phía dưới là chính điện gọi là Tháp Mahabodhi. Nó nằm ở phía đông của gốc cây Bồ đề. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và những khung tron hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẫn với xà cừ và ngọc quý.

Bảo tháp Đại Giác nổi bật trên nền trời xanh

Còn tượng Phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong điện thờ mộ tượng lớn của Đức Phật Thích Ca trong tư thế chạm đất với cánh tay phả' Xung quanh Tháp Mahabodhi có bảy nơi linh thiêng theo đó Đức Phật đã trải qua bảy tuần yên tĩnh để hưởng thọ sự chứng ngộ của Ngài. [/kythuat]
[mota] [/mota]



Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]

[tomtat]Bên cạnh Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật giác ngộ, Vườn Lộc Uyển (Sarnath) cũng là một trong bốn Thánh tích quan trọng của Phật giáo. Tại nơi đây, Đức Phật Thích Ca đã chuyển pháp luân lần đầu tiên cho năm anh em nhà Kiều Trần Như. [/tomtat]
[kythuat]Sau khi thiền định bốn mươi chín ngày dưới cây Bồ Đề, Đức Phật đã giác ngộ, trở thành bậc Thế Tôn Vô Thượng. Đức Thế Tôn biết rằng pháp mầu của mình vừa chúng ngộ ra vô cùng vi diệu, không thể dùng ngôn từ nào diễn tả cho hết được, vì vậy, ngài tiếp tục ngồi thiền định dưới cây Bồ Đề, suy nghĩ về con đường hoằng pháp sau này. Cuối cùng, dưới sự thỉnh cầu của vua Phạm Thiên, ngài quyết định chuyển pháp luân. Vì vậy, Đức Phật liền rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng, đi tới vườn Lộc Uyển gặp năm đạo hữu đã từng tu tập với mình trước đây để thuyết giảng bài pháp đầu tiên. Năm vị đó là Kiều Trần Như (Kondana), Bạc Đề (Bhaddiya), Thập Lực (Vappa), Ma ha Nam (Mahãnãma), và Ác Bệ (Assaji). Lúc đầu, khi thấy Phật đến, năm vị này đều nghi ngờ và chỉ trích lối sống của ngài. Đức Phật liền giảng pháp cho năm vị ấy nghe. Bài giảng của ngài là về “Tứ Diệu đế”, do “Sinh, già, bệnh, chết” gây nên khổ, muốn diệt được khổ thì phải tìm nguyên nhân của khổ là bởi “Tham, sân, si …”, và sau đó phải diệt khổ bằng “Bát Chánh đạo”, đó là “Chánh Kiến, Chánh tư duy, Chánh niệm, Chánh ngữ, Chánh mệnh, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn và Chánh định”. Sau khi được nghe Phật thuyết pháp, cả năm người đều tỏ ngộ và một lòng tu theo Phật. Năm vị đó trở thành năm người đệ tử đầu tiên của Đức Phật và cũng là những hạt nhân đầu tiên của Tăng già.

Tháp Dhamek do vua A Dục dựng lên để đánh dấu nơi Đức Phật ngồi thuyết pháp

Những con nai bên trong Vườn Lộc Uyển



Vườn Lộc Uyển (Sarnath) nằm cách thành phố cổ Varanasi khoảng 10 km, là một địa phương vô cùng yên tĩnh. Vua A Dục, vị vua đã đưa Phật giáo lên đến thời kỳ hưng thịnh trên khắp lãnh thổ, đã đến Vườn Lộc Uyển vào khoảng năm 234 trước Công Nguyên và dựng lên ngọn tháp Dhamek, một tháp bảo lớn, ghi dấu nơi Đức Phật ngồi thuyết pháp. Tháp Dhamek có chiều cao 31,1 m, rộng 28,3 m, được dựng trên một nền đất cao, càng làm tôn lên vẻ uy nghiêm của ngôi tháp bảo. Từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 11 sau Công Nguyên, rất nhiều công trình kiến trúc Phật giáo cũng như tu viện đã được dựng lên ở đây, đưa vườn Lộc Uyển trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất trong suốt 1500 năm. Tuy nhiên, dưới sụ tàn phá của lịch sử, ngày nay, Vườn Lộc Uyển chỉ còn lại là những tàn tích trải dài trên một vùng đất rộng lớn. [/kythuat]
[mota] [/mota]








Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Sau hai ngày nghỉ ngơi ở Manali, thành phố nghỉ mát nằm cách New Dehli gần 500 cây số, chúng tôi tiếp tục lên đường đến Ladakh, vùng đất được mệnh danh là thiên đường của Ấn Độ.


Đường lên thiên đường xem ra không khác lắm đường xuống… địa ngục. Xe liên tục vượt qua những con đèo hiểm trở dài dằng dặc.

Sau hai trăm cây số chạy qua những sườn núi thưa thớt cây cối có rải rác những ngôi làng nhỏ thì hoàn toàn không thấy bóng dáng con người nữa, hai bên đường chỉ còn những ngọn núi trơ trọi cát đá.

Đất mặt trăng

Đường đi mỗi lúc một xấu dần, nhiều người muốn nín thở khi xe hết bon bon lội qua suối rồi lại ì ạch bò trên quãng đường nhỏ xíu một bên là vách đá, một bên là vực sâu hun hút.

May sao thỉnh thoảng đoàn cũng nhìn thấy những chiếc lều phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách và cảm thấy ấm lòng giữa một không gian mênh mông mà quá ít dấu hiệu của sự sống. Nhiều sách tiếng Anh từng gọi Ladakh là Moonland, có nghĩa là đất mặt trăng có lẽ cũng vì khung cảnh đất đá hoang vắng nguyên sơ nơi đây.

Giờ xe đã lên đến độ cao gần năm ngàn mét so với mực nước biển, khách trên xe đã có người than nhức đầu khó thở do không khí loãng. Trời dần tối, trăng mười sáu bắt đầu sáng vằng vặc cả góc trời, những ngọn núi lạnh lẽo khô cằn lúc ban chiều dưới ánh trăng bỗng lấp lánh như dát bạc.

Những tảng đá trắng trên núi bắt ánh sáng nhìn như ngọc ngà trong đêm, thật đẹp!

Cảnh đẹp trên đường lên núi cao

Xe hạ độ cao để tiến vào Ladakh, vùng đất huyền thoại này nằm giữa hai dãy núi Karakoram và dãy Zanskar cao chót vót. Hai bên đường bắt đầu thấy có xóm làng, điều đặc biệt là dù nhà cửa thưa thớt nhưng các tòa tháp Phật giáo lớn nhỏ thì có rất nhiều, cờ phướn Tây Tạng rực rỡ cũng xuất hiện ở nhiều nơi.

Chẳng trách dẫu tọa lạc ở bang Kashmir vốn nổi tiếng với những cuộc giao tranh liên miên, Ladakh lại được coi là thánh địa yên bình, là nơi được du khách yêu mến bởi cảnh đẹp và bề dày lịch sử văn hóa đáng nể.

Thủ phủ Leh trong mùa xuân

Từ ngàn năm trước, Ladakh đã không xa lạ với những thương nhân trên con đường tơ lụa. Nhà sư Huyền Trang khi đi thỉnh kinh cũng đã từng đặt chân lên vùng đất này. Ngày nay, Ladakh được chia làm hai khu vực là Kargil và Leh. Tại Leh, lượng tín đồ Phật giáo đông đảo đã biến thủ phủ này thành một vương quốc Phật giáo có nền văn hóa đặc sắc.

Tín ngưỡng ở đây là sự tổng hòa của tín ngưỡng Phật giáo Kashmir với cổ giáo Bon và Phật giáo Tây Tạng. Vì thế mà khi đặt chân vào Leh, nhiều người tưởng mình đang ở Lhasa, Tây Tạng.

Kiến trúc nhà dân nhìn khá đặc trưng với vật liệu đá, đất và gỗ

Phố xá ở Leh chỉ đủ cho du khách đi bộ trong một giờ đồng hồ. Kiến trúc phố núi khá đồng nhất, nhà cao lắm cũng chỉ một hai lầu. Thơ mộng nhất là những ngõ nhỏ quanh co với các ngôi nhà có tường bao thấp, bên tường nhà nào cũng trồng hoa đào trắng tinh khôi.

Đa số nhà phố ở đây đều có khoảnh vườn nhỏ trước nhà trồng khoai tây, cà bắp… Cạnh bên khu vực trung tâm là một ngọn đồi. Từ bất kỳ góc nào của Leh, du khách đều có thể thấy cố cung Leh Palace nằm trên lưng chừng ngọn đồi này.

Cố cung được xây dựng vào thế kỷ XVI khá đồ sộ và cổ kính. Mới nhìn tưởng gần, thật ra đường lên Leh Palace mất nhiều thời gian do ngoằn ngoèo và khá xấu. Bên trong cung điện cảnh sắc đã hoang tàn sau mấy trăm năm bị bỏ phế.

Phong cảnh đặc trưng của Ladakh

Rời cung điện, chúng tôi lần theo bờ dốc toàn đá để lên ngôi chùa cổ nằm ở đỉnh đồi. Chùa được xây dựng cách đây gần 600 năm nên không gian nội thất xưa đã bị hư hại nhiều, chỉ có bức tượng Phật Di Lặc cao 4,5 mét là còn uy nghi sừng sững.

Đứng từ đỉnh đồi nhìn xuống toàn cảnh phố Leh thấy lòng thật thư thái, yên bình. Phố xá ở đây còn nguyên vẻ đẹp mộc mạc tự nhiên như bao đời qua. Tối đến, Leh đi ngủ khá sớm. Các cửa hàng đóng cửa im lìm cho phù hợp với ánh đèn phố leo lét, may sao vẫn còn khu ăn uống khá nhộn nhịp.

Ẩm thực ở Leh hấp dẫn với các quán người Hoa, quán Ấn Độ và cả nhà hàng kiểu Âu có nhiều món ngon, khẩu vị tinh tế. Mỗi người khách chỉ cần bỏ ra hơn 100 ngàn đồng Việt Nam là có được bữa ăn ngon miệng và no bụng.

Những bảo vật của ngày xưa

Ngày thứ hai ở Leh chúng tôi đi thăm các tu viện nổi tiếng quanh thành phố. Xe đi qua những cung đường cao nguyên đẹp tuyệt vời dưới trời trong xanh vời vợi. Thảo nguyên cũng từng mảng xanh tươi nổi bật trên nền núi tuyết trắng tinh. Những xóm làng heo hút nằm dưới chân núi xám xịt cứ chạy vùn vụt qua cửa xe.

Tu viện Hemis trong một ngày hội

Vượt qua 50 cây số, cả đoàn đến với tu viện Hemis được xây dựng từ những năm 1630. Đây là tu viện lớn nhất Ladakh với khoảng 400 người theo học. Mua vé vào hết khoảng 50 ngàn đồng Việt Nam, chúng tôi được tham quan tu viện và khu bảo tàng dưới lòng đất của Hemis.

Bước vào sân lớn, hiện ra trước mắt mọi người là quần thể chính điện Hemis màu sắc rực rỡ, bên trong chính điện tường treo đầy những bức thangka cổ tuyệt đẹp. Chúng tôi lên tầng 2 của chính điện, nơi có khám thờ đại sư Liên Hoa Sanh, người được coi là ông tổ Phật giáo Tây Tạng.

Sau lưng khám thờ này có đường leo lên trên nóc của tu viện, từ đây nhìn ngắm cảnh vật xung quanh thật thích mắt. Gần tu viện nhất là mấy xóm nhỏ, mỗi xóm chỉ có chừng chục ngôi nhà xây bằng đá và bùn tạo nên phong cách khá ấn tượng giữa vùng núi cao.

Tượng Phật trong tu viện Thiksey

Không chỉ có kiến trúc cổ xưa và tranh quý, Hemis còn hấp dẫn với bảo tàng dưới lòng đất. Bảo tàng trưng bày những bộ sưu tập về điển tích Phật giáo, tranh tượng, đồ tế lễ, trang phục, vũ khí… là chứng nhân cho hơn một ngàn năm tồn tại của Phật giáo vùng Hy Mã Lạp Sơn và Phật giáo ở Ladakh. Có quá nhiều hiện vật quý giá mà chúng tôi phải cố gắng ghi nhớ trong đầu vì bảo tàng không cho quay phim chụp ảnh.

Quần thể tu viện Thiksey

Nổi tiếng thứ hai sau Hemis còn có tu viện Thiksey, đường đến Thiksey chạy qua con đường hai bên trồng cây dương xanh ngắt. Tuy sự giàu có không bằng Hemis nhưng Thiksey tạo ấn tượng ngay cho người tham quan bởi vẻ bề ngoài khoáng đạt.

Quần thể tu viện xây kín hết một ngọn đồi được bao bọc bởi hoang mạc và các trảng cát mênh mông. Nhìn xa, Thiksey như một cụm công trình tôn giáo mà chùa này chồng lên chùa kia, chùa kia chồng lên chùa nọ thành một khối xây dựng đè lên nhau.

Tu viện này lớn hơn cả cung điện của nhà vua và từ cửa vào có rất nhiều đường lên đỉnh đồi. Chúng tôi đi men theo một con đường mòn uốn quanh các tòa nhà quét vôi màu tươi rói để rồi hiện ra phía cuối con đường là chính điện Thiksey uy nghiêm.

Sức hấp dẫn của Thiksey không chỉ nằm ở cảnh quan tứ bề mà còn cả bên trong mỗi khám thờ. Thiksey xây vào thế kỷ XV, ngoài khám thờ cũ, tu viện còn có một khu mới xây vào năm 1980.

Nổi bật trong khám thờ này là tượng Phật Di Lặc cao 15 mét có tạo hình ấn chuyển pháp luân rất sống động. Các nghệ nhân mất đến bốn năm để tạo tác nên họa tiết rất tinh tế, tổng thể dù phối màu rực rỡ nhưng vẫn toát lên vẻ hiền từ thanh khiết.

Kiến trúc của Thiksey và một số tu viện trong Ladakh không chỉ đơn thuần là phục vụ cho tôn giáo mà còn mang tính phòng thủ. Điều đó lý giải phần nào địa thế xây các tu viện vùng này thường là nơi hiểm trở, yết hầu trên những đường cái quan hay những khu vực bờ sông lớn.

Nhờ đó mà ngoài vẻ đẹp thanh tịnh hướng đến tâm linh, các tu viện còn là nơi du khách đến để ngắm được toàn cảnh vẻ hùng vĩ của vùng núi non Kashmir. [/kythuat]
[mota] [/mota]




Nhận xét