[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Thỉnh xá lợi Phật và những chuyện khó tin


Tôi đã từng được chiêm bái xá lợi của Đức Thế Tôn ở thiền viện trúc lâm Đà Lạt, thiền viện Thường Chiếu, ở Ấn Độ, Nepal, Myanma, Thái Lan,… Tôi đã nhiều lần phát nguyện, tỏ rõ mong muốn được có duyên lành thỉnh xá lợi Phật và các vị thánh tăng về thờ. Tôi mong muốn khát khao như các mong muốn đã từng có trước đây: được về đất Phật Ấn Độ, Nepal, về tứ đại danh sơn, để được gặp ngài Karmapa hay Đức Đạt Lai Lạt Ma,… Tôi biết rõ rằng theo luật hấp dẫn (đã được nêu rất rõ trong cuốn sách nổi tiếng “Người nam châm”) rằng nếu thật sự, thật sự muốn thì chắc chắn sẽ có được. Tuy nhiên có những thứ đến với tôi quá nhanh và quá bất ngờ. Bất ngờ đến khó tin.


Trong chuyến hành hương về Myanmar tôi và các quý thầy cũng như các Phật tử may mắn được đến thăm 1 nơi rất đặc biệt. Đó là Thane Daung Tail Thit Monasery. Ở đây tôi và cả đoàn được trực tiếp chiêm bái xá lợi của Phật và các vị thánh tăng.

Cũng phải nói thật rằng, trước đó, tôi đã đọc và nghe nói nhiều về xá lợi và những điều kỳ lạ. Nhất là những gì tôi đã được chứng kiến tận mắt. Tuy nhiên tôi ngạc nhiên và thấy như rất khó tin bởi nhiều nguồn thông tin đều nói rằng những viên xá lợi có thể tự tăng kích cỡ. Có những viên lại có khả năng tự phân đôi liên tục, tự sản sinh (đẻ thêm ra). Có những viên phát hào quang… Tại nơi chúng tôi có mặt, đích thực tôi nghe vị sư cả trụ trì Thane Daung Tail Thit Monasery khẳng định thêm 1 lần nữa: nếu tu tập tốt, xá lợi tự nhân lên. Nếu tu tập kém, thiếu đức hạnh, xá lợi có thể biến mất!

Tại nơi đây tôi và cả đoàn được chiêm bái xá lợi đủ các kích cỡ và màu sắc. Tôi tận mắt thấy 1 tháp khá lớn, cao có lẽ đến 2 mét và hình kim tự tháp bằng kính trong suốt. Bên trong có rất nhiều các viên màu đục sữa, trông như màu xương. Nhiều lắm! Chúng tôi cũng chiêm bái các xá lợi có đủ các màu: trắng, phớt hồng, hồng đậm, xanh lá cây, xanh lục, đỏ, nâu, xám, vàng, đen,,.. Tôi được các quý thầy giảng rằng đó là xá lợi máu, não, tóc, … của Đức Phật và các vị thánh tăng. Tôi chiêm bái rất lâu, ngắm rất kỹ, rất thích thú và cảm thấy rất đẹp, rất đáng trân trọng, rất linh thiêng.

Thầy cả bỏm bẻm nhai trầu. Thầy tiếp đón chúng tôi rất ân cần. Thầy nói ít nhưng phong cách khá điềm đạm và thân thiết. Các trợ lý của thầy rất niềm nở, chân thành, chu đáo và mến khách (dân Myanma luôn tốt bụng và đáng yêu như tôi thấy). Chúng tôi được mời trà, nước uống, trái cây và kẹo. Rất vui và xúc động.

Ấn tượng nhất là phần thầy cả cho chúng tôi trực tiếp chứng kiến sợi tóc lạ. Sợi tóc tự chuyển động. Thầy cho phép chúng tôi chụp ảnh và quay phim thoải mái. Mọi người đều rất ngạc nhiên và theo dõi rất chăm chú. Tôi cũng vậy. Lạ đến khó tin. Như là phép thuật. Như là 1 sự kỳ diệu. Sợi tóc tự chuyển động như 1 con giun hay con côn trùng nhỏ.

Về chuyện này tôi cứ suy nghĩ mãi. Sợi tóc tự chuyển động ly kỳ không kém 2 tảng đá chồng lên nhau trên Chùa Núi Vàng Golden Rock – khó lý giải bằng khoa học. Một sự thật đặt ra với tôi và nhiều người: phải tin!

Đọc lại lịch sử Phật Giáo chắc các bạn còn nhớ rõ về ngài Khương Tăng Hội chứ ạ. Ngài có cha là người Ấn và mẹ là người Việt. Thời đó ngài Khương Tăng Hội chống gậy rời Giao Chỉ sang nước Ngô hoằng pháp. Khi được Tôn Quyền hỏi rằng liệu Phật Pháp có gì linh nghiệm, ngài Khương Tăng Hội đã trả lời rằng mặc dù Đức Phật đã nhập diệt trên 1 ngàn năm nhưng xá lợi của Ngài vẫn còn. Đó là 1 sự kỳ diệu không thể nghĩ bàn. Khi đó Tôn Quyền tuyên bố rằng nếu có xá lợi thì sẽ xây dựng tháp để thờ. Ngài Khương Tăng Hội đã cầu nguyện và ngồi thiền 3 tuần thì xá lợi xuất hiện. Xá lợi có được mang ra lửa đốt không cháy, chày kim cương đập không nát. Tôn Quyền rất bất ngờ và bái phục nên quyết định xây tháp ngay tại ngôi nhà tranh của ngài Khương Tăng Hội để thờ. Chùa Kiến Sơ xuất hiện từ đó. Xóm Phật, tức vùng đất xung quanh cũng xuất hiện từ đó.

Khi có mặt tại Thane Daung Tail Thit Monasery, tôi lại nhớ lại chùa Vàng ở Angon nơi có thờ 8 sợi tóc của Đức Phật, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, đãy lọc nước của Phật Câu Na Hàm và mảnh y của Phật Ca Diếp. Tại sao ở xứ sở Myanma này có nhiều điều kỳ lạ, và có nhiều báu vật đến vậy. 

Về đọc lại sách cổ mới hiểu thêm về thời đại của Phật Câu Lưu Tôn khi mà tuổi thọ của người dân đến 40.000 năm, thời đại của Phật Câu Na Hàm khi mà người dân có tuổi thọ đến 30.000 năm và cuối cùng là thời đại của Phật Ca Diếp khi mà tuổi thọ của người dân là 20.000 năm. Những con số này là quá lớn so với kiếp người của thời đại chúng ta ở thế kỷ 20 và 21 khi chỉ quanh quẩn 100 năm! Phải chăng là bởi vị hiện nay chúng ta sống buông thả quá, không giữ giới. Phải chăng là do tham sân sy trong mỗi chúng ta lớn quá! Phải chăng và nghiệp của mỗi chúng ta và cả loài người ngày nay quá nặng. 

Tôi không muốn viết về chuyện xá lợi tự lớn lên hay tự nhân đôi. Tôi cũng không thích viết ra đây cách thử xá lợi thật và giả. Tôi cũng không muốn miêu tả ánh hào quang được phát ra từ những viên xá lợi. Bởi chỉ tạo nên sự tò mò của quý Phật tử, nhất là những ai tu tập thì ít mà mê tín thì nhiều. Tôi chỉ muốn quý vị giúp tôi tìm và đọc lại những công đức và ý nghĩa khi chúng ta chiêm bái xá lợi Phật. Bản thân tôi thường xuyên lễ xá lợi Phật, đi nhiễu quanh bảo tháp thờ xá lợi Phật và các vị thánh tăng, dù đó là ở đâu, tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Không biết quý vị thấy sao chứ tôi thì thấy mình rất an lạc và nhận được nhiều năng lượng khi được chiêm bái xá lợi. 



 [/kythuat]
[mota] [/mota]

Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Đến với Bago cố đô vương quốc Môn


Trong chuyến hành hương về xứ sở của xá lợi Phật lần này tôi không thể không nói về quãng thời gian có mặt tại vương quốc Môn. Tuy thời gian không nhiều nhưng rất ấn tượng và quan trọng. Đơn giản bởi, nếu đến Việt Nam mà không đi cố đô Huế thì đó là 1 điều rất đáng tiếc.


Theo truyền thuyết kể lại, hai công chúa người Môn đến từ Thaton đã thành lập lên Bago từ năm 573. Có tài liệu viết rằng, sau khi Đức Phật thành đạo được 8 năm thì ngài cùng tăng đoàn của mình đi hoằng pháp đến nhiều quốc gia đông nam Á. Trên đường về Đức Phật đi ngang vịnh Martaban khi đó thủy triều xuống thấp và Ngài nhìn thấy 2 chú thiên nga vàng đang cỡi lên nhau, con mái trên con đực, ngay trên mỏm đất cao vừa đủ chỗ cho họ đứng. Nhìn thấy chuyện kỳ lạ này, Đức Phật báo với tăng đoàn rằng nhất định 1 ngày trong tương lai sẽ thành 1 quốc gia sát biển. Vùng biển mà Đức Phật dự báo khi đó đã được người Môn của vương quốc Thaton biến thành thuộc địa 1.500 năm sau. Chính người Môn đã trở thành những người đầu tiên thống lĩnh vùng đất đặc biệt này. 

Chúng tôi đến Bago thăm chùa cổ Shwe Tha Lyaung với pho tượng Phật nằm đẹp nhất và lớn nhất thế giới (dài 54.88m, cao 16m, khuôn mặt dài 6.86m, mắt dài 1.14m) do vua Miga Depa xây dựng năm 994. Phải công nhận là vĩ đại. Không thể phủ nhận rằng nơi đây linh thiêng và có cái gì đó rất đặc biệt. Tôi cứ nghĩ trong đầu khi có mặt tại đây rằng những gì liên quan đến Đức Phật và rất cũ, rất cổ luôn quá tuyệt vời. Chúng tôi lại được Đại Đức Thích Minh Đồng – trụ trì chùa Hưng Khánh Hà Nội và là trưởng đoàn hướng dẫn làm lễ rất chu đáo. Tôi luôn rất thích thú phần đi nhiễu quan tượng phật. Tôi luôn cố gắng dành thời gian ngồi tọa thiền. Tĩnh tâm ở nơi đây dù chỉ ít phút thôi nhưng thật tuyệt vời.

Một ngôi chùa ở cố đô Bago mà tôi cũng rất thích là chùa Shwe Maw Daw với tòa tháp dát kim cương cao 114m – nơi đang bảo tồn xá lợi Tóc và Xương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ở đây cũng đang lưu giữ quả chuông được đúc từ thời vua Dhammazedi xa xưa, 1 vương miện từ thời vua Bayinpauung, 1 chiếc ô (dù) và 1 cái đẫy lọc nước từ thời vua Bodawpaya. Cũng thật may mắn khi biết rằng ngôi chùa này được xây dựng bởi 2 anh em Mahasala và Kullasala sau khi họ đi Ấn Độ về. Khi đó họ chỉ xây 1 bảo tháp nhỏ để thờ 2 sợi tóc của Đức Phật mà họ may mắn có được.

Lễ Phật ở đây tôi thấy rất thích. Chắc là do cảm nhận cá nhân nhưng ở ngôi chùa này tôi thấy bình an đến là lạ. Tôi thấy người mình tràn đầy cảm xúc và năng lượng. Tình yêu thương và lòng từ bi từ Đức Phật như lan tỏa khắp trong tôi. Liệu không biết có phải do xá lợi của Ngài hay là từ những viên kim cương quý hiếm đang hiện diện nơi đây. Nhưng tôi thấy khâm phục người dân xứ sở tại: dù nghèo và khó đến đâu cũng vẫn quyết tâm bảo toàn và bảo tồn Tam Bảo. Chùa chiền với đầy rẫy vàng lá và kim cương vẫn còn nguyên, không suy chuyển, không bị mất đi theo năm tháng. 

Cũng cần phải nói thêm rằng vào những năm 850 thủ đô của người Môn đươc chuyển đến Thaton. Khi đó họ bị người Miến thống trị. Đến tận năm 1287, sau khi đế chế Bagan sịp đổ thì người Môn mới dành lại được độc lập. Tôi có dành chút thời gian nghiên cứu về lịch sử của đất nước Myanma và thấy cũng khá phức tạp và huy hoàng. Nhiều triều đại và nhiều phong cách lãnh đạo tại nhiều vùng đất trên lãnh thổ Myanma ngày nay. Nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với vua Bodawpaya (1782 – 1819), người đã cho xây dựng lại Bago. Nhưng cũng ít ai biết rằng sau đó dòng sông trào dâng nước và cuốn trôi thành phố ra biển. Để rồi sau này vĩnh viễn không bao giờ chúng ta có cơ hội thấy lại 1 vị thế và nguy nga của Bago ngày xưa nữa.

Tại Bago, tôi gặp được 1 người địa phương rất am hiểu về lịch sử. Anh cho biết thêm rằng sau khi cuộc chiến tranh Anh – Miến lần thứ 2, chính phủ Anh cho sát nhập Bago vào năm 1852 để rồi 10 năm sau tỉnh này được thành lập và thủ đô của Myanma được dời về Yangon. Như vậy cố đô huy hoàng của vương quốc Môn và đất nước Myanma chỉ kéo dài đến giữa thế kỷ 19.

Tôi khuyên bạn, nếu có cơ duyên đến với Bago, nên dành thời gian thăm viếng thêm Hoàng Cung của Vua Bayint Naung. Địa danh này ít gắn với Phật giáo và không là thánh địa trong những cuộc hành hương nhưng đến để cảm nhận về 1 thời huy hoàng của 1 vương quốc. Bạn đến để cảm nhận được sự vô thường: những gì bị tàn phá theo thời gian, những gì còn lại theo năm tháng. Và rằng dù có vĩ đại đến đâu, có hoành tráng đến mức nào thì vẫn không ra khỏi 2 chữ Vô Thường mà thôi.

Viết đến đây, tự nhiên tôi muốn đi 2 nơi: Huế và Hoa Lư. Nhất là Huế. Tôi thấy Huế có gì đó rất giống, rất gần với Bago của người Môn. Và để rồi lại quyết tâm quay lại cố đô Bago với những ngôi chùa đẹp và nguy nga của đất nước Myanma thân thương và yêu dấu.



 [/kythuat]
[mota] [/mota]




Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Đến với núi đá vàng thiêng trên đỉnh cao Kyaikhtiyo.


Xe chúng tôi rời thành phố Yangon tiến về phía bắc. Đó là ngay thứ 3 có mặt trên đất nước Myanma bình an và quyến rũ. Phía trước là chùa Kyaiktiyo. Chùa còn có tên khác là chùa Núi Vàng (tiếng anh là Golden Rock). Đây là 1 địa danh trong các cuộc hành hương đến bang Môn của đất nước xá lợi Phật không thể thiếu được.


Chúng tôi ấn tượng nhất là công đoạn chuyển xe để lên núi. Tất cả 32 thầy trò chúng tôi được đưa lên ngồi trên chiếc xe chuyên dụng của hãng Nissan, trông đúng như một chiếc xe tải chở hàng. Xe rất khỏe, 2 cầu để leo núi. Tất cả được ngồi vào thùng xe phía sau. Trên ca bin lái xe có thêm 2 chỗ ngồi. Thế là tôi được Đại đức Thích Minh Đồng mời lên ngồi cùng như 1 thị giả. Thật vinh dự. Bên cạnh là bác tài người địa phương. 

Khi lên tôi phát hiện ra phía sau ghế của 2 thầy trò có 1 khoảng trống, thế là mời thêm 2 thành viên nữa lên ca bin. Để cho thùng xe phía sau thêm chỗ ngồi cho đoàn với 28 thành viên còn lại. Ngồi trên chúng tôi có cơ hội được ngắm đường xá, núi rừng. 

Cũng nói thật rằng, đường rất quanh co, gấp khúc. Nguy hiểm hơn nhiều so với đường lên Tam Đảo, Sa Pa hay Hải Vân nơi tôi đã từng lái xe qua. Nhiều đoạn vừa dốc, vừa hẹp, vừa gấp khúc tay áo. Tôi đã nhiều lần phải nắm thật chặt tay vào thành xe cho… bớt sợ. Phía sau, trên thùng xe, tôi biết quý thầy và Phật tử đang đồng thanh niệm danh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tiếng niệm vang vọng vào núi rừng, xuyên qua cửa kính đóng kín vào tận ca bin của chúng tôi. Tôi ngoái lại nhìn và thấy những khuôn mặt rất thành kính và an lạc.

May mắn nhất của chúng tôi là không phải trèo bộ từ giữa núi lên cao. Cô gái trẻ Mô Mô người địa phương cho biết, nếu trời mưa hay khí hậu không cho phép, chúng tôi phải leo bộ quãng hơn 1 tiếng nữa mới đến nơi. Mà đoạn trên đỉnh này mới được thi công chứ nếu chúng tôi đến đây giờ này năm trước thì cách duy nhất là trèo bộ. Mỗi người trả thêm 3 đô la nữa cho đoạn này. Quá rẻ!

Cũng phải nói thêm, từ đoạn giữa núi này, xuất hiện những người địa phương làm dịch vụ cõng hàng thuê và khênh người. Nếu có hàng hóa, họ đựng vào gùi sau lưng và cõng lên. Nếu ai yếu không leo được đã có 4 người đàn ông cho bạn ngồi lên ghế. Họ dùng 2 đòn tre và khênh bạn trên vai. Tôi đã chứng kiến và chụp được những bức ảnh các bạn Hàn Quốc được họ “phục vụ”. Cái ngạc nhiên là những người bạn của xứ sở Kim Chi này còn rất trẻ. Thầy Thích Minh Đồng bảo tôi rằng dân Hàn Quốc quen ngồi văn phòng nên ngại trèo núi và họ không leo núi với quãng thời gian hơn 60 phút đâu. Thật là có lý.

Chùa Núi Vàng khá nhỏ, chỉ cao có 7.3 mét. Thưc chất đây là 1 ngôi tháp được xây dựng trên đỉnh của 1 tảng đá granite được mạ vàng lá khắp các mặt. Trông tảng đá rất chênh vênh, hình như có thể đổ hay lăn xuống vực bất cứ lúc nào. Vô cùng chênh vênh. Vô cùng khó hiểu tại sao không bị lăn xuống vực!

Theo truyền thuyết được nghe lại, trong ngôi Chùa Tháp trên đỉnh Golden Rock có thờ tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Về câu chuyện của 2 anh em thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) năm xưa từ trung Ấn trở về phía bắc, đi qua khu rừng nơi Đức Thế Tôn mới thành đạo và được Ngài tặng ít tóc và móng tay để mang về thờ tôi đã viết trong phần trước. Đây đích thực là nơi thờ tóc linh thiêng rồi. Đại Đức Thích Minh Đồng, tôi và 1 vài quý vị khác đã ngay lập tức ra cạnh tảng đá, thành tâm đảnh lễ và ngồi thiền. 

Lại nói về tảng đá kỳ diệu này, tôi đã ngồi ngắm kỹ kết cấu từ các góc cạnh khác nhau để tìm ra nguyên nhân trụ vững nơi đây. Bản chất về mặt khoa học là trọng lực phải được dồn vào tâm điểm và phần nặng phải nằm trong tảng đá phía dưới. Trong khi đó cả 2 tảng đá chồng lên nhau và nằm trên đỉnh của núi Kyaiktiyo rất chênh vênh. Vẫn khó hiểu. Nếu phân tích theo khoa học với góc độ của dân khoa học như tôi thì… bó tay!

Cũng nói thêm về nghĩa của từ Kyaiktiyo. Theo người dân địa phương thì từ này có đủ cả 3 nghĩa: Bảo tháp thờ tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho Ứng hóa thân của Đức Phật. Tảng đá đặt bảo tháp - tượng trưng cho Báo thân của Đức Phật. Tảng đá thứ 2, bên dưới - tượng trưng cho Pháp thân của Đức Phật. Như chúng ta đã biết, giáo lý Tam Thân là rất quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa mà trong lịch sử Myanmar, Phật giáo Đại Thừa có mặt rất sớm.

Kyaiktiyo cũng tượng trưng cho 3 ý nghĩa của Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Bảo Tháp thờ tóc của Đức Phật tượng trưng cho Phật Bảo. Tảng đá nâng Bảo Tháp tượng trưng cho Pháp Bảo. Tảng đá phía dưới tượng trưng cho Tăng Bảo. Ba ngôi báu cùng có mặt nơi đây! Và chùa tháp Núi Vàng Golden Rock ở Kyaiktiyo luôn là tâm điểm của các cuộc hành hương. Nơi đây luôn được coi là điểm quan trọng thứ 3 của mỗi Phật tử sau chùa Vàng Shwedagon và chùa Mahamuni. Tôi còn được nghe nói rằng với năng lượng và sự linh thiêng đặc biệt của ngôi chùa tháp thờ tóc Đức Phật này đã quá đủ cho những ai muốn tu đắc quả Phật! 

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng, tại một trong nhiều chuyến viếng thăm cõi trần gian của Đức Phật, Ngài đã tặng một ít tóc của mình cho vị ẩn sỹ tên là Taik Tha. Vị ẩn sỹ này mang tặng cho vua Tissa với mong muốn những sợi tóc quý của Đức Phật phải được thờ trong tảng đá có hình giống như chiếc đầu của vị ẩn sỹ Taik Tha. Nhà vua lúc đó có 1 sức mạnh tự nhiên rất lớn được nhận từ cha và mẹ mình với các danh hiệu là Zawgyi và Naga đã tìm thấy tảng đá đúng như vậy ngay sát biển. Với sự trợ giúp của Thagyamin, nhà vua cùng với cộng đồng Phật giáo tìm ra núi Kyaiktiyo để xây bảo tháp thờ tóc quý. Theo tuyền thuyết, tảng đá không rơi xuống vực là nhờ tóc của Đức Phật đang đươc thờ tại đây. Cũng thật thú vị khi nghe kể rằng con thuyền được sử dụng để chở tảng đá đến đây tự biến thành tảng đá thứ 2 phía dưới. 

Tôi ngồi thiền sát bên tảng đá thiêng và bảo tháp thờ tóc Phật khá lâu. Sau đó tôi đã thành tâm lễ Phật 108 lễ. Rồi tôi ôm tảng đá vào lòng mình. Tôi ôm từ các góc khác nhau. Rất tuyệt vời. Những cảm giác rất lạ không thể diễn tả thành lời!

Cũng phải nói thêm nữa rằng, khi ngồi thiền ở nơi đây, tôi có cảm giác rất khác. Hình như cả quả núi đang đung đưa, chao đảo, nghiêng ngả. Hình như tôi đang ngồi thiền trên chiếc võng. Hình như có nhiều chư thiên và các vị Thánh đang cạnh tôi và yểm trợ cho tôi. Cô gái Mô Mô thì nói rằng tầm 3 giờ sáng mỗi ngày rất nhiều chư thiên đến đây đảnh lễ. Chính họ giữ cho tảng đá không lăn xuống vực.

Thêm một chuyện nữa: Phụ nữ không được đế gần tảng đá, kể cả ni sư. (Myanma là đất nước theo Phật giáo Nguyên Thủy nên không nó ni sư mà chỉ có tu nữ, những vị phái nữ giữ 8 hay 10 giới). Họ nói rằng nếu phụ nữ đến gần, tảng đá sẽ lăn xuống vực. Vậy nên rất thiệt thoi cho phái nữ, nhất là các sư thầy là ni của đoàn chúng tôi. Biết làm sao được khi đó là quy định của đất nước Myanmar

Một điều thú vị rằng cô Mô Mô người Myanma dặn chúng tôi: Nếu ai ra đó lễ Phật 3 lần thì mọi mong muốn đều thành sự thật và sẽ tu đắc đạo. Nghe cũng thấy thú vị và hay hay. Cô nói rằng những đoàn Thái Lan bao giờ cũng đến ngay chùa Núi Vàng Golden Rock khi đặt chân đến Kyaiktiyo. Sau đó, tối họ ra một lần nữa. Và sáng hôm sau ra lần thứ 3. Chúng tôi gồm 4 thành viên: Tôi, bạn Thanh Hương, bạn Đức Hải và bạn Tín An quyết định ra chùa tháp Núi Vàng lần 2 lúc 20h30. Ở đó quả thật rất nhiều người Thái lan ngồi chật kín. Chúng tôi kiếm một nơi có mái che ngoài trời ngồi thiền. Tôi cũng đảnh lễ rất thành kính và đi nhiễu quanh chùa Núi Vàng. Về đêm thật lung linh và huyền diệu. Chúng tôi về khách sanh lúc quãng 22h30 đêm.

Sáng hôm sau Đại đức Thích Minh Đồng cùng chúng tôi ra chùa Núi Vàng Golden Rock lúc 4 giờ sáng. Chúng tôi ở đó thiền và lễ Phật đến 07h sáng thì về ăn sáng rồi quay trở về Yangon. Cả đêm hôm đó lẫn sáng trời sương mù. Mây bay khắp nơi. Đẹp đến khó tả. Đúng như cảnh giới khác chứ không phải trái đất của chúng ta!

Tôi không thể không kể về cảnh đẹp hoàng hôn vào buổi tối. Nói thật rằng chưa bao giờ tôi thấy hoàng hôn đẹp đến như vậy. Đi khắp 5 châu và đã đặt chân tới hơn bốn chục quốc gia với hành trăm chuyến đi nhưng chưa thấy ở đâu và khi nào đẹp và đẹp kỳ lạ đến vậy. Thật sự như vậy ạ. Không ai bảo nhau nhưng tất cả chúng tôi đều thốt lên: đúng thật đây là thiên đàng, là Niết Bàn nơi ta bà. May thay tôi cũng chụp được vài bức nhưng do máy ảnh du lịch nên chắc chỉ đạt đến nhiều lắm là 30% sự thật vi diệu này.

Bạn đọc cũng lưu ý rằng chùa Núi Vàng Golden Rock nằm ở độ cao 1.100 mét so với mực nước biển trên đỉnh của núi Kyaiktiyo. Chùa cách Yangon quãng 210 km, cách làng Kinpun 16 km, nơi có thể trèo bộ lên chùa. Lối vào chùa có 2 ngài sư tử rất lớn gác lối. Đường lên núi đươc xây dựng năm 1999 để chở khách hành hương từ bến xe Yatetaung. Đoạn đường mà tôi nói phải trèo hơn 1 tiếng thực ra chỉ để chúng ta vượt đô cao có…. 1,2 km mà thôi! Trên thực tế đường vòng dài khoảng 11 km. 

Chúng tôi có may mắn thấy chùa Núi Vàng Golden Rock cả tại 3 thời khắc đặc biệt và hiếm có: Buổi chiều đến tận hoàng hôn, ban đêm tĩnh lặng và sáng sớm mai. Từ khách sanh nơi chúng tôi ở ngắm chùa Núi Vàng Golden Rock vô cùng đẹp bởi chỉ cách quãng 5 phút đi bộ.

Khi viết những dòng chữ này tôi vẫn thấy trong tâm mình cảnh núi xanh, mây trắng, tháp vàng. Tôi vẫn thấy núi rừng bạt ngàn và chim hót khắp nơi. Tôi biết quả chuông tôi mua cúng dàng và đang đươc treo nơi đây vẫn đang reo vang khi có gió. 









 [/kythuat]
[mota] [/mota]



Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]
[kythuat]Đến với hang Mahapasana The Great Sima và tượng Phật nằm khổng lồ

Mà chùa nào cũng nguy nga, lộng lẫy. Đâu đâu cũng thấy dát vàng. Các chùa đều vào tự do, miễn phí.


Anh bạn người địa phương mà tôi mới quen cho biết dân Myanma kiếm được tiền chỉ giữ lại 1 phần nhỏ cho cuộc sống giản dị của gia đình. Số tiền còn lại mang cúng vào chùa để xây chùa, vào các thiền viện để duy trì tăng thân. Tôi bái phục. Và từ khi biết tin này hầu như gặp người Myanma nào cũng muốn xá lạy.

Tôi mê đất nước và con người Myanmar với 7 bang và 7 vùng hành chính từ ngày đầu khi đặt chân đến đây. Tôi nhận ngay ra rằng, dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo.Cũng cần nhớ rằng Phật giáo ở Myanma là Thượng Tọa Bộ, hay tên khác là Phật Giáo Nguyên Thủy. 

Chúng tôi bất ngờ khi được có mặt tại hang Mahapasana The Great Sima. Hang này còn có tên là hang Đá Lớn (tiếng anh là Great Stone Cave). Hang được xây dựng giống như phiên bản chính của hang Satta Panni bên xứ Ấn Độ (Tôi sẽ viết 1 bài khác về hang bên xứ Ấn Độ này sau). Hang được sử dụng cho các đại hội Phật giáo lớn, nhất là đại hội đầu tiên của Phật giáo Myanmar. Cũng không mấy ai biết rằng hang Mahapasana có vinh dự là nơi diễn ra đại hội kiết tập kinh điển thế giới lần thứ 6 kép dài 2 năm, từ 1954 đến 1956, nhân dịp kỷ niệm 2.500 năm Đức Phật thành đạo. Tại đại hội này, hơn 2,500 nhà sư đã tham dự. Quá tuyệt vời!

Có mặt tại đây, tôi thấy rõ sự linh thiêng của hang. Tôi như cảm nhận rõ những lời kinh linh thiêng và quý giá của Đức Phật. Tôi như thấy quanh mình là những người con của Phật, những người đang trên con đường giác ngộ và giải thoát. Tôi chậm rãi bước từng bước. Tôi thở nhẹ từng hơi để cảm nhận năng lượng và lòng từ bi của chư Phật và các vị thánh tăng. Bởi tôi biết rất rõ rằng hang Mahapasana vẫn được sử dụng cho các nghi lễ thiêng liêng, các hội nghị quốc tế lớn về Phật giáo, rằng hang cũng là 1 trong những thánh tích của bất cứ cuộc hành hương nào.

Tôi may mắn chụp ngay được 8 bức ảnh với 8 triết lý – kỳ quan của Đạo Phật. Đây như là 8 lời dạy quý giá nhất của Đức Thế Tôn được đúc kết lại, đươch chắt lọc lại. Tôi hiểu rằng, các nhà sư đứng đầu Phật giáo đã chọn ra những lời dạy vàng này để lưu lại. Chữ được làm bằng vàng, treo trang trọng trong khung với cả 2 thứ tiếng Myanma và Anh. Tôi nghĩ, nhất định mình sẽ viết 1 bài riêng, dịch và nhờ quý Thầy bình và phân tích giúp những kỳ quan bằng lời này của Đức Phật.

Bạn có biết rằng, trong khắp mọi miền quê của đất nước Myanma, chùa chiền luôn là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng.

Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Theo Phật giáo Nam Tông (Nguyên Thủy) ai cũng có thể xuất gia gieo duyên và thành nhà sư sống trong chùa 1 thời gian từ 1 tuần đến vài năm để tu tập. Bản thân tôi cũng đã 2 lần xuất gia như vậy, 1 lần 7 ngày và 1 lần 8 ngày.

Lần đầu năm 2010, tôi xuất gia gieo duyên với vị sư nổi tiếng Myanmar, Thiền sư Ashin Tejaniya, Viện trưởng của thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha. Ngài trực tiếp thọ giới cho tôi. (Tôi đã viết trong bài “Doanh nhân làm nhà sư 7 ngày”).

Lần thứ 2 tôi xuất gia gieo duyên 8 ngày tại Ấn Độ và Nepal nơi Đức Phật sinh ra và thành đạo. Tôi được đắp y và có mặt tại Tứ Động Tâm linh thiêng với những ngày khó quên. Quý giá và cảm động biết bao

Song song với hang đá nổi tiếng và linh thiêng Mahapasana The Great Sima, chúng tôi đến thăm chùa Chauk Htat Gyi với pho tượng Phật nằm khổng lồ. Pho tượng Phật khổng lồ Tôi thật sự thấy Ngài rất đẹp. Nhất là nụ cười. Mắt Ngài như nhìn tôi tràn ngập tình yêu thương Ngài như truyền năng lượng và lòng từ bi đến cho tôi, 1 Phật tử sơ cơ, kém duyên, thiếu phước. 

Cũng tại đây, Đại Đức Thích Minh Đồng cũng hướng dẫn cả đoàn (16 tăng ni và 16 Phật tử) làm lễ rất trang nghiêm. Chúng tôi cúng dàng hoa tươi, đảnh lễ Ngài rất thành kính. Thầy Minh Đồng không quên cho chúng tôi đi nhiễu quanh Ngài và niệm danh hiệu của Đức Bổn Sư.

Nếu bạn có cơ hội đi Myanmar, bạn có thể tìm chùa Chauk Htat Gyi nơi có bức tượng Phật nằm lớn này trên phố Shwe Gon Taing, của thành phố Yangon. Ở thành phố này còn có 2 bức tượng khác tương tự, một ở chùa Ngar Htat Gyi Buddha cao 5 tầng, một tạo chùa Koe Htat Gyi cao 9 tầng. Còn pho tượng chúng tôi được chiêm bái tại chùa Chauk Htat Gyi cao 6 tầng.

Trước chuyến đi tôi cũng đã đọc về chùa Chauk Htat Gyi và biết rằng pho tượng Phật nằm được xây dựng năm 1966 thay cho bức tượng cũ được xây năm 1907 bởi Ngài Hpo Thar nhưng đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng vì lý do khí hậu trong suốt hàng chục năm. Nhưng đến đây mới biết thêm rằng người có công xây bức tượng quý hiếm và lớn này lại là một… thương gia. Ngài chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm thời đó. Tại ngôi chùa còn ghi rõ rằng năm 1957, bức tượng Phật nằm cũ được tháo dỡ để năm 1966 được tái xây dựng. Chiều dài chính xác của Ngài là 65 mét. Cũng cần nói thêm rằng, toàn bộ tiền tái xây dựng bức tượng vĩ đại này là do sự đóng góp thiện nguyện của người dân địa phương.

Đọc và tim hiểu xong, tôi lặng người đi và dành thêm thời gian ngồi thiền và đi nhiễu quanh Ngài. Trời khi đó mưa khá to. Tôi như thấy rằng Đức Phật linh thiêng đang rửa bụi trần. 

Kết thúc chương trình chiêm bái Phật, tôi ra ngoài và trời vẫn mưa. Tôi để đầu trần để nước mưa ngấm vào người. Hình như, tôi đang được Ngài cho thanh lọc thân tâm. Hình như Đức phật đang nhắc tôi cần tinh tấn hơn nữa, tránh tham sân sy hơn nữa. Tôi biết, Đức Phật đã quanh tôi, bên tôi và trong tôi.






 [/kythuat]
[mota] [/mota]




Nhận xét

[giaban] [/giaban]
[giamgia] [/giamgia]
[tomtat] [/tomtat]

[kythuat]Đêm đầu tiên tôi ngủ rất ngon lành, sau chuyến bay thẳng từ Việt nam sang. Trong mơ hình như tôi vẫn thấy những người đàn ông mặc váy (nói chính xác nhất là quấn xà rông), thấy những người dân Myanmar của thế kỷ 21 bỏm bẻm nhai trầu, thấy thành phố với 6 triệu dân Yangon không hề có xe máy, thấy những khuôn mặt hiền lành, phúc hậu đến khó tin của người dân đất Phật. Ngay đêm đầu tiên, tôi biết mình đã đến xứ sở của xá lợi Phật thật rồi.

Sáng đầu tiên ngủ dậy tôi đã háo hức để đến thăm 2 ngôi chùa ý nghĩa: Kaba Aye và Shwe Tew. 2 ngôi chùa này vốn được biết đến nhiều với 2 cái tên đúng theo tính chất của ngôi chùa: Chùa Xá Lợi Xương và Xá Lợi Răng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phải nói thật là 2 ngôi chùa rất đẹp, được dát rất nhiều vàng, uy nghi và tràn đầy năng lượng.


Sự ngạc nhiên của tôi chính là ở Chùa Vàng vĩ đại SHWE DAGON nổi tiếng thế giới. Chúng tôi đến đó buổi chiều sau bữa cơm trưa. Trước đó chúng tôi đã được đến thăm 1 thiền viện nơi có rất nhiều tăng và những chú tiểu còn rất nhỏ tuổi. Tôi đã xúc động vô cùng khi trực tiếp chứng kiến bữa trưa của cả hàng trăm vị. Tôi đã quá xúc động khi các sư trải thảm, kê ghế để sư trưởng và các sư đón tiếp khi chúng tôi cũng dường. Xúc động hơn khi nghe quý sư tụng kinh chúc phúc.

Cả đoàn thật sự sững sờ trước tòa Tháp Vàng trung tâm khổng lồ cao 99m được bao quanh bởi khoảng 1.000 tháp đơn thể hoàn chỉnh. Cạnh đó cũng là 1 tháp khác lớn nhưng thấp hơn tháp chính này. May thay chúng tôi gặp được 1 Phật tử chuyên gia Myanma nên anh dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm từng nơi. Nhất là ngắm kỹ, chiêm bái lâu 2 tháp chính. Chúng tôi được giải thích rằng có 2 tháp bởi câu chuyện của anh em nhà thương gia năm xưa. Câu chuyện của 2 anh em 2 vị thương gia cách đây 2.600 năm hiện về.

Ngày đó 2 anh em thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapasssu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) năm xưa từ trung Ấn trở về phía bắc, đi qua khu rừng nơi Đức Thế Tôn mới thành đạo. Đến đây họ thấy lo âu, sợ hãi. Tự nhiên họ nghe từ không trung vang vọng xuống rằng “Này các thương gia, ở khu rừng này chỉ có Đức Như Lai, Bậc A La Hán, Chính Đẳng Chính Giác, Ngài mới chứng đạo quả Vô Lượng Bồ Đề, hiện Ngài đang an trú trong khu rừng này. Kể từ ngày thành đạo đến nay, trải qua 49 ngày, Ngài chưa thọ dụng bất cử vật thực gì. Vậy quý vị hãy đem mạch nha, mật, tô lạc đến để cúng dường Ngài. Quý vị sẽ có được sự an ổn lâu dài, sẽ có an lạc và lợi ích lớn.” Nghe thấy những âm thanh kỳ diệu này, 2 thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapasssu)) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) đã tìm đến Đức Phật, với tâm thành kính, với niềm tin thanh tịnh cúng dàng Ngài. 

Một thông tin khác, rằng ngay lúc đó Đức Phật cũng nhận sự cúng dàng bình bát của Tứ Thiên Vương dâng để nhận thức ăn. Sau khi thọ dụng thực phẩm xong Đức Phật đã có bài pháp thoại với 2 vị thương gia và gia quyến của họ đi theo đoàn. Đức Phật dạy họ nương tựa Phật, nương tựa Pháp, nương tựa Tăng, thọ trì 5 giới để có an lạc lâu dài, để thu hoạch được nhiều lợi ích lớn lao.

Tất cả những người có mặt khi đó đã thọ nhận 3 Pháp, 5 giới và thành những Phật tử đầu tiên của Đức Phật. Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật cho 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapasssu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) và gia quyến rằng “Quý vị muốn tự lợi và lợi tha cho tất cả, muốn mong cầu có được đạo lý để dẫn đường cho thế gian thì phải nương tựa Phật, Pháp, Tăng, phải phát tâm mà được quả báo tốt đẹp. Vì thực hành được hạnh cao quý, rộng lớn mà chứng được giới hạnh khó nghĩ bàn, chứng được đạo lý tối thắng, vô thượng.

Người thực hành hạnh bố thí có thể chứng đắc quả báo này. Họ thấy rõ tính chất chân thật của toàn thể vũ trụ và có thể chứng đạo, đầy đủ trí tuệ. Do bậc Thánh có cách nhìn chính xác như vậy nên các Ngài được gọi là bậc có chánh niệm, mở ra các trói buộc của trần lao, đạt được vô úy, chứng đắc Đại Niết Bàn, giải thoát tất cả khổ về thế gian, đầy đủ tất cả các thiện pháp, nên các bậc Thánh đều ca ngợi pháp này là pháp tôn quý, hoàn toàn không còn sinh, lão, bệnh, tử, tận diệt mọi sầu muộn về oán tằng và ái biệt, các Đức Thế Tôn trong 10 phương đều ca ngợi niềm vui này vì đã đạt đến nơi không còn sinh tử ”.

Đức Phật cũng đã chúc lành cho 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu)) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) cùng người và vật để họ đi về xứ của họ tốt đẹp, an lành. Trước khi tạm biệt 2 vị thương gia đã xin Đức Phật cho xin 1 vật gì đó làm kỷ niệm. Họ muốn dùng vật quý đó để xây tháp thờ bởi sợ khó có cơ hội được gặp lại. Họ sẽ xem tháp và vật kỷ niệm như chính Đức Phật đang có mặt. Đức Phật đã cắt 1 ít tóc và móng tay tặng cho 2 thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika). Ngài cũng dạy rằng: “nếu có 1 phiến đá nào từ trên không trung rơi xuống, bất cứ chỗ nào trên quên hương của quý vị thì ở chỗ ấy, quý vị hãy xây tháp báu để tôn kính cúng dàng”.

Khi đó 2 vị thương gia đều nghĩ rằng tóc và móng tay là những vật bỏ đi, không phảo là pháp đặc biệt hay màu nhiệm và rằng nếu đem tâm cúng dàng là không phù hợp. Biết ý nghĩ của họ, Đức Phật liền kể câu chuyện từ xa xưa, từ vô lượng kiếp về trước, có Đức Phật Nhiên Đăng ra đời. Khi đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn là 1 vị Bà La Môn. Khi Đức Phật Nhiên Đăng đi vào thành Liên Hoa, Đức Phật Thích Ca khi đó đã dùng 5 cành hoa thanh ưu bát la để che cho Đức Phật Nhiên Đăng. Đức Phật Nhiên Đăng liền thọ ký trong tương lai Ngài sẽ thành Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật cũng kể cho 2 anh em thương gia tiếp rằng sau khi Ngài cạo bỏ râu tóc, xuất gia ở trong giáo pháp của Đức Phật Nhiên Đăng thì mỗi vị Chư Thiên lấy 1 sợi tóc của Ngài và đi đâu cũng mang theo để cúng dàng. Từ ngày thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, dùng Phật nhãn để nhìn, Ngài thấy từ đó đến nay, những chúng sinh ấy, không có chúng sinh nào gần gũi bên các Đức Phật mà không chứng đắc sự anh tịnh của Niết Bàn.

Đức Phật cũng dạy rằng, khi đó Ngài chưa thoát được tham sân sy mà các chúng sinh cúng dàng tóc xủa Ngài mà còn chứng đắc Niết Bàn huống chi là khi này Ngài đã đoạn tận tất cả các phiền não, đã tiêu diệt hết tham sân sy thì không có lý do gì mà 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) không tôn kính tóc và móng tay thanh tịnh và vô nhiễm của Ngài. Các thương gia đã ngay lập tức sinh tâm thành kính, hết lòng cung kính tóc và móng tay của Ngài. Họ đảnh lễ và đi quanh Đức Phật 3 vòn rồi tư giã để về trú xứ của mình. (Trích trong Phật Bản Hạnh Tập Kinh 32, trang 801 -803).

Biết và nghe những tích này, chúng tôi vô cùng thấy mình may mắn được có mặt tại đây. 2 vị thương gia Đế Lệ Phú Sa (Tapassu) và Bạt Lệ Ca (Bhallika) như hiện trước mặt tôi, một bầu nhân hậu thế phước còn mỏng, căn cơ tu tập còn quá thấp. Tôi như thấy Chùa Vàng quá linh thiêng và năng lượng từ tóc Phật lan tỏa quanh mình. Tôi mải mê chiêm bái các tháp. Tôi thỉnh chuông, thành tâm lễ tại Ngôi Sao linh thiêng, tham quan bảo tàng xây dựng bảo tháp. Mỗi bước chân của tôi thấy an lạc vô cùng. Tôi dành thời gian ngắm nhìn các đỉnh chóp được dát vàng lấp lánh như thể thấy ánh sáng của Đức Phật từ đó chiếu ra. 

Chúng tôi cũng may mắn được biết rằng tại chính ngôi chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw) hay chùa Vàng linh thiêng này, ngoài 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn lưu giữ 3 báu vật thiêng liêng khác của Phật Giáo là chiếc gậy của Phật Câu lưu Tôn, chiếc đẫy lọc nước của phật Câu Na Hàm và mảnh y của Phật Ca Diếp. Về những tích này chắc phải viết cả 1 cuốn sách mới nói hết ra được.

 [/kythuat]
[mota] [/mota]








Nhận xét