[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[giamgia][/giamgia]
[tomtat]
Wat Rong Khun không giống với những ngôi chùa vàng lung linh khác ở Thái Lan, bởi màu trắng dát bạc đẹp đến kỳ ảo, khiến du khách tưởng mình lạc vào chốn thiên đường.
[/tomtat]
[mota]

[/mota]

[kythuat]
Wat Rong Khun hay còn được gọi là ngôi đền Trắng, do Chalermchai Kositpipat, một nghệ sĩ người Thái, thiết kế và xây dựng vào năm 1997. Ngôi đền nằm cách trung tâm thành phố Chiang Rai chỉ khoảng 30 phút xe buýt.


Đền thờ trắng Wat Rong Khun là một trong những ngôi đền dễ nhận biết nhất ở Thái Lan. Đền thờ tọa lạc bên ngoài thị trấn Chiang Rai, thu hút một lượng lớn du khách Thái Lan lẫn ngoại quốc. Với lối kiến trúc cổ điển pha lẫn phong cách siêu thực, đền Wat Rong Khun nhanh chóng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng có một không hai ở Chiang Rai Thái Lan.


Ngôi đền Wat Rong Khun được phủ sơn trắng và bao bọc bởi những mảnh thủy tinh lấp lánh mỗi khi ánh mặt trời ghé thăm. Toàn bộ quần thể được điểm xuyết bởi những bức tượng ác quỷ, đầu lâu, những đầu tượng bị treo lên cây và rất nhiều vật kỳ lạ khác… Không phải ngẫu nhiên mà kiến trúc sư kiêm họa sĩ người Thái Chalermchai Kositpipat lại chọn lối thiết kế độc đáo như thế. Được biết, thiết kế màu trắng sẽ tượng trưng cho sự tinh khiết của Đức Phật. Trong khi đó, thủy tinh lại tượng trưng cho sự khôn ngoan của Đức Phật, Phật Pháp và giáo lý nhà Phật. Những bức tượng đầu lâu kỳ quái tượng trưng cho sự xấu xa trên thế giới. Có như thế mới hiểu được cái ý nghĩa: để đến được chốn thiên đường, con người phải trải qua bao thử thách, khổ đâu, vượt qua chông gai và mọi xấu xa nơi thế tục.


Chùa Wat Rong Khun có 9 tòa nhà, bao gồm một chính điện, một phòng cất giữ xá lợi, một thiên đường, các khu nhà ở của các nhà sư và một phòng trưng bày nghệ thuật.

Ban đầu, việc bảo quản ngôi đền ít được quan tâm. Đến cuối thế kỷ 20, công trình phục hồi đền Wat Rong Khun tạm dừng do thiếu vốn. Cho đến nay, ngôi chùa vẫn đang tiến hành xây dựng lại và được tài trợ bởi Chalermchai Kositpipat.

Thiết kế và biểu tượng toàn bộ ngôi đền Wat Rong Khun

Mọi chi tiết của ngôi đền Wat Rong Khun đều mang ý nghĩa riêng của nó. Những biểu tượng và thiết kế nơi đây phản ánh những giáo lý Phật giáo, cho thấy con đường để thoát khỏi những cám dỗ, lòng tham và dục vọng nơi trần thế đồng thời ca ngợi cái tâm trong sạch và trí tuệ của con người.

Cây cầu "luân hồi – tái sinh"

Để đến được chính điện và đặt chân vào chốn thiền, mọi người phải vượt qua một cây cầu bắc ngang qua hào nước sâu với hàng trăm cánh tay vươn lên khỏi mặt nước tượng trưng cho những ham muốn tầm thường nơi trần thế. Hai bên cạnh hồ là bức tượng thần thoại nửa người nửa chim Kinnaree của Phật Giáo.

Đây được xem là khu vực đại diện cho sự đau khổ, địa ngục của con người. Cây cầu hướng tới chính điện được gọi là cây cầu của “Luân hồi – tái sinh”. Nghĩa là, nếu vượt qua khỏi vòng lẩn quẩn giữa cái chết và sự đau khổ, con người sẽ đạt đến cảnh giới tự do dẫn đến con đường hạnh phúc (tức là “sự tái sinh”).

Cổng thiên đường tại đền Wat Rong Khun

Sau khi vượt qua cầu "Luân hồi – tái sinh”, “Cổng thiên đường" sẽ hiện ra trước mắt du khách. Cổng được bảo vệ bởi hai sinh vật khổng lồ, đại diện cho hòa bình và chết chóc. Ở cuối cây cầu phía trước chính điện là một số hình ảnh Đức Phật trong thiền định.

Chính điện của đền Wat Rong Khun

Đây là tòa nhà quan trọng nhất của Wat Rong Khun. Chính điện là một tòa nhà màu trắng với những mảnh kính phản quang bằng thạch cao. Chính điện được trang trí rất công phu từ thiết kế của ngôi đền Thái cổ điển như mái nhà 3 tầng và thần rắn Naga cách điệu cho đến những bức tranh tường đầy màu sắc hiện đại với những nhân vật siêu nhiên. Trong đó, các nhân vật hiện thân cho cái tốt như Batman, Spiderman, Elvis và một số nhân vật phản diện, siêu anh hùng từ phim ảnh và vũ trụ… cũng được khắc họa tại ngôi đền Wat Rong Khun này. Giữa quang cảnh hỗn độn xung quanh nổi bật lên những cánh hoa bằng vàng, nơi bức tượng Phật màu trắng thanh thản tọa thiền. Dù là trong thế giới xa xưa hay ở cuộc sống hiện tại, giữa sự sống và cái chết, giữa chiến tranh và hòa bình, cái thiện và cái ác… thì sự hiện thân của Đức Phật vẫn còn đó, vẫn là nơi yên bình cho con người tìm về.

Tòa nhà vàng trong Wat Rong Khun

Khác hẳn với chính điện, màu vàng chói lóa của tòa nhà này nổi bật giữa khung cảnh trắng toát của chốn thanh bình nơi cửa Phật. Tòa nhà màu vàng tượng trưng cho tiền bạc, những ham muốn trần tục, vật chất và sở hữu... với ngụ ý nhắc nhở mọi người nên thoát khỏi sự hào nhoáng của thế gian mà quay về với sự thanh thoát và trong sạch của tâm hồn.

Ngôi đền từng bị phá hủy trong một trận động đất nhưng chính Chalermchai Kositpipat đã quyết tâm xây dựng lại.


Hiện nay, do có nhiều vết nứt gãy nên du khách không được vào tham quan bên trong Wat Rong Khun nhưng vẫn có thể chiêm ngưỡng ngôi đền độc đáo này từ bên ngoài.


Những nét chạm trổ và điêu khắc tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ của ngôi đền luôn làm du khách phải chăm chú ngắm nhìn.


Nằm bên ngoài Chiang Rai, ngôi đền có lối kiến trúc cổ điển pha lẫn phong cách siêu thực thu hút một lượng lớn du khách đến thăm mỗi năm.


Những chi tiết trang trí của ngôi đền Wat Rong Khun đều mang ý nghĩa riêng, phản ánh những triết lý Phật giáo, đồng thời ca ngợi sự trong sạch trước những cám dỗ, dục vọng và trí tuệ của con người.


Trong đền có treo rất nhiều tranh ảnh của các nhân vật và nghệ sỹ nổi tiếng như Superman, Michael Jackson, Elvis Presley… Tuy nhiên du khách không được phép chụp ảnh bên trong đền Wat Rong Khun.


Vẻ đẹp của ngôi đền Wat Rong Khun vừa kỳ ảo, vừa huyền bí tạo nên sự tò mò lẫn cảm giác choáng ngợp cho du khách. Chính vì những nét kiến trúc khác lạ so với các ngôi đền Phật giáo thông thường mà Wat Rong Khun thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan hàng năm.

Làm thế nào để đến được Wat Rong Khun?


Wat Rong Khun tọa lạc tại Quốc lộ 1 (đường Phahonyothin), khoảng 15 km về phía Tây Nam của thành phố Chiang Rai. Cách thoải mái nhất để đền Wat Rong Khun là ngồi xe taxi máy lạnh. Đi xe từ thị trấn mất 20 phút, giá vé khoảng 250 - 300 baht. Hầu hết các khách sạn ở Chiang Rai đều có thể đặt xe taxi đến rước du khách.

Ngoài ra, bạn có thể đến được Ngôi đền trắng Wat Rong Khun này bằng cách sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, xe songthaew. Xe bus khởi hành từ bến xe gần chợ đêm ở trung tâm thành phố Chiang Rai. Chuyến đi mất khoảng 30 phút, giá vé khoảng 20 Baht. Còn đi bằng xe songthaew, bạn mất khoảng 300 Baht.

Đền Chùa Wat Rong Khun mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Du khách có thể vào cửa tự do, tham quan vô số tác phẩm nghệ thuật, ghé thăm thư viện, mua quà lưu niệm hoặc thưởng thức cà phê và đồ ăn nhẹ của Thái Lan. Trước khi đến chùa, bạn nên ăn mặc giản dị, tránh mặc quần áo hở hang và điều đáng lưu ý là: không được phép chụp ảnh trong tòa nhà chính điện.

Tour liên quan: Chiang Mai - Chiang Rai - Tachileik
http://www.hanhhuongtamlinh.com/2014/09/chiangmai-chiangrai-tam-giac-vang.html

[/kythuat]


[hinhanh]   

[/hinhanh]









Nhận xét


[giaban][/giaban]
[giagoc][/giagoc]
[giamgia][/giamgia]
[tomtat]
Tòa lâu đài Sanctuary of Truth không chỉ được lấp đầy bằng những tác phẩm điêu khắc tinh xảo mà còn sử dụng keo dính đặc biệt hoặc tạo mộng, chốt bằng gỗ thay đinh để liên kết các mối nối.
[/tomtat]

[mota]

[/mota]

[kythuat]




Công trình gỗ kỳ vỹ này được bắt đầu xây dựng từ năm 1981 bởi tỷ phú quá cố của Thái Lan, Lek Viriyahbhun. Trải qua gần 34 năm, tòa lâu đài vẫn trong quá trình hoàn thiện nhưng không ngừng khiến mọi người phải ngạc nhiên.


Có tới 250 người thợ tham gia xây dựng lâu đài. Phần lớn nghệ nhân điêu khắc gỗ làm việc tại đây đều đến từ Campuchia, Myanmar và Lào, còn các nghệ sĩ người Thái Lan thường đảm trách nhiệm vụ thiết kế và vẽ họa tiết cho công trình.


Sanctuary of Truth là một công trình nổi bật vì được lấp đầy bằng những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ tinh xảo về rất nhiều nhân vật huyền thoại, để phản ánh tâm lý phương Đông và niềm tin của các tín ngưỡng khác nhau.


Điểm đặc biệt và ấn tượng nhất của lâu đài chính là được làm toàn bộ bằng gỗ nhưng không sử dụng một chiếc đinh nào. Thay vào đó những nhân công khéo léo dùng keo dính đặc biệt hoặc tạo mộng, chốt bằng gỗ để liên kết các mối nối và cố định từng phần nhỏ của lâu đài.


Ước tính tòa lâu đài gỗ nặng tới 10.000 tấn nên các cột móng được đặt sâu tới 7 - 8 m. Nằm bên bờ biển không thể tránh khỏi những tác động của gió, mưa và hơi muối nên các phần đã hoàn thiện sẽ được phết một loại dầu lên bề mặt ngoài để bảo vệ.


Sanctuary of Truth có diện tích trong lòng là 2.115 m vuông và cao 105 m. Công trình này mở cửa phục vụ du khách tham quan từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày.


Lâu đài này không phải là nơi thờ cúng của một tín ngưỡng riêng biệt nào. Mục đích của người chủ quá cố là muốn du khách tới Thái Lan thấy được những vẻ đẹp trong văn hóa truyền thống. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn bức tượng mang nét đặc trưng các nước khác nhau như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...


Sanctuary of Truth còn được trang bị cả thang máy phục vụ người già và người tàn tật. Ngoài việc mở cửa cho du khách bốn phương đến tham quan, ban quản lý còn tổ chức nhiều hoạt động thú vị khác như đi xe ngựa, cưỡi voi, bắn súng...

Giá vé vào lâu đài là 450 Baht (gần 300.000 đồng) với một người lớn và 225 Baht (145.000 đồng) cho một trẻ em.

[/kythuat]


[hinhanh]   

[/hinhanh]







Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc].000 vnd[/giagoc]
[giamgia]10%[/giamgia]

[tomtat]

“Khi Ta đang trẻ, là trang nam tử tóc còn đen nhánh, ngay giữa tuổi xuân xanh, trong khoảng đầu thời hoa niên, Ta cắt bỏ râu tóc, mặc dù cha mẹ Ta phản đối việc này với mặt đầy nước mắt, Ta vẫn khoác áo cà-sa xuất gia từ giã gia đình, sống không gia đình” (Trung Bộ Kinh) 
[/tomtat]

[kythuat]

Tượng Đức Phật trong hang động ở Khổ Hạnh Lâm

Đó là những lời tự thuật rất cảm động của chính Đức Phật nhiều năm sau khi Ngài thành đạo. Đọc những lời ấy, tôi không khỏi rúng động, cảm nhận ở Ngài một con người quá đỗi cao siêu song hết sức gần gũi. Sau này, khi có dịp đến Khổ Hạnh Lâm - nơi Bồ tát tu khổ hạnh, và Giác Thành - nơi Ngài thành đạo, một lần nữa, tôi lại bật khóc khi nghĩ về Ngài. 

Khổ Hạnh Lâm là tên của một khu rừng thuộc thị trấn Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa), bên dòng sông Niranjana (Ni Liên Thiền), tiểu bang Bihar ngày nay. Đây là nơi đánh dấu một chặng đường quan trọng của Bồ tát Siddhartha trước khi Ngài thành đạo.

Khổ Hạnh Lâm, theo như cái nhìn ban đầu của Bồ tát, là “một vùng đất tươi đẹp với khu rừng khả ái và dòng sông trong vắt rất thích hợp để tắm mát và nghỉ ngơi, lại có làng xóm chung quanh để khất thực”. Tuy nhiên, sự khả ái kia hẳn không mấy chân thực. Bởi khi Bồ tát thâm nhập khu rừng và hành trì khổ hạnh, Ngài đã cảm nhận cả một nỗi u tịch đến rùng rợn. Ngài kể: “Ban đêm, khi Ta ở lại những nơi đáng khiếp đảm kia, chỉ một con vật đi ngang qua, hay một con công làm gãy cành cây hoặc gió thổi xào xạc giữa đám lá, Ta cũng đầy kinh hoàng hốt hoảng”. 

Vào thời Đức Phật, Khổ Hạnh Lâm khá rậm rạp, dân làng thường ngại lui tới, ngoại trừ những tu sĩ khổ hạnh chọn nơi này để nỗ lực hành trì và một số ít người dân mang thực phẩm cúng dường. 

Trải qua hơn 2.500 năm với biết bao dâu bể, những gì còn lại nhắc người ta nhớ về Khổ Hạnh Lâm chỉ là một dãy đồi trơ trọi cháy bỏng như lò than vào mùa Hè. Dãy đồi này cao khoảng 60m và dài chừng 5km. Đứng trên ngọn đồi, tôi có thể nhìn bao quát ngôi làng Bakraur, nơi xưa kia Bồ tát vẫn thường đến khất thực, và dòng Ni Liên Thiền đang vào mùa khô, cạn trơ bãi cát. Bóng dáng của những nhà tu khổ hạnh nay không còn, nhưng cảnh sống cơ cực của người dân Bakraur dường như không khá lên, hay thậm chí còn khốn khó hơn so với mấy nghìn năm về trước, khiến cho cái tên Khổ Hạnh Lâm như càng khắc sâu vào tâm khảm mọi người. 

Núi Khổ hạnh lâm, nơi đức Phật tu khổ hạnh.

Tại khu rừng này, Bồ tát đã trải qua nhiều giai đoạn tu tập với lối sống khổ hạnh tột đỉnh. “Vì Ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể Ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân Ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu. Hai bàn tọa của Ta trở thành giống như móng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trông giống chuỗi hạt. Xương sườn Ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát. Ðồng tử của Ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm long lanh giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu Ta khô héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khô héo nhăn nheo. Nếu Ta muốn sờ da bụng thì Ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu Ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì Ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu Ta chà xát tay chân thì đám lông hư mục rụng xuống trong tay Ta”. 

Đức Phật đã mô tả về chính bản thân khi Ngài tu khổ hạnh trong kinh Trung Bộ một cách sống động như thế. Y cứ những lời kể của Ngài, ngày nay người ta đã tạc một pho tượng Bồ tát Khổ Hạnh để thờ tại hang đá Dungeswari trên đồi, nơi Bồ tát từng trú ngụ trong một thời gian dài. Tại thánh tích này, có lẽ do quá khô cằn, nên chỉ có duy nhất một ngôi chùa Tây Tạng với vài ba vị sư sớm hôm kinh kệ. Ngôi chùa dễ dàng được xác định từ xa bởi một lùm cây xanh mát hy hữu trên lưng chừng đồi. 

Hôm tôi đến, Khổ Hạnh Lâm đang vào dịp cuối hè, thế nhưng cái nóng vẫn hầm hập táp thẳng vào mặt. Những ngọn đồi khô khốc đá. Những người ăn xin ngửa tay trông chờ lòng tốt của khách hành hương. Và kia, một bé gái đang lùa bò lang thang giữa triền đồi vắng cỏ… 
Nhìn cảnh mà chợt nhớ quay quắt đến Người. Tiếc là mình sinh ra sau Phật quá lâu, đến nỗi Khổ Hạnh Lâm xưa kia um tùm là thế, mà nay chỉ còn lại những trơ trụi thế này. 


[/kythuat]

[mota]

[/mota]

Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc].000 vnd[/giagoc]
[giamgia]10%[/giamgia]
[tomtat]

Núi Nga Mi từ lâu đã trở thành địa danh nổi tiếng trong bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Trên đỉnh cao, núi non mây trời hòa nhau thành bức tranh diễm lệ khiến du khách phải ngẩn ngơ.
[/tomtat]

[kythuat]


Núi Nga Mi, ngọn núi nằm phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Trung Quốc. Đây là một trong 4 ngọn núi Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới và trở thành điểm du lịch hút khách ở đất nước này. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật thuộc ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3099m so với mặt nước biển.

Núi Nga Mi bồng bềnh giữa biển mây

Những ngôi chùa chênh vênh bên sườn núi

Khí hậu tại khu vực núi Nga Mi khá đa dạng và thay đổi liên tục theo độ cao. Ở độ cao 1500m trở xuống thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ 1500m tới 2100m là khí hậu ôn đới ẩm,từ 2100m tới 2500m chuyển thành khí hậu ôn đới trung gian, 2500m trở lên là khí hậu cận hàn đới. Đỉnh trên cùng của núi thường xuyên được sương tuyết bao phủ với thời gian chừng 6 tháng/năm. Với kiểu khí hậu phong phú, quần thể động thực vật tại đây rất đa dạng. Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3200 loài cây, trong đó, hơn 100 loài đặc thù và 2300 loài động vật quý hiếm.

Kim Đỉnh quanh năm một màu mây trắng

Cảnh đẹp ở Nga Mi như hư như thực

Tại đây hiện có khoảng 26 ngôi chùa, trong đó, chùa Vạn Niên có kiến trúc mang đậm dấu ấn Đạo giáo. Được xây vào thời nhà Tần với tên ban đầu là chùa Phổ Hiền, ngôi chùa đã chứng kiến nhiều cuộc biến chứng của lịch sử. Trong chùa có tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7.35m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20 kg vàng bên ngoài. Đây là một trong những điểm thăm quan không thể bỏ lỡ khi tới Nga Mi. Đối diện với Nga Mi là núi Thê Loan. Nơi đây có bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996.

Đường lên núi khá cheo leo

Một bên đường mây trắng giăng kín lối

Lối đi bao phủ tuyết trắng khi đông về

Nga Mi đẹp nhất hai mùa xuân thu. Xuân sang, cảnh sắc thay màu mới của lộc non. Thu về, thảm thực vật chuyển màu lá như tranh như thơ. Khi đông tới, vạn vật ở Nga Mi được phủ lên lớp tuyết trắng xóa từ độ cao 2500m trở lên. Khí hậu tuy khắc nghiệt nhưng vẫn không ngăn nổi dòng người tới hành hương.

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát ở chùa Vạn Niên

Đây là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới được mạ vàng

Tượng được phủ kín tuyết trắng

Đường lên đỉnh cao nhất của Nga Mi - khu vực Kim Đỉnh dài chừng 1 km. Tại đây có những bậc đá dài nối đuôi nhau để du khách thử sức chinh phục. Nếu quá mỏi chân, tại trạm cuối, du khách có thể đi cáp treo khoảng 3 phút là tới Kim Đỉnh. Đường đi vất vả cheo leo nhưng không gian bồng bềnh của biển mây như tiên cảnh khiến khách quên đi mọi mỏi mệt.


[/kythuat]

[mota]

[/mota]

Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc].000 vnd[/giagoc]
[giamgia]10%[/giamgia]

[tomtat]

Chiến tranh đã lùi xa nhưng với ai từng một lần ghé thăm nhà tù Côn Đảo của ngày hôm nay vẫn không khỏi cảm giác rờn rợn, ớn lạnh với địa ngục trần gian năm nào - nơi khiến cả thế giới phải sửng sốt.
[/tomtat]

[kythuat]


Trại giam Phú Hải – nhà tù được xây dựng đầu tiên từ năm 1862 qua nhiều lần đổi tên đến nay vẫn còn giữ được vẹn nguyên chứng tích đau thương một thời. Hơn 12.000 m2 là 10 phòng giam lớn, 20 hầm đá biệt giam, 1 phòng giam đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.



Trại giam Phú Hải - nơi giam giữ tù cách mạng đầu tiên từ năm 1862.

Vào cao điểm, những phòng giam lớn giam giữ đến cả trăm chiến sĩ cộng sản. Họ bị gông cùm, xiềng xích, bị bỏ đói và tra tấn bằng nhiều hình thức vô cùng dã man.

Phòng giam số 6 được phục dựng với các mô hình minh họa hàng trăm chiến sĩ bị gông cùm cũng là nơi từng giam giữ, tra tấn nhiều chí sĩ cách mạng.

Trong khi đó, khu biệt giam với 20 hầm đá được xây dựng kiên cố vẫn còn vẹn nguyên cảm giác ớn lạnh của mùi quá khứ với những gông cùm, xiềng xích và cả câu thơ của người chiến sĩ Huỳnh Văn Chẩn (quê Sóc Trăng) khi anh được đưa đến đây ngày 14/12/1958.

Người cách mạng chịu nhiều gian khổ
Dẫu gian lao nhưng vẫn coi thường
Bền chí giữ vững lập trường
Vượt qua gian khó trên đường vinh quang


Phòng biệt giam của các nữ tù nhân 

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy toàn bộ khu trại giam Phú Hải cũng có giảng đường, nhà thờ, bệnh xá, khu nhà ăn, nhà bếp được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, chưa có một người tù chiến sĩ nào được hưởng đặc ân đó bởi tất cả đều được dựng lên để che mắt và đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.



Khu giảng đường và nhà bếp được xây dựng nhằm che dấu tội ác của chế độ nhà tù hà khắc

Cảm giác rùng rợn càng lớn hơn khi ghé thăm trại giam Phú Tường nơi có “chuồng cọp Pháp” nổi tiếng. Được xây dựng từ năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng “tắm nắng” không có mái che, nơi đây là khu biệt giam được giấu kín suốt 30 năm. Chỉ đến năm 1970 khi 5 sinh viên bị bắt sau đó được thả ra, mọi sự thật về khu giam giữ này mới được phơi bày ra ánh sáng khiến cả thế giới chấn động trước tội ác chiến tranh.




Trại giam Phú Tường nơi có chuồng cọp Pháp nổi tiếng với tầng tầng lớp lớp các lối vào là song sắt, dây thép gai chằng chịt

120 phòng giam với những chấn song sắt và diện tích rất nhỏ bề ngang 1,45m, chiều dài 2,5m, bên trên là lối đi dành cho các cai ngục. Chúng để những thùng nước và vôi bột trên đó. Khi tù nhân khát nước, chúng dội nước xuống sau đó rắc vôi bột mù mịt. Những ai phản kháng, cai ngục sẽ dùng những cây gậy dài, từ trên đâm xuống tra tấn dã man. Căn phòng nhỏ đó, có khi giam giữ cả chục người cũng là nơi sinh hoạt, vệ sinh, chỉ có gông cùm, đói khát.

Những tù nhân bị giam giữ trong các phòng giam chịu nhiều cực hình, bị bỏ đói trong gông cùm, xiềng xích


Những phòng "tắm nắng" trong trại giam Phú Tường.

Nhưng ớn lạnh hơn cả phải kể đến những phòng “tắm nắng” với 60 phòng giam, bao quanh là 4 bức tường đá và dây thép gai chằng chịt. Những người tù chiến sĩ bị tra tấn bằng nhiều hình thức dã man, bị lột trần quần áo và chịu đựng nắng gió dãi dầu, rét buốt thấu xương, bị bỏ đói cho đến chết.

Khi đến Côn Đảo hôm nay, khi quá khứ đã dần lùi xa nhưng những chứng tích của chiến tranh vẫn còn đó đưa đến cảm xúc đau đáu..

Phòng giam nhìn từ trên cao nơi các chiến sĩ cách mạng chịu cảnh tù đày

Và đủ hình thức tra tấn dã man.

[/kythuat]

[mota]

[/mota]

Nhận xét

[giaban][/giaban]
[giagoc].000 vnd[/giagoc]
[giamgia]10%[/giamgia]

[tomtat]

Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, cách TP Bạc Liêu trên 10km, không xa vườn nhãn nổi tiếng của Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Với những kiến trúc độc đáo, tuổi đời hơn một thế kỷ tạo cho du khách những ấn tượng khó quên khi đến tham quan.

[/tomtat]

[kythuat]



Chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên tên chùa không phải là tên Khmer như nhiều người nghĩ mà đó là tên tiếng Tiều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.

Chùa Xiêm Cán tọa lạc trong khuôn viên rất rộng, bao quanh bằng bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt. Trong khuôn viên là rừng sao, dầu ngay ngắn, thẳng hàng. Cổng chùa đúc nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ cùng có một màu vàng đất dịu mắt, đậm sắc thái Khmer. Con đường từ cổng vào trung tâm chùa dài khoảng 100m, bằng xi măng, sạch sẽ, trang nghiêm giữa hai hàng sao tỏa bóng mát rượi.


Cổng chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán xây dựng vào năm 1887, là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Chính điện là tòa nhà thờ chính trong chùa, nằm ở vị trí trung tâm khuôn viên trên nền cao 1,5 mét, được chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trong chính điện có hai hàng cột cao và to nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp.

Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia

Bên trong chính điện là một bàn thờ Phật với một tượng Phật to lớn đặt cao hơn hết. Bên dưới là tượng Phật trong nhiều tư thế khác nhau, các thời kỳ hóa thân của Phật. Bàn thờ Phật được trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc phong phú, phức tạp. Trên vách, trên trần và các cột chùa được trang trí bằng nhiều màu sắc, bằng các phù điêu bích họa. Đặc biệt là các bích họa kể lại cuộc đời của Phật và chuyện Riêm – kê tức trường ca Ra-ma-za-ma.


Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật

Du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khuôn viên chùa bao la rộng lớn. Khoảng cách giữa các hạng mục này cách nhau cả trăm mét. Một không gian yên tĩnh, bầu trời trong xanh, nắng vàng soi qua kẽ lá, tiếng chim hót văng vẳng từ xa, không khí lại trong lành, không hề nhuốm chút bụi trần… làm cho tâm hồn du khách cảm thấy thư thái lạ thường.

Chùa Xiêm Cán có sa-la (giảng đường, nhà hội) xây mới vào năm 1997. Trên sa-la có khắc tượng hình Xa-nặc dắt con bạch mã Kiền-đặc đưa Thái tử Si-đạt-ta qua sông đến đất A-nô-ma tìm đường giác ngộ. Trong sa-la có bàn thờ Phật và bàn ghế, sàn ván để tín đồ bàn bạc trước khi lên chánh điện. Vách trần sa-la được trang trí các họa tiết, bích họa khá công phu. Hai bên chánh điện là nhiều tháp cốt và một nhà hỏa thiêu. Trong khuôn viên chùa có trường dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh…, là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian và các vốn văn hóa truyền thống cho con em phật tử.


Chùa Xiêm Cán có sa-la là nơi sư sãi nghỉ ngơi

Khi vào chùa, khách thăm viếng phải bỏ mũ nón, đi chân không,… Chùa là nơi thể hiện rõ nét những tập tục, rõ nét hơn cả là lòng hiếu khách của con sóc – điều mà khách du lịch rất được vui lòng những khi một lần ghé đến cũng như những bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ.


[/kythuat]

[mota]

[/mota]

Nhận xét